YOMEDIA

Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Hóa học 8

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Hóa học với 3 chương học là: Tổng ôn lí thuyết, hệ thống bài tập trắc nghiệm đầy đủ về Đại cương kim loại, Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm, Nhận biết một số hợp chất vô cơ, liên hệ giữa Hóa học với Môi trường, kinh tế, xã hội. Hi vọng Đề cương ôn tập này sẽ giúp các em ghi nhớ và tư duy gắn kết các kiến thức Hóa học lớp 12, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 12

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM

I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Tính chất hóa học của các kim loại là tính khử:   M → Mn+ + ne

1. Tác dụng với phi kim

a. Với oxi

- Hầu hết các kim loại đều tham gia phản ứng trừ Au, Pt, và Ag → oxit bazơ hoặc oxit lưỡng tính.

2xM + yO2 → 2MxOy

- Mức độ phản ứng với oxi của các kim loại khác nhau: kim loại càng mạnh thì phản ứng càng mạnh.

     + K, Na cháy tạo thành oxit khi có lượng oxi hạn chế. Nếu oxi dư thì tạo thành peoxit.

     + Ca, Mg, Al, Zn, Fe cháy tạo thành oxit và khả năng phản ứng với oxi giảm dần.

     + Các kim loại từ Pb → Hg không cháy nhưng tạo thành màng oxit trên bề mặt.

     + Các kim loại từ Ag → Au không cháy và không tạo thành lớp màng oxit trên bề mặt.

- Phản ứng với oxi của kim loại phụ thuộc vào bề mặt của lớp oxit tạo thành: nếu bề mặt không khít thì phản ứng hoàn toàn; nếu bề mặt khít thì chỉ phản ứng ở trên bề mặt như Al, Zn...

II. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

1. Phương pháp nhiệt luyện

- Nguyên tắc: dùng chất khử CO, C, Al, H2 khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

- Phạm vi sử dụng: thường dùng trong công nghiệp với kim loại sau Al.

2. Phương pháp thủy luyện

- Nguyên tắc: Dùng dung dịch thích hợp (HCl, HNO3, nước cường toan, CN-…) hòa tan nguyên liệu sau đó lấy kim loại mạnh (không tan trong nước) đẩy kim loại yếu khỏi dung dịch của nó.

- Phạm vi sử dụng: thường dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại sau Mg (thường là kim loại yếu).

III. ĂN MÒN KIM LOẠI

- Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

- Ăn mòn kim loại gồm ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

1. Ăn mòn hóa học

- Nguyên nhân: do kim loại có phản ứng hóa học trực tiếp với các chất ở môi trường xung quanh.

- Điều kiện: kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất oxi hóa mà kim loại có thể tham gia phản ứng thường là chất khí, hơi nước, dung dịch axit...

- Bản chất: là phản ứng oxi hóa - khử trong đó kim loại đóng vai trò chất khử. Electron chuyển trực tiếp từ kim loại vào môi trường.

2. Ăn mòn điện hóa

- Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.

B. TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Câu 1: Kim loại nhẹ có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống là

A. Mg                                       B. Al                            C. Fe                                        D. Cu

Câu 2: Cấu hình electron sau đây ứng với nguyên tử của các nguyên tố lần lượt là

     (a) 1s22s22p63s1      (b) 1s22s22p63s23p64s2        (c) 1s22s1               (d)  1s22s22p63s23p1

A. Ca. Na, Li, Al       B. Na, Ca, Li, Al        C. Na, Li, Al, Ca                  D. Li, Na, Al, Ca    

Câu 3: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy sau

A. Cu2+ ; Fe3+ ; Fe2+.               B.  Fe3+ ; Cu2+ ; Fe2+.    C. Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+.             D.  Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+.     

Câu 4: Dung dịch FeSO4có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là:

A. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh

B. chuyển 2 muối thành hidroxit, oxit, kim loại rồi hoà tan bằng H2SO4 loãng

C. thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh

D. thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn

Câu 5: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau:

(I): Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng.

(II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại

(III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể

(IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tương hỗ tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do

Những phát biểu nào đúng ?

A. Chỉ có I đúng                                             B. Chỉ có I, II đúng

C. Chỉ có IV sai                                               D. Cả I, II, III, IV đều đúng

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 12 nhé!

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

1.B

2.B

3.B

4.D

5.D

6.B

7.D

8.B

9.C

10.D

11.B

12.C

13.C

14.B

15.B

16.A

17.B

18.D

19.C

20.C

 

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1. Kim loại kiềm (IA): Li, Na, Rb, Cs, Fr

2. Kim loại kiềm thổ (IIA): Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra

3. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của IA, IIA: ns1, ns2

4. Tính khử: IA, IIA đều có tính khử (IIA khử yếu hơn IA), và tăng theo chiều Z tăng : M → Mn+ + ne (n = 1, 2). Tất cả các kim loại ở hai nhóm này đều tác dụng với phi kim, H2O (trừ Be), dung dịch axit.

5. Số oxi hoá: trong các hợp chất IA, IIA có số oxi hoá +1, +2. 

B. TRẮC NGHIỆM KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM

Câu 1: Trong những chất sau, chất không có tính lưỡng tính là

A. Al(OH)3.                              B. Al2O3.                       C. ZnSO4.                     D. NaHCO3.

Câu 3: Để làm kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 người ta thực hiện phản ứng

A. AlCl3 + 3H2O + 3NH3   Al(OH)3 + 3NH4Cl.                  

B. AlCl3 + 3NaOH   Al(OH)3 + 3NaCl.

C. NaAlO2 + H2O + HCl   Al(OH)3 + NaCl.                       

D. Al2O3 + 3H2O   2Al(OH)3.

Câu 4: Cho dần từng giọt dd NaOH (1), dd NH3 (2) lần lượt đến dư vào ống đựng dung dịch AlCl3 thấy

A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.

B. Lúc đ ầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.

C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.

Câu 5: Cho dần từng giọt dung dịch HCl (1) , CO2 (2) lần lượt vào ống đựng dung dịch Na[Al(OH)4] thấy

A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.
B. Lúc đầu đều  có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.
C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.

Câu 6: Phèn chua có công thức là

A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.        B. MgSO4.Al2(SO4)3.24H2O.     C. Al2O3.nH2O.        D. Na3AlF6.

ĐÁP ÁN KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM

1.C

2.B

3.A

4.C

5.C

6.A

7.A

8.C

9.D

10.C

11.B

12.A

13.D

14.A

15.A

16.A

17.A

18.A

19.A

20.B

 

 

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm: Bộ đề thi học kì 2 Hóa 12 có đáp án

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF