YOMEDIA
NONE

Bài 2: Vị trí, địa vị và vai trò xã hội


Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa các cá nhân với nhau và với xã hội. Để thực hiện được những tương tác này, các cá nhân cần trải mình qua các vị trí, vai trò và địa vị xã hội khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo Bài 2: Vị trí, địa vị và vai trò xã hội để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm đóng các vai trò xã hội khi cần.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Khi bàn về quá trình xã hội chúng ta thường cho rằng, quá trình xã hội hóa là quá trình trong đó cá nhân tham gia học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm để đóng các vai trò xã hội khi cá nhân cần và xã hội đòi hỏi. Như vậy, về bản chất xã hội hóa là quá trình tương tác giữa các cá nhân với nhau và với xã hội. Để thực hiện được những tương tác này, các cá nhân cần trải mình qua các vị trí, vai trò và địa vị xã hội khác nhau, chỉ có như thể cá nhân mới thể hiện được mình và xã hội cũng dễ dàng nhận ra anh ta.

1. Vị trí xã hội

Vị trí xã hội là sự định vị của một cá nhân trong một đơn vị xã hội, tức là trong đơn vị hay tổ chức xã hội nào đó, anh là ai? Là nhân viên, là thư ký hay thủ trưởng hoặc là giám đốc... Tuy nhiên, vị trí xã hội của cá nhân chỉ mang tính tương đối trong cấu trúc xã hội hay trong hệ thống xã hội. Bởi vị trí đó chỉ được xác định qua sự đối chiếu cũng như so sánh với vị trí xã hội khác.

Các vị trí xã hội mà cá nhân có được là do cá nhân dã có sự hiện diện hay nói cách khác là đã tham gia vào trong các đơn vị xã hội với tư cách là một thành viên, đó có thể là người chồng, người cha, người anh... trong gia đình. Như vậy, nếu một cá nhân nêu trên tham gia vào nhiều quan hệ xã hội, hay dựa vào những đặc điểm vốn có của cá nhân như giới tính, chủng tộc, nguồn gốc xuất cư... hoặc dựa vào nghề nghiệp, học vấn... thì cá nhân đó sẽ có nhiều vị trí xã hội.

Những vị trí xã hội đó chỉ tồn tại khi nó được đặt trong mổi quan hệ tương ứng như một người đàn ông là thầy giáo nếu so với học trò của anh ta chứ không phải là một bác nông dân hay với con anh ta thì anh ta lại là một người cha...

Chúng ta cần lưu ý rằng, nói đến vị trí xã hội là nói đến một sự lượng giá, nghĩa là cao hay thấp hay trung bình nó phụ thuộc vào sự so sánh trong nội bộ một thang. Ví dụ: Trong gia đình thì người cha có quyền nhắc con cái về mặt thời gian khi đi chơi nhưng chỉ là trong gia đình anh ta, còn gia đình khác lại không được hoặc anh không thể nói giờ giấc với bệnh nhân nếu anh không phải là bác sĩ người phụ trách ở đó. Như vậy, hai vị trí này ở hai môi trường khác nhau. Cũng có nghĩa rằng không thể so sánh sự cao hay thấp hay trung bình giữa người cha trong gia đình và bác sĩ ở bệnh viện.

2. Địa vị xã hội và vị thế xã hội

Hiện nay vẫn không ít người nhầm lẫn khi cho rằng, địa vị xã hội và vị trí xã hội là một. Nhưng, như đã phân tích ở trên, vị trí xã hội là để xác định chỗ đứng của một cá nhân trong một đơn vị xã hội. Ví dụ: Anh A là giảng viên (giảng viên là một vị trí xã hội). Vậy chỗ đứng của anh ta sẽ xác định ở đãu? Là ở trường đại học, cao đẳng nơi anh ta đang công tác hoặc chí ít thì anh ta cũng là thỉnh giảng cho một trường nào đó, chứ không thể gọi anh ta là giảng viên khi anh ta chi là một người làm nông hoặc một nhân viên văn phòng.

Vậy địa vị xã hội là gì? Địa vị xã hội chính là vị trí xã hội của cá nhân khi vị trí xã hội đó được gắn với những trách nhiệm và quyền lợi. Như thế, vị trí xã hội của cá nhân chỉ là cơ sở để xác định địa vị xã hội (vị thế xã hội) của họ mà thôi.

Từ phân tích trên cho thấy, địa vị xã hội là một khái niệm rộng nó bao hàm cả vị trí xã hội cùng những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với vị trí đó. Nếu một người có các quyền và nghĩa vụ cao thì nghĩa là người đó có địa vị xã hội cao, dĩ nhiên quyền và nghĩa vụ cao hay thấp, nhiều hay ít nó không có sự đánh giá giống nhau giữa các nhóm xã hội, nền văn hóa hoặc giữa các thể chế chính trị...

Tuy nhiên, khi bàn về địa vị xã hội chúng ta không nên chỉ xem xét hay dựa trên những tiêu chí khách quan trên, mà địa vị xã hội có hay không, cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự đánh giá của một nhóm hay cộng đồng xã hội về tọa độ cúa cá nhân trong uy tín xã hội. Nghĩa là, trong đó cá nhân có hay không có uy tín, uy tín cao hay thấp và nói đến uy tín cá nhân có được trong xã hội nhiều hay ít, cao hay thấp nó không hoàn toàn phụ thuộc vào việc cá nhân có quyền lực, nghĩa vụ ít hay nhiều mà phụ thuộc vào những yếu tố như thâm niên nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn, đạo đức, sự cống hiến cho xã hội...

Tóm lại, địa vị xã hội và vị trí xã hội là hai khái niệm khác nhau cả về mặt thuật ngữ và nội hàm. Vị trí xã hội xác định nơi (gia đình, trường học, công ty...) cá nhân hoạt động và tồn tại, nơi đó cá nhân là người cha, mẹ hoặc chồng, vợ hoặc giáo viên, nhân viên... Địa vị xã hội là nói đến một chồ đứng nào đó trong xã hội với những lợi ích kèm theo cũng như trách nhiệm. Khi chúng ta ở một vị trí xã hội, kèm theo đó chúng ta có được uy tín xã hội, quyền và nghĩa vụ cao hơn uy tín, quyền và nghĩa vụ của người khác ở vị trí xã hội khác, thì điều đó có nghĩa là chúng ta đang có được địa vị xã hội cao hơn người khác (chủ thể nằm trong sự so sánh).

Như vậy, khi nghiên cứu về địa vị xã hội thì cần xem xét ở hai phương diện sau: Địa vị xã hội chính thức và địa vị xã hội không chính thức.

  • Thứ nhất, địa vị xã hội chính thức: Là loại địa vị xã hội mà cá nhân có được do thể chế hóa một cách rõ ràng dựa trên những qui định của một cơ quan, của một chính phủ và cùng đó sẽ có luôn tính chế tài chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: Trưởng khoa được bầu dựa trên những qui chuẩn mang tính tổ chức.
  • Thử hai, địa vị không chính thức hay còn gọi là uy tín xã hội: Là loại địa vị xã hội mà cá nhân có được là do sự đánh giá và thừa nhận của nhóm hay tổ chức xã hội nào đó. Dựa trên sự cống hiến, tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn... Nghĩa là địa vị này không nam trong một qui định mang tính chính thức nào cả và một điều dễ nhận thấy ở đây, đó là không có quyền lực nhưng lợi ích có thể có, tùy vào cách nhìn nhận, cách tiếp cận của cả chủ thể và xã hội.

Các loại địa vị xã hội: có hai loại

  • Địa vị gán hay xuất thân: Dựa vào những yếu tố như giới tính, chủng tộc, nơi sinh... mà cá nhân có được địa vị xã hội. Nghĩa là không thuộc vào chủ ý của cá nhân hay nói cách khác, địa vị mà cá nhân có không phải do nỗ lực của bản thân, sinh ra ngay lập tức họ có địa vị ấy.

Ví dụ: Con vua sinh ra ngay lập tức được thần dân gọi là hoàng tử.

  • Địa vị dành được: Là địa vị mà cá nhân có được nhờ vào sự nỗ lực của bản thân như học vấn, tài năng, đạo đức hoặc cả những yếu tố như sự may mắn, thủ đoạn và mánh khóe.

Ví dụ: Nhờ năng lực nên giáo viên A được bầu làm hiệu trưởng.

3. Vai trò xã hội

3.1 Khái niệm

“Vai trò xã hội” là một thuật ngữ của kịch học, nơi nghiên cứu các vai diễn của những diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu. Xã hội học đã mượn và nó trở thành thuật ngữ khoa học trong xã hội học, được G.H.Mead nhà xã hội học người Mỹ đưa vào những năm 30 của thế kỷ XX.

Con người với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, cùng những thuộc tính tâm lý riêng và tạo ra vô số hành vi mang nét riêng của từng cá nhân, nhưng sống và hoạt động trong xã luôn có tính cộng đồng. Cho nên, thường thì các hành vi ấy vẫn bị giới hạn bới sự qui chiếu của những địa vị, vai trò xã hội mà cá nhân có. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ cố gắng kiểm soát và điều chỉnh hành vi theo sự mong đợi của mọi người xung quanh.

Như vậy, vai trò xã hội là mô hình hành vi mà cá nhân thực hiện nằm trong sự mong đợi của xã hội. Những mong đợi này không hẳn dựa trên sự giống nhau giữa các cá nhân về mặt sinh học, mà chủ yếu dựa trên địa vị xã hội cá nhân có. Tức là, ứng với từng địa vị xã hội sẽ có một mô hình hành vi xã hội tương ứng với nó. Ví dụ: Giảng viên lên bục giảng phải trang phục chỉnh tề (quần tây, áo sỞ mi đóng thùng hoặc áo vét, đi giày tây hoặc chí ít cũng là san đan), trong khi sinh viên cũng vào lớp học đó có thề mặc áo pull quần jean, đi dép lê. Song, điều này không hề có sự giống nhau giữa các tổ chức xã hội, các nền văn hóa, v.v... bởi mỗi một nhóm hay tổ chức xã hội lại có những qui chuẩn riêng. Ngay trong một xã hội có nhiều tiểu văn hóa và mỗi tiểu văn hóa cũng lại có những giá trị, chuẩn mực của riêng mình.

Tóm lại, có thể hiểu “vai trò xã hội” là một khái niệm dùng để chỉ sự mong đợi của xã hội đối với hành vi diễn xuất của một cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định.

Cá nhân ngoài xã hội cũng giống như các diễn viên diễn vai trên sân khẩu, nghĩa là họ cũng phải diễn, song khác ở chỗ, diễn viên diễn trên sân khấu phải tuân theo một kịch bản đã được định sẵn, còn ngoài đời các cá nhân diễn xuất theo một tình huống xã hội tự nhiên. Dĩ nhiên phái xem xét ở tính phù hợp giữa địa vị xã hội với mô hình mong đợi, tức là vai diễn. Một người đàn ông trong xã hội sẽ có rất nhiều vai trò xã hội khác nhau, ở trường với sinh viên anh ta là thầy - người giảng bài, về nhà chơi với con anh ta đóng vai cha, là chồng đối với vợ,... Ngay trong một không gian hẹp và thời gian ngắn anh ta cũng có thể diễn rất nhiều vai. Ví dụ ở gia đình khi trò chuyện với con là cha, với vợ là chồng với ông bà là cháu.... Như vậy, vai trò là cơ sở để mỗi cá nhân thực hiện sự giao tiếp hay nói cách khác chỉ thông qua các vai trò xã hội các cá nhân mới thực hiện dược cái gọi là tương tác xã hội. Jean Stoetzel nhà tâm lý xã hội học người Pháp đã viết: “Vai trò như là tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà mọi người khác chờ đợi”.

Qua đó, nếu cá nhân muốn diễn tốt vai trò xã hội của mình, nghĩa là nằm trong sự mong đợi của xã hội thì buộc lòng cá nhân phải hòa nhập vào xã hội, ở trong đó cá nhân luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi (quá trình xã hội hóa), cần lưu ý, không phải mọi thứ chúng ta học và hiểu được đều nằm trong sự mong đợi của tất cả các xã hội.

Một cá nhân có thể có nhiều địa vị xã hội, nhất là trong xã hội ngày càng phát triển và năng động như hiện nay, do đó cá nhân cũng sẽ có nhiều vai trò xã hội kèm theo. Đồng thời cá nhân luôn đặt mình trong sự suy nghĩ, làm sao tránh khỏi những nhầm lẫn để thực hiện vai trò cho phù hợp và như thế các cá nhân thường rơi vào cái gọi là “xung đột vai trò”. Ví dụ: Người vợ là giám đốc của một công ty và ở đó người chồng là nhân viên, chị ta có thể đập bàn trong cuộc họp (dễ được chấp nhận hơn) nhưng không thể đập bàn khi nói chuyện với chồng con ở nhà.

Sự xung đột vai trò nó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến căn bệnh của thời đại - sự căng thẳng, mà chúng ta gọi “Stress”.

3.2 Các loại vai trò xã hội

Như đã phân tích ở trên, cá nhân có nhiều mối quan hệ xã hội, từ đó cá nhân cũng có nhiều địa vị xã hội và mỗi một địa vị xã hội đó cá nhân lại có những vai trò xã hội tương ứng. Tuy trong cuộc sống cá nhân đóng nhiều vai trò xã hội, nhưng chúng ta tìm hiểu một vài loại vai trò cơ bản sau:

  • Vai trò thường nhật. Là loại vai trò mà mỗi cá nhân chúng ta tham gia đóng thường xuyên và thay đổi liên tục tùy thuộc vào mối quan hệ tương tác. Nó chiếm đại đa số trong tổng số các vai mà cá nhân đóng hàng ngày. Ví dụ: Vai trò là khách hàng, là vai anh đối với em trong gia đình, vai là một người bạn, người hàng xóm... Đây là vai trò mà mỗi cá nhân chỉ cần học hỏi, bắt chước một cách đơn giản là có thể đóng được.
  • Vai trò định chế. Là loại vai trò nếu cá nhân muốn đóng phải trải qua một quá trình đào tạo, huấn luyện theo một cách thức nhất định nào đó hoặc bởi những qui định do một tổ chức nào đó đã thiết kế sẵn. Đóng loại vai trò này được xem như là nhiệm vụ phải đảm trách và kèm theo đó là những áp lực. Ở đây, gần như cá nhân không nghĩ đến tính sáng tạo, vì tất cả các vai trò đã trở thành khuôn mẫu, chuẩn, nghĩa là đã được định sẵn, nhập vào những vai này cá nhân chỉ cứ thế mà đóng, không cần suy nghĩ. Lưu ý trong loại vai này luôn có tính chế tài đối với những cá nhân tham gia đóng.
  • Vai trò kỳ vọng. Là loại vai trò mà khi cá nhân tham gia đóng sẽ nhận được sự kỳ vọng, sự mong đợi của rất nhiều người trong nhóm, tổ chức hoặc cả xã hội rộng lớn. Ví dụ: Lớp trưởng của một lớp, chủ tịch hội chất độc da cam Việt Nam... Ai đóng vai trò kỳ vọng luôn phải ý thức và có trách nhiệm đáp lại sự mong đợi đó.
  • Vai trò gán. Là loại vai trò mà cá nhân có được xuất phát từ một yếu tố nào đó như tài năng, giới tính, yếu tố sinh học... được nhóm hoặc xã hội gán cho bởi sự tôn vinh hay thành kiến thông qua một cuộc bình bầu chính thức hoặc không chính thức.
  • Vai trò tự chọn. Đây là loại vai trò mà cá nhân đóng hay không đóng phụ thuộc vào ý chủ quan của cá nhân. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính tương đối, vì trong một số trường hợp không phải cứ muốn là cá nhân đóng được ngay.

Ví dụ: anh A muốn đóng vai người cha, nhưng anh ta chưa có con thì anh ta không thể đóng được.

Qua đó, chúng ta thấy được một điều cơ bản là “vai trò xã hội” không bao giờ độc diễn và luôn có ít nhất hai chủ thể xã hội.

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON