YOMEDIA

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

Tải về
 
NONE

Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường​​​​​ đã được Học247 tổng hợp. Hi vọng với đề thi này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo cho kì thi tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt và đạt được kết quả cao.

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG                                  KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018

                                                                                                     Môn: Ngữ Văn – LỚP 8

                                                                                           Thời gian 90 phút (không kể giao đề)

 

I. Phần trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Trong văn bản “Cô bé bán diêm” của An-đec-xen, các mộng tưởng mất đi khi nào?

A. Khi các que diêm tắt.        B. Khi em bé nghĩ về sẽ bị cha mắng.

C. Khi bà nội em hiện ra.      D. Khi trời sắp sáng.

Câu 2. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia “Ngày Trái Đất” với chủ đề gì?

A. Chống ô nhiễm bảo vệ nguồn nước              B. Trồng cây gây rừng.

C. Một ngày không sử dụng bao bì ni lông        D. Môi trường xanh, sạch, đẹp

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” Ngô Tất Tố)?

A. Tình thương chồng con vô bờ bến                  B. Muốn ra oai với bọn nhà lý trưởng

C. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ                   D. Ý thức được bước đường cùng của mình.

Câu 4. Những từ: trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?

A. Hoạt động chính trị            B. Hoạt động văn hóa

C. Hoạt động xã hội               D. Hoạt động kinh tế

 II. Phần tự luận:

Câu 5. Câu ghép là gì? Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau?

a) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Tức nước vỡ bờ, trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

b) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. (Lão Hạc – Nam Cao).

Câu 6. Đọc đoạn văn sau:

“Cũng như chúng tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”

a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

b) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?

Câu 7. Thuyết minh về cái phích nước?

 

--------HẾT----------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

 

I. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

B

D

 

II. Phần tự luận:

 

Câu

Nội dung

Điểm

5

(1,5đ)

– Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.

a, Cai lệ // tát vào mặt chị một cái đánh bốp,

CN1                          VN1

rồi hắn // cứ nhảy vào

  CN2         VN2

cạnh anh Dậu.

Quan hệ giữa các vế trong câu ghép là quan hệ tiếp nối.

b, Khi người ta //  khổ quá

CN1                              VN1           

thì người ta // chẳng còn nghĩ đến

CN2                  VN2

ai  được nữa.     

Quan hệ giữa các vế trong câu ghép là quan hệ nguyên nhân.

0.5

 

0.5

 

 

 

 

 

0.5

6

(1,5đ)

Đoạn văn được trích từ văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.

-Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn.

-Nội dung: cảm nhận được về hình ảnh so sánh đặc sắc: hình ảnh “con chim con đứng bên bờ tổ” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường “vừa ngập ngừng e sợ” vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời của ước mơ và hy vọng.

0.5

 

 

1.0

7

(5,0đ)

*Yêu cầu về kĩ năng:

Học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài văn ba phần rõ ràng, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

*Yêu cầu về kiến thức:

A. Mở bài: Giới thiệu về cái phích nước.

B. Thân bài:

1. Nguồn gốc của phích nước:

– Phích nước được nhà vật lý học Sir james Dewar phát minh vào năm 1892.

– Đây là sản phẩm được cải tiến từ thùng chứa nhiệt của Mewton.

– Vào năm 1904, chiếc phích nước xuất hiện đầu tiên ở Đức.

– Hiện nay phích nước được dùng phổ biến trong mọi gia đình.

2. Các loại phích nước.

–  Phích có nhiều loại tùy theo kiểu dáng và kích cỡ, có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa o,5 lít nước.

3. Cấu tạo của phích nước.

-Vỏ phích được làm bằng nhựa hoặc sắt và được trang trí nhiều màu sắc với các hình thù khác nhau.

– Thân phích được làm bằng nhựa, phích thông thường có chiều cao khoảng 50cm.

– Quai phích thường có chất liệu cùng với vỏ phích.

-Tay cầm được gắn vào thân phích thường được làm bằng chất liệu cùng với vỏ phích.

– Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt như bấc hoặc nhựa. Nút được dùng để giữ nhiệt và giúp an toàn khi chứa nước sôi.

– Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài giữ cho nước trong phích luôn nóng.

4. Công dụng của phích nước:  Phích được dùng chủ yếu để giữ cho nước luôn nóng trong thời gian nhất định. Tuy nhiên cũng có loại phích có công dụng giữ cho nước luôn lạnh.

5. Cách sử dụng và bảo quản phích nước.

– Cần rửa sạch phích nước khi sử dụng lần đầu tiên.

– Khi mới dùng, cần ngâm nước ấm khoảng 30 phút cho bền. Vì nếu đổ nước nóng vào ngay sẽ dễ bị nứt hoặc vỡ.

– Khi dùng, bên trong phích thường bị bám bẩn, có thể lấy nước giấm lắc nhẹ, tráng cho sạch.

– Tránh va đập mạnh.

– Để xa tầm tay trẻ em.

C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cái phích nước.

0.5

 

 

0.5

1.0

 

 

 

 

1.0

 

 

0.5

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

BÀI VĂN MẪU

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 – 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê… tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá “cafe” đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm… Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt… tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi… Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường. các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON