YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường

Tải về
 
NONE

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường đã được Học247 biên soạn và tổng hợp có kèm đáp án chi tiết. Hi vọng với đề thi này, các em có thể ôn tập và củng cố lại những kiến thức đã học của mình trong suốt một học kì vừa qua. Chúc các em thi thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

                                                                                          ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

   TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG                                          Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8 

 

A. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Điền phương án trả lời đúng vào bài thi

Câu 1. Luận đểm là gì ?

A. Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.

B. Là một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.

C. Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết ( người nói ) nêu ra trong bài văn nghị luận.

D. Là những dẫn chứng đưa ra trong bài văn nghị luận.

Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Hồ Chí Minh trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?

A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.

D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Câu 3. Văn bản “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự.                    B. Biểu cảm.              C. Thuyết minh.                   D. Nghị luận.

Câu 4. Câu: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?

A. Câu phủ định.       B. Câu cảm thán.      C. Câu cầu khiến.     D. Câu nghi vấn.

B. Tự luận( 8,0 điểm)

Câu 5. (3,0 điểm)

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ…”

(Quê hương - Tế Hanh)

a) Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài thơ.

b) Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó.

c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn.

Câu 6: (5 điểm)

Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (hoặc một di tích lịch sử) mà em biết

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2.0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B D A

Câu 5: (3.0 điểm )

a. Học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo của đoạn thơ:

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

b. Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến.

c. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn là: Nhân hóa (chiếc thuyền có trạng thái của người dân chài) và ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác ở từ “nghe”).

  • Tác dụng của các biện pháp tu từ:
    • Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền sau chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vô tri trở nên sống động, có hồn như con người.
    • Từ “nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình.
  • Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài. Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu, sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.

Câu 6: (5.0 điểm)

  • Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử); bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt chính xác, biểu cảm; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
    • Mở bài: Giới thiệu, nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
    • Thân bài:
      • Giới thiệu vị trí địa lí:
        • Địa chỉ / nơi tọa lạc.
        • Diện tích.
      • Giới thiệu nguồn gốc (lịch sử hình thành):
        • Nếu là di tích lịch sử:
          • Có từ khi nào? Thờ vị anh hùng nào? Người đó có công như thế nào với quê hương đất nước? Lễ hội hàng năm được diễn ra như thế nào?
          • Những tên gọi khác nhau (nếu có).
        • Nếu là danh lam thắng cảnh:
          • Được phát hiện và khai thác từ bao giờ? Sự tích (nếu có)?
          • Những tên gọi khác nhau (nếu có).
      • Giới thiệu đặc điểm, cấu tạo (kết cấu):
        • Cảnh bao quát:
          • Nhìn từ xa.
          • Hình ảnh nổi bật nhất.
          • Cảnh quan xung quanh…
        • Chi tiết:      
          • Về kết cấu, cách bố trí từng bộ phận…
      • Giới thiệu về giá trị, ý nghĩa:
        • Giá trị về lịch sử.
        • Giá trị về văn hóa, tinh thần.
        • Giá trị về kinh tế (đối với danh lam thắng cảnh)
    • Kết bài:
      • Khẳng định ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương cũng như của dân tộc.
      • Bài học về sự giữ gìn, tôn tạo.

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON