YOMEDIA
NONE

Bài 3: Khái quát xã hội học Marx - Lenin


K.Marx, F.Engels và V.I.Lenin là ba nhà xã hội học đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội học về mặt lý luận cũng như những nghiên cứu xã hội học về mặt thực tiễn. Mời các bạn tham khảo Bài 3: Khái quát xã hội học Marx - Lenin để tìm hiểu thêm về quan điểm xã hội học của họ.

ADSENSE
 

Tóm tắt lý thuyết

K.Marx, F.Engels và V.I.Lenin là ba nhà xã hội học đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội học về mặt lý luận cũng như những nghiên cứu xã hội học về mặt thực tiễn.

K.Marx và F.Engels đã đặt nền móng quan trọng trong việc hình thành, phát triển xã hội học Mácxít. Lý thuyết xã hội học của hai ông được biểu hiện qua các tác phẩm chung của hai ông:

  • Góp phần phê phán khoa Kinh tế - Chính trị.
  • Hệ tư tưởng Đức.
  • Tuyên ngôn Đảng cộng sản.

Những tác phẩm của K.Marx và F.Engels là những mẫu mực về sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn trong việc phân tích các quá trình và hiện tượng xã hội. Với di sản phong phú của K.Marx và F.Engels, đã được V.I.Lenin phát triển trong các tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”; “Sáng kiến vĩ đại”; “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”.

V.I.Lenin cho rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới không thể xảy ra trong một thời gian ngắn mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước. Vì vậy, cách mạng ở mỗi nước có hướng phát triển khác nhau.

Trong quan điểm xã hội học của ông, vấn đề cách mạng văn hóa có một vai trò rất quan trọng. Ông chỉ rõ những quy luật về cách mạng văn hóa và trình bày cụ thể trong các tác phẩm “Về cuộc cách mạng của chúng ta”, “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”, “Về văn hóa vô sản”.

Ngoài ra, V.I.Lenin còn coi những công trình xã hội khoa học, đặc biệt là những công trình có liên quan đến hoạt động của Đảng, nhà nước có một ý nghĩa rất to lớn.

Tất cả những lý luận của K.Marx, F.Engels, V.I.Lenin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giác ngộ và vận dụng những lý luận đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đồng thời xây dựng hệ thống lý luận của Đảng, trong đó có lý luận xã hội học. Trên cơ sở những phân tích của Người về phong trào cách mạng Đông Dương, tình hình chính trị quốc tế và sự phát triển chủ nghĩa tư bản, Người phân tích về sự phân tầng xã hội, tập trung vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là nền tảng để các nhà xã hội học Việt Nam phát triển và xây dựng hệ thống phương pháp luận xã hội khoa học Việt Nam. Tuy nhiên, ngành xã hội học ở Việt Nam vẫn còn mới lạ đối với đại đa số người dân Việt Nam. Vì thế chúng ta cần phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển ngành xã hội học. Vì hiện này, ngành xã hội học có vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội không chỉ riêng nước ta mà còn là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do vậy, các nhà xã hội học cần phải thật sự khách quan, càng khách quan bao nhiêu thì vai trò của xã hội học trong đời sống xã hội càng được nâng cao bấy nhiêu. Người ta thực hiện vai trò của mình là nhằm đáp ứng những yêu cầu ở vào một vị trí nhất định. Nhờ những lý luận về xã hội học được các nhà xã hội học đã nghiên cứu ra mà cuộc sống của chúng ta trở nên ngày càng tốt đẹp hơn, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF