YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Phòng GD&ĐT Huyện Đức Phổ

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Phòng GD&ĐT Huyện Đức Phổ có đáp án. Hi vọng với tư liệu này, các em sẽ tham khảo cách trình bày bài thi cũng như những nội dung cần trả lời để bài làm đạt điểm cao. Chúc các em ôn tập và thi thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

  PHÒNG GIÁO & ĐÀO TẠO                                     ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

      HUYỆN ĐỨC PHỔ                                                      Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8

 

PHẦN I. ĐỌC  HIỂU (3,0 điểm)                          

Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

TỨC CẢNH PÁC BÓ

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1. (0,5 điểm)

Bài thơ thuộc thể thơ gì? 

Câu 2. (1,0 điểm)

Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 3. (1,0 điểm)

Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 4. (0,5 điểm)

Qua bài thơ, em học tập được ở Bác điều gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (7-10 câu) trình bày ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với đời sống mỗi con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước.   

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

  • Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. Câu trần thuật “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” có đặc điểm:

  • Hình thức: không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến), kết thúc câu bằng dấu chấm.
  • Chức năng: Dùng để nhận định.
    • Điểm 1,0: Trả lời đúng đủ như trên.
    • Điểm 0,75: Trả lời phần hình thức đủ và đúng, phần chức năng trả lời chung chung là trần thuật. Hoặc phần chức năng trả lời đúng nhưng phần hình thức chỉ trả lời được 1/2.
    • Điểm 0,5: Trả lời chỉ đúng một trong hai phần hình thức hoặc phần chức năng. Hoặc trả lời được 1/2 phần hình thức còn phần chức năng trả lời chung chung là trần thuật.
    • Điểm 0,25: Trả lời chỉ được 1/2 phần hình thức còn phần chức năng sai hoặc không trả lời. Hoặc phần hình thức sai hoặc không trả lời còn phần chức năng trả lời chung chung là trần thuật.
    • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Định hướng: Bài thơ thể hiện hiện thực cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác luôn có niềm tin vững chắc và một phong thái ung dung, tự tại.

  • Điểm 1,0: Trả lời đúng như yêu cầu trên.
  • Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên.
  • Điểm 0,5: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên.
  • Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/4 yêu cầu trên.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4. Đây là câu hỏi mở, học sinh vận dụng vốn hiểu biết của mình để trả lời theo ý riêng của bản thân nhưng phải phù hợp với phẩm chất của Bác được thể hiện trong bài thơ. Chẳng hạn như: niềm tin đối với dân tộc, tinh thần lạc quan, tinh thần vượt khó, phong thái ung dung tự tại,...

  • Điểm 0,5: Trả lời hợp lí một trong những ý trên.
  • Điểm 0,25: Trả lời sơ sài, chung chung.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

  • Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng kiến thức đời sống và kĩ năng về dạng văn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Đoạn văn phải có kết cấu rõ ràng, viết đúng chủ đề; đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; đảm bảo đúng số câu.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Đảm bảo hình thức của một đoạn văn theo yêu cầu. (0,25 điểm)
      • Điểm 0,25: Như yêu cầu.
      • Điểm 0: Hình thức không đúng yêu cầu.
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với đời sống của mỗi con người.
      • Điểm 0,25: Đảm bảo yêu cầu trên.
      • Điểm 0:  Xác định không đúng vấn đề.
    • Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn (1,0 điểm): Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả các cách đều phải đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức; cần thực hiện được các ý theo định hướng sau:
      • Nêu câu chủ đề: tinh thần lạc quan.
      • Biểu hiện của tinh thần lạc quan.
      • Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
      • Phê phán những trường hợp bi quan, chán nản trong cuộc sống.
      • Liên hệ bản thân
        • Điểm 1,0: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.
        • Điểm 0,75: Đảm bảo được các ý cơ bản nhưng mắc lỗi liên kết, diễn đạt.
        • Điểm 0,5: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên.
        • Điểm 0,25: Có ý tưởng nhưng còn chung chung, sơ sài.
        • Điểm 0: Không đảm bảo các yêu cầu trên; không viết được gì.
    • Tính sáng tạo (0,25 điểm): Sáng tạo trong cách lập luận, trình bày.
      • Điểm 0,25: Đảm bảo yêu cầu như trên.
      • Điểm 0: Thiếu tính sáng tạo.
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 
      • Điểm 0,25: Đảm bảo yêu cầu như trên.
      • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi.

Câu 2. (5,0 điểm)

  • Yêu cầu chung:
    • Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; luận điểm chính xác; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; trình bày đẹp.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,5 điểm)   
      • Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
      • Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu nêu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.
      • Điểm 0: Thiếu phần Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài hoặc cả bài chỉ có một đoạn văn.
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)
      • Điểm 0,5: Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô về Đại La. Nêu được tính thuyết phục trong cách lập luận của Lí Công Uẩn.
      • Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
      • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
    • Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. (3,0 điểm)
    • Học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:
      • Giới thiệu về Lí Công Uẩn và việc dời đô.
      • Trình bày suy nghĩ về vai trò của Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước:    
        • Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô.
          • Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời kinh đô ra khỏi Hoa Lư (dẫn chứng).
          • Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc chọn Đại La làm kinh đô mới (dẫn chứng).
        • Đánh giá nghệ thuật lập luận, từ đó cho thấy ý chí quyết tâm dời đô là việc làm sáng suốt thể hiện vai trò của ông đối với vận mệnh dân tộc.
      • Khẳng định vai trò của Lí Công Uẩn và ấn tượng của bản thân.
      • Thang điểm:
        • Điểm 3,0: Đáp ứng đầy đủ theo định hướng trên.          
        • Điểm 2,0-2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm chưa trình bày được đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
        • Điểm 1,0- 1,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
        • Điểm 0,25-0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
        • Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
    • Sáng tạo. (0,5 điểm)
      • Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm); văn viết giàu cảm xúc.
      • Điểm 0,25: Diễn đạt còn hạn chế.
      • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không nêu những suy nghĩ, bình giá của bản thân.
    •  Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm)
      • Điểm 0,5:  Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
      • Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
      • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Phòng GD&ĐT Huyện Đức Phổ

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON