YOMEDIA
NONE

Bài 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước


Mời các bạn cùng tìm hiểu về bản chất giải cấp công nhân, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước qua bài giảng Bài 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại khi giai cấp và đấu tranh giai cấp xuất hiện. Do đó, nhà nước là sản phẩm tất yếu của một xã hội có giai cấp, nó bao giờ cũng mang bản chất một giai cấp nhất dinh, không có một nhà nước nào là phi giai cấp, không có nhà nước đứng trên giai cấp. Như vậy, không phải lịch sử nhân loại xuẩt hiện là có nhà nước ngay và nhà nước không phải tồn tại mãi mãi. Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy chưa xuất hiện nhà nước vì chưa có giai cấp. Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản văn minh (giai đoạn cao) thì giai cấp dần dần không còn, đồng thời với quá trình đó là nhà nước của giai cấp cũng tự tiêu vong.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được coi là Nhà nước của dân, do dân, vì dân nhưng tuyệt nhiên nó không phải là "Nhà nước toàn dân", hiểu theo nghĩa nhà nước phi giai cấp. Nhà nước bao giờ và ở đâu củng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước Việt Nam mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là một Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Vì:

  • Một là, Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Điều này được thể hiện:
    • Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân. Việc xác định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước là một vấn đề rất cơ bản của Hiến pháp. Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959 khẳng định: "Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo". Trong quan điểm cơ bản xây dựng một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, một Nhà nước thể hiện tính chất nhân dân rộng rãi, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức, do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
    • Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp. Nói đến phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nói đến cách lãnh đạo cho phù hợp với từng thời kỳ. Trong thời kỳ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước, đất nước ta phải vừa tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, vừa lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới. Do đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ta thời kỳ đó không giống với những thời kỳ sau này. Song, trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn có những vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng chung cho các thời kỳ. Đó là:
      • Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch.
      • Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên cửa mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước.
      • Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra.
  • Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước. Điều này đã được thể hiện trong quan điểm của Hồ Chí Minh ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra dời.
  • Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh rất chú ý đến tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan nhà nước, nhấn mạnh đến việc phát huy cao độ dân chủ, đồng thời phát huy cao độ tập trung, Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực vào tay nhân dân.

2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước

Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa các vấn đề giai cấp - dân tộc trong xây dựng Nhà nước Việt Nam mới. Người đã giải quyết hài hòa, thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân, tính dân tộc và được biểu hiện rõ trong những quan điểm sau:

  • Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam rơi vào khủng hoảng đường lối cách mạng. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các nhà cách mạng tiền bối rất oanh liệt, tô thắm cho truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc nhưng độc lập, tự do cho dân tộc vẫn chưa trở thành hiện thực. Từ đầu năm 1930, Đảng ta ra đời, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua được tất cả các hạn chế và đã lãnh đạo thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đấu tranh giành chính quyền, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
  • Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản. Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, Hồ Chí Minh khẳng định lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc là một. Nhà nước ta không những thể hiện ý chí của giai cấp công nhân mà còn thể hiện ý chí của nhân dân và của toàn dân tộc.
  • Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến dể bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định, cũng là sự nghiệp của chính Nhà nước ta.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON