YOMEDIA

Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Câu hỏi ôn tập Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

 

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN THI MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Tại sao nói : "Con Người là Chủ / Khách thể của Văn Hóa" ?

Một trong những khía cạnh cần xem xét của vấn đề là quan hệ giữa con người và văn hóa.

Mối quan hệ này được bộc lộ ra ở ba khía cạnh quan trọng:

  • Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa,
  • Con người cũng là sản phẩm của văn hóa,
  • Con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra.
  • Như vậy, con người vừa là chủ thể nhưng vừa là khách thể của văn hóa. Có nhìn nhận văn hóa như một chỉnh thể thống nhất, chúng tạ mới lí giải được mối quan hệ hữu cơ giữa con người với xã hội, giữa con người với tự nhiên. Trong những mối quan hệ ấy, con người là chủ thể, là trung tâm, như mô hình sau:
  • Thế nhưng, từ trước đến nay cả ba thành tố trong mô hình này, không phải đã được mọi người, mọi thời nhìn nhận một cách nhất quán.

Câu 2: Khái niệm về Văn Hóa ? Khái niệm Văn hóa theo từng chu kì ?

  • Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. 
  • Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B. Taylo (E.B. Taylor) là đại diện của họ. Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
  • Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F.Boa (F.Boas), ý nghĩa văn hóa được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hóa”. Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt.
  • A.L. Kroibơ (A L Kroeber) và C.L. Klúchôn (C L Kluckhohn) quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra.

Câu 3: Khái niệm về  Văn Minh ?

  • Văn minh là danh từ Hán – Việt (văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh, Pháp, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh, có từ căn gốc La tinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị, thành phố, và các nghĩa phái sinh: thị dân, công dân.
  • W. Đuran (W. Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hóa, nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức luân lí và hoạt động văn hóa.
  • Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết.
  • Theo F. Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hóa lại và sợi dây liên kết văn minh là Nhà nước. Như vậy khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố cơ bản: đô thị, nhà nước chữ viết, các biện pháp kĩ thuật cải thiện, xếp đặt hợp lí, tiện lợi cho cuộc sống của con người.

Câu 4: Khái niệm về Văn Hiến ?

  • Có thể hiểu văn hiến là văn hóa theo cách dùng, cách hiểu trong lịch sử. Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê (thế kỉ XV) Nguyễn Trãi viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang”– (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hóa cao, trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng.
  • Văn hiến (hiến= hiền tài)– truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. GS. Đào Duy Anh khi giải thích từ “văn hiến” khẳng định: “là sách vở” và nhân vật tốt trong một đời. Nói cách khác văn là văn hóa, hiến là hiền tài, như vậy văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyên tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.

Câu 5: Định nghĩa Văn Hóa theo UNESCO ?

Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hóa:

  • Một là, những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v…
  • Hai là, những di sản văn hóa vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi… Những di sản văn hóa tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế (tư thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống…

Câu 6: Thế nào là môi trường tự nhiên? Môi trường nhân  tạo. Đặc điểm hệ sinh thái Việt Nam?

  • Môi trường tự nhiên là một bộ phận trong “môi trường lớn”, là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta như bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bức xạ mặt trời…v.v.
  • Môi trường nhân tác/tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên. Vì môi trường nhân tác–tạo được sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên, bởi vậy môi trường nhân tác–tạo bị môi trường tự nhiên chi phối và ngược lại nó cũng ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.

Câu 7: Xã hội là gì? Những nguyên lí tổ chức xã hội?

Xã hội là toàn bộ những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động, những yếu tố hợp thành một tổ chức được điều khiển bằng những thể chế nhất định. Theo C.Mác, trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Xã hội được hiểu như những cơ cấu và những chức năng. Cơ cấu thể hiện các tương quan giữa các thành phần tạo nên xã hội, những tầng lớp, những giai cấp, những nhóm người. Chức năng thể hiện các hoạt động đáp ứng nhu cầu của xã hội, các hoạt động ấy nằm trong một hệ thống. Xã hội thay đổi – thay đổi về cơ cấu và chức năng.

Những nguyên lí tổ chức Xã hội :

  • Nguyên lí cùng cội nguồn hay nguyên lí cùng dòng máu
  • Nguyên lí cùng lợi ích
  • Nguyên lí cùng chỗ

Câu 8: Thế nào là nhập thân văn hóa và xã hội hóa cá nhân?

  • Con người – sinh vật xã hội ngoài di truyền sinh học (như mọi loài của thế giới sinh vật) còn thừa hưởng một loại di truyền khác – đó là di truyền văn hóa thông qua giáo dục (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là sự truyền đạt văn hóa ngoài nhà trường và trong nhà trường). Trong trường hợp này, gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên để cá thể người tiếp nhận văn hóa của cộng đồng. Con người nhập thân văn hóa trước hết ngay từ khi còn trong bào thai mẹ. Ở Việt Nam việc giáo dục con trẻ từ trong trứng nước là di truyền truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Những điều kiêng cữ, cấm kị đối với phụ nữ mang thai đều nhằm mục đích tạo cho đứa trẻ một môi trường văn hóa lành mạnh và trong sáng. Ngay từ thế kỉ XVI ở Việt Nam đã có sách về Thai giáo (của bà ngoại chúa Trịnh Tráng).
  • Đứa trẻ vừa sinh ra đã được sống và cảm thụ, hội nhập văn hóa trước hết là ở gia đình, rồi sau đó ở gia đình mở rộng, làng xóm… Việt Nam có câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. “Tính” có mặt bẩm sinh. Tính cách con người được hình thành rất sớm. Vì vậy tổ tiên ông bà người Việt rất coi trọng việc giáo dục văn hóa. “Dạy con từ thủa còn thơ”. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trong việc truyền đạt các giá trị văn hóa: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
  • Như vậy bối cảnh môi sinh gia đình – tộc họ – xóm làng là nơi con người nhập thân văn hóa xã hội hóa cá nhân đầu tiên.

Câu 9: Nêu những hiểu biết của anh (chị) về gia đình và làng của người Việt?

Gia đình

  • Gia đình người Việt, trong đại đa số trường hợp (theo số liệu điều tra từ 2/3 đến 3/4) là gia đình hạt nhân (bố mẹ và con cái chưa trưởng thành). Ngoài ra còn có hình thức gia đình nhỏ (bố mẹ và gia đình một con trai, thường là con trai trưởng). 
  • Tuy vậy trong từng làng, một “gia đình nhỏ” chỉ là thiểu số bên cạnh rất nhiều gia đình hạt nhân

Làng

  • Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lí cội nguồn và cùng chỗ. 

Câu 10: Biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa ở Việt Nam hiện nay ?

  • Một trong những đặc trưng của văn hóa Việt Nam là tính phong phú đa dạng trong một chỉnh thể văn hóa thống nhất nền tảng là truyền thống Việt. Văn hóa Việt Nam có nhiều yếu tố nội sinh mà cũng có không ít yếu tố ngoại sinh, từ bốn phương trời Đông Á, Nam Á, Thái Bình Dương Nam Đảo, Âu Tây gửi đến và dần dà được hội nhập vào văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử cho tới giai đoạn công nghiệp hiện đại đã trải qua nhiều biến đổi, song sắc thái đặc thù của văn hóa Việt Nam là sự hỗn dung văn hóa.
  • Những biến đổi văn hóa ấy mà đúng hơn là sự ứng biến (thích ứng và biến đổi) của văn hóa Việt Nam thể hiện rất rõ tâm thức Việt – là sự khoan hòa. Hay bản lĩnh văn hóa Việt Nam, theo J. Feray, là sự “không chối từ” về văn hóa trong việc hấp thụ các yếu tố ngoại sinh.
  • Những biến đổi văn hóa từng thời kì, từng giai đoạn dù mang những tốc độ, sắc thái khác nhau thì vẫn có một mặt bằng văn hóa chung cho mọi thời đại văn hóa – văn minh. Đó là Nông dân – Nông nghiệp và Xóm làng.

Câu 11: Thế nào là tiếp xúc văn hóa?

  • Giao lưu văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa.

Câu 12: Trình bày : Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay?

  • Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, việc giao lưu và tiếp biến văn hóa có sự thay đổi rất rõ nét so với các giai đoạn trước. Với quan điểm mà đồng chí Đỗ Mười đã tuyên bố tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, hoàn cảnh lịch sử của giao lưu và tiếp biến văn hóa đã thay đổi về nhiều phương diện:
  • Thứ nhất sự tiến bộ của các ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến cho văn hóa, các sản phẩm văn hóa càng đa dạng và phong phú. Nói khác đi giao lưu và tiếp biến văn hóa là giao lưu tiếp biến văn hóa ở thời đại tin học. Lịch sử hôm nay có những hình thức sản phẩm giao lưu mà trước kia chưa hề có, phương tiện giao lưu văn hóa lại đa dạng, phong phú.
  • Thứ hai, công cuộc đổi mới và mở cửa hôm nay hoàn toàn do dân tộc Việt Nam chủ động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khiến cho việc giao lưu văn hóa là hoàn toàn tự nguyện, chủ động, không hề bị áp đặt hay cưỡng bức.

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF