YOMEDIA

Bộ đề thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GDĐT Bỉm Sơn

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GDĐT Bỉm Sơn được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm 4 đề thi có đáp án chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em học sinh ôn tập, luyện tập làm quen các dạng đề thi. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh.

ATNETWORK
YOMEDIA

Phòng GD&ĐT Bỉm Sơn

Kỳ thi học sinh giỏi lớp 8

Năm học 2019-2020

Môn hoá học

Thời gian làm bài: 150 phút  (Không kể phát đề)

 

Đề số 1:

Câu 1: Có 4 phương pháp vật lý thường dùng để tách các chất ra khỏi nhau

- Phương pháp bay hơi                                    

- Phương pháp chưng cất

- Phương pháp kết tinh trở lại                        

- Phương pháp chiết

Em hãy lấy các ví dụ cụ thể, để minh hoạ cho từng phương pháp tách ở trên ?

Câu 2: Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện phản ứng (nếu có) ?

1. Cho khí oxi tác dụng lần lượt với: Sắt, nhôm, đồng, lưu huỳnh, cacbon, phôtpho

2. Cho khí hiđro đi qua các ống mắc nối tiếp, nung nóng, chứa lần lượt các chất: MgO, CaO, CuO, Na2O, P2O5

3. Cho dung dịch axit HCl tác dụng lần lượt với các chất: Nhôm, sắt, magie, đồng, kẽm.

4. Có mấy loại hợp chất vô cơ? Mỗi loại lấy 2 ví dụ về công thức hoá học? Đọc tên chúng?

Câu 3: Em hãy tường trình lại thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Có mấy cách thu khí oxi? Viết PTHH xảy ra?

Câu 4

1.  Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O2 và N2 để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75 ?

2. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X, cần dùng hết 10,08 lít O2 ­(ĐKTC). Sau khi kết thúc phản phản ứng, chỉ thu được 13,2 gam khí CO2 và 7,2 gam nước.

a. Tìm công thức hoá học của X (Biết công thức dạng đơn giản chính là công thức hoá học của X)

b. Viết phương trình hoá học đốt cháy X ở trên ?

Câu 5:

1. Cho  a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H2 (ĐKTC).

a. Viết các phương trình hoá học ?

b. Tính a ?

2. Dùng khí CO để khử hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp ( hỗn hợp Y ) gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dd H2SO4 loãng (lấy dư), thì thấy có 3,2 gam một kim loại màu đỏ không tan.

a. Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y ?

b. Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng này chỉ đạt 80% ?

Câu 6 : Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam nước, để pha chế được 500

 

Đề  số 2

Câu 1:

Cho sơ đồ phản ứng sau: Zn + HCl → ZnCl2 + H2

a. Hãy lập thành phương trình hóa học và nói rõ cơ sở để viết thành PTHH?

b. Hãy vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học nói trên và giải thích tại sao lại có sự tạo thành chất mới sau phản ứng hóa học?

Câu 2: Có những chất sau: Zn, Cu, Al, H2O, C12H22O11, KMnO4, HCl , KClO3 , KNO3 , H2SO4 loãng  , MnO2 .

a. Những chất nào có thể điều chế được khí : H2,  O2 .

b. Viết phương trình hoá học xảy ra khi điều chế những chất khí nói trên (ghi điều kiện nếu có) .

c. Trình bày ngắn gọn cách thu các khí trên vào lọ.

Câu 3: Cac bon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỷ lệ về số mol các chất theo phản ứng.

Các thời điểm

Số mol

Các chất phản ứng

Sản phẩm

CO

O2

CO2

Thời điểm ban đầu t0

20

...

...

Thời điểm  t1

15

...

...

Thời điểm  t2

...

1,5

...

Thời điểm kết thúc

...

...

20

Câu 4: Một nguyên tử R có tổng số các hạt trong p, n, e là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Hãy xác định tên nguyên tử R ?

Câu 5 :

a. Hoà tan hoàn toàn 3,6 g một kim loại A hóa trị II bằng dung dịch axit clohiđric thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Xác định tên kim loại A?

b. Nếu cho lượng kim loại A nói trên vào 14,6 g axit clohiđric, tính khối lượng các chất thu được sau khi phản ứng?

 

Đề số 3

Phần I : Trắc nghiệm

Câu 1 : Để tạo thành phân tử của 1 hợp chất thì tối thiểu cần có bao nhiêu loại nguyên tử :

A. Hai loại nguyên tử

B. Một loại nguyên tử

C. Ba loại nguyên tử

D. A,B,C, đều đúng .

Câu 2 :Trong một phản ứng hoá học các chất phản ứng  và chất tạo thành phải cùng :

A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố

B. Số nguyên tử trong mỗi chất

C. Số phân tử mỗi chất

D. Số nguyên tố tạo ra chất .

Câu 3 : Cho mỗi hỗn hợp gồm hai muối A2SO4 và BaSO4  có khối lượng là 44,2 g tác dụng vừa đủ với 62,4 g BaCl2  thì cho 69,9 g kết tủa BaSO4 và hai muối tan . Khối lượng hai muối tan phản ứng là :

A. 36,8 g

B. 36,7 g

C. 38 g

D. 40 g

Phần II : Tự luận

Câu 1 : Tính số phân tử có trong 34,2 g nhômsunfat Al2(SO4)3  ở đktc , bao nhiêu lít khí ôxi sẽ có số phân tử bằng số phân tử có trong Al2(SO4)3  trên .

Câu 2 : Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng :

- Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3

- Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al .

Cân ở vị trí thăng bằng .

Tính a , biết có các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình :

CaCO3     +  2 HCl    →     CaCl2    + H2O  + CO2

2 Al        +    3H2SO  → Al2(SO4)3    + 3H2

Câu 3 : Có hỗn hợp khí CO và CO2 . Nếu cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 1 g chất kết tủa màu trắng . Nếu cho hỗn hợp khí này đi qua bột CuO nóng dư thì thu được 0,46 g Cu .

a)Viết phương trình phản ứng xảy ra ?

b) Tính thể tích của hỗn hợp khí ở đktc và thể tích của mỗi khí có ở trong hỗn hợp .

 

Đề số 4:

Bài 1

1) Cho các PTHH sau PTHH nào đúng, PTHH nào sai? Vì sao?

a)   2 Al   +    6 HCl  →  2 AlCl3    +    3H2

b)  2 Fe   +  6 HCl    →    2 FeCl3    +    3H2

c)  Cu    +    2 HCl  → CuCl2    +    H2  

d) CH4  +   2 O2  →  SO2   +  2 H2O

2) Chọn câu phát biểu đúng và cho ví dụ:

a)  Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

b)  Oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

c)  Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

d) Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

3)  Hoàn thành các PTHH sau:

a)  C4H9OH  +    O2   →   CO2     +     H2O  ;

b)  CnH2n - 2      +     ?     →  CO2    +     H2O

c)  KMnO4   +     ?     →    KCl    +   MnCl2   +   Cl2    +   H2O

d)  Al    +  H2SO4(đặc, nóng) →  Al2(SO4)3      +    SO2    +   H2O

Bài 2:  Tính số mol nguyên tử và số mol phân tử oxi có trong 16,0 g khí sunfuric.

(giả sử các nguyên tử oxi trong khí sunfuric tách ra và liên kết với nhau tạo thành các phân tử oxi).

Bài 3:  Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96 dm3 khí oxi thu được 4,48 dm3 khí CO2 và 7,2g hơi nước.

a) A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính  khối lượng A đã phản ứng.

b) Biết tỷ khối của A so với hiđro là 8. Hãy xác định công thức phân tử của A và gọi tên A.

Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng(II) oxit  ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b) Tính hiệu suất phản ứng.

c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng(II) oxit trên ở đktc.

 

---Để xem đáp án chi tiết của Bộ đề thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GDĐT Bỉm Sơn vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là nội dung Bộ đề thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GDĐT Bỉm Sơn , để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!       

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON