YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thuận Kiều

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thuận Kiều. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập môn Ngữ văn 8 KNTT và ôn thi Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS THUẬN KIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN 8 KNTT

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.

Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hia mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.

Mười tuổi ông đã có những câu thơ vo cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến. . . . [ Hạt gạo làng ta]

Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng cảu một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. . . . [Trăng ơi từ đâu đến?]

Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế. . . [ Cây dừa]

Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ. . .

Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.

(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Nghị luận văn học.

B. Nghị luận xã hội.

C. Văn bản thơ

D. Văn bản truyện trưởng.

Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A. Con người và các mối quan hệ

B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A. Châm biếm, đả kích

B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên

C. Mạnh mẽ, mãnh liệt

D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?.

Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 6.

Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp.

 

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ.

 

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để.

 

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy.

 

Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.

C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.

D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

Câu 8. Câu “Trăng ơi. . . từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán.

D. Câu kể.

Câu 9. Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Câu 10. Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất.

----HẾT----

2. Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

1

A

0,5

2

B

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

D

0,5

6

1,4

0,5

7

A

0,5

8

A

0,5

9

Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa.

VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến?

1,0

10

Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí

1,0

 

II. Viết

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

 

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất dựa trên hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật.

---(Để xem tiếp nội dung đáp án của đề thi các em vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thuận Kiều. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON