YOMEDIA

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017 Trường THCS Tam Cường

Tải về
 
NONE

Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017 của Trường THCS Tam Cường đã được Học247 tổng hợp. Hi vọng với đề thi này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo cho kì thi tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt và đạt được kết quả cao.

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĨNH BẢO                      KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018

    TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG                                         Môn: Ngữ Văn – LỚP 8

                                                                                         Thời gian 90 phút (không kể giao đề)

I. Phần đọc – hiểu (4 điểm)

1. Nhận xét sau đây đúng với tác giả nào: “Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngán, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ”

A. Ngô Tất Tố         B.Nam Cao         C.Nguyên Hồng     D.Thạch Lam

2. Câu văn: “Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi!” Là lời của ai:

A. Của người hàng xóm                   B.Của ông Giáo                 C.Của Binh Tư                    D.Của vợ ông Giáo

3. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: “học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ , kĩ sư, luật sư, nông dân…”

A. Con người.                     B.Môn học.                   C.Nghề nghiệp.                          D.Tính cách.

4. Qua cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn An – đéc – xen muốn nói lên điều gì?

A. Ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ.

B.Số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ.

C.Lên án một xã hội thiếu tình yêu thương.

D.Số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ và sự thờ ơ của xã hội đối với nỗi bất hạnh của họ.

5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.

Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

a. Hãy xác định bố cục của văn bản trên ? (0,5đ)

b. Dựa vào nội dung câu truyện hãy đặt tên cho văn bản. (0,5đ)

c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn: “Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe.” (0,25đ)

6. (2 điểm)

Viết một đoạn văn 8đến 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về người thầy trong văn bản trên. Trong đoạn văn có sử dụng một số từ thuộc trường từ vựng chỉ phẩm chất tính cách. Gạch chân các từ đó.

II. Phần tạo lập văn bản. (5 điểm)

Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà gần gũi với em nhất.

--------HẾT---------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

 

1. (0,25 điểm)

Phương án B

2. (0,25 điểm)

Phương án B

3. (0,25 điểm)

Phương án C

4. (0,25 điểm)

Phương án D

5. (2 điểm)

Ý a.

Mức tối đa: Chỉ ra được bố cục ba phần chính xác qua việc xác định các ranh giới…(0,5đ)

Mức chưa tối đa: Nêu được bố cục 3 phần mà không chỉ ra (0,25đ)

Mức không đạt: Lựa chọn cách trả lời không đúng hoặc không trả lời

Ý b.

– Mức tối đa: Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung nhưng chưa hay (0,5đ)

Học sinh đặt được tiêu để hay, phù hợp với nội dung, sáng tạo (0,5đ)

VD: Người thầy đạo cao đức trọng, Chu Văn An – người thầy mẫu mực…

– Mức chưa tối đa: Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung nhưng chưa hay (0,25đ)

– Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng

Ý c.

– Mức tối đa: Học sinh xác định và phân tích được cấu tạo ngữ pháp

Ông/ nhiều lần can ngăn (nhưng) vua / không nghe.” (0,25đ)

CN             VN                          CN          VN (Câu ghép)

– Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng

6.

Tiêu chí đánh giá

Điểm giỏi

(1,75 > 2đ)

Điểm khá

(1 >1,5đ)

Điểm TB

(0,5>1đ)

Điểm yếu

(0>< 0,5đ)

Hình thức, kĩ năng

 

(0,5đ)

– Đúng hình thức đoạn văn, chữ viết sạch đẹp, không mắc quá 2 lỗi các loại, dung lượng hợp lý.

– Dựng đoạn và liên kết đoạn tốt, mạch lạc

– Đúng hình thức đoạn văn, chữ viết sạch đẹp, không mắc quá 3 lỗi các loại, dung lượng hợp lý.

– Dựng đoạn và liên kết đoạn tốt, mắc vài lỗi diễn đạt

– Đúng hình thức đoạn văn, chữ xấu, mắc vài lỗi

– Hình thức đoạn không rõ, diễn đạt kém

– Không đúng hình thức đoạn, chữ xấu, mắc nhiều lỗi, viết được vài câu…

Nội dung

 

(1,đ)

 

(0,5đ)

– Cảm nhận được thầy giáo Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng, người thầy mẫu mực vừa tài giỏi, vừa đức độ, thanh bạch và tiết tháo, hết lòng vì nước vì dân. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu

– Thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng, phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc

– Sử dụng được 2 từ cùng trường từ vựng chỉ phẩm chất tính cách.

Gạch chân..

– Cảm nhận được những phẩm chất cao đẹp của thầy Chu Văn An song nội dung chưa thật đầy đủ

– Sử dụng được 2 từ cùng trường từ vựng trở chỉ phẩm chất tính cách.

Gạch chân..

– Cảm nhận được những phẩm chất cao đẹp của thầy Chu Văn An song nội dung còn sơ sài

– Chưa cảm nhận được những phẩm chất cao đẹp của thầy giáo Chu Văn An.

 

II. Phần tạo lập văn bản. (6 điểm)

Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà gần gũi với em nhất

BÀI VĂN MẪU

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta, có một vật dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày nhưng lại không để ý nhiều đến nó. Đó chính là cây bút bi. Hôm nay, tòi sẽ giới thiệu với các bạn vật dụng này.

Chúng ta đều mua và sử dụng bút bi như thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc. xuất xứ của nó. Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là Laszlo Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế của Anh Quốc. Từ khi ra đời đến nay, bút bi không ngừng được cải tiến để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với các thương hiệu nổi tiếng như “Ba”, “Hoover”, “Xeros” và đặc biệt là thương hiệu “Bic Cristal”. Từ năm 1940. ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi. Bây giờ thì các bạn đã biết ai là người phát minh ra bút bi và được ra đời vào năm nào rồi chứ?

Để hiểu rõ hơn về bút bi, tôi sẽ nói qua về cấu tạo của nó. Nếu cây bút bi của bạn tháo ra được, bạn sẽ thấy được bèn trong có một ống ruột. Trong ống ruột có một đoạn mực đặc. Phần dưới đầu bút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,…và nhiều nguyên liệu khác. Loại làm bàng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ. Còn loại kim loại màu có giá thành cao hơn nhưng lại được thay mực và sử dụng lại nhiều lần. Nắp bút hi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong. Bên cạnh đó, bút bi còn có rất nhiều kiêu khác, như là nắp bút xoay,…

Mỗi năm, vào dịp chuẩn bị cho năm học mới, các hãng sản xuất bút bi ớ Việt Nam như “Thiên Long”, “Bến Nghé” lại đưa ra nhiều mẫu mã mới từ đơn giản đến cầu kì để đáp ứng cho người tiêu dùng.

Muốn sử dụng bút bi bền lâu, ta cần phải biết cách sử dụng và bảo quản bút bi. Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40″ đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết. Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đầu hi. Vì đầu bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống. Tôi sẽ chỉ cho các bạn một mẹo nhỏ để sử dụng bút bi. Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nứơc nóng vừa phải ngâm từ mười đến mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

Như chúng ta đều biết, bút bi đã đi vào cuộc sống của ta một cách quen thuộc. Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Chúng ta có thế thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi,… Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi. Ngoài ra. bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo. Gần đây, còn xuất hiện hình xăm bằng bút bi,…

Ý nghĩa của cây bút bi rất quan trọng đối với học sinh chúng ta, chúng ta dường như sử dụng nó mỗi ngày. Bút bi là một vật vô tri, nó không những tạo ra những con chữ đầy ý nghĩa mà còn, nếu chúng ta sử dụng một cách chuyên cần, bút bi sẽ tạo ra những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của bút bi, học sinh chúng ta cần phải giữ vở sạch, rèn luyện chữ đẹp, trao đổi kiến thức. Hãy biến bút bi – cây bút vô tri của bạn trở thành một công dụng cần thiết, một trợ thủ đắc lực trong công việc học tập bạn nhé!

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Trường THCS Tam Cường. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Trường THCS Tam Cường. các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON