Nhằm giúp các em có tư liệu tham khảo, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến, Hoc247 đã biên soạn và gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Thanh Đa. Tài liệu gồm các dạng bài tập khác nhau và kèm theo đáp án sẽ giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập tốt!
BỘ 5 ĐỀ THI HK2 NĂM 2021 MÔN GDCD LỚP 8
TRƯỜNG THCS THANH ĐA
1. Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3.0 điểm)
Câu 1 (1.0đ) : Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về quyền tự do ngôn luận?
a. Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c. Học ăn, học nói, học gói học mở.
d. Giàu vì bạn, sang vì vợ.
2. Trường hợp nào sau đây không lây nhiễm HIV/AIDS?
a. Truyền máu. b. Tiêm chích ma túy.
c. Ho, hắt hơi. c. Quan hệ tình dục.
3. Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân:
a. Tiền lương, tiền công lao động.
b. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.
c. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
d. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.
4. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về phòng, chống tệ nạn xã hội:
a. Học sinh lớp 8 chỉ có thể phòng, chống tệ nạn xã hội cho bản thân.
b. Học sinh lớp 8 còn nhỏ chỉ nên tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường học.
c. Học sinh lớp 8 còn nhỏ chưa thể tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư.
d. Học sinh lớp 8 có thể tham gia mọi hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Câu 2 (1 đ ): Nối cột A với B sao cho phù hợp và điền kết quả vào cột C.
A |
B |
1. Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam |
a. những quy định, quy ước của một cộng đồng.
|
2. Hiến pháp nước CHXHCN ViệtNam. |
b. những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, yêu cầu mọi người phải tuân theo. |
3. Quyền sở hữu tài sản của công dân |
c. quyền được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. |
4. Quyền tự do ngôn luận |
d. là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. |
|
e. quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. |
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7.0 điểm)
Câu 1 (2.5 điểm) :
a. Hãy nêu các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
b. Hãy nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em.
Câu 2 (2.5 điểm) : Hãy nêu bản chất và vai trò của pháp luật.
Câu 3 (2 điểm): Chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra tiệm cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe, nhưng chiếc xe của chị đã bị ông Hiền – hàng xóm ông chủ tiệm cầm đồ – mượn sử dụng làm gãy khung.
Theo em, chị Hà có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không? Ai sẽ là người bồi thường cho chị Hoa? Vì sao?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Câu |
Câu 1 (2.0đ) |
Câu 2 (1 đ) |
||||||
1 (0.5) |
2 (0.5) |
3 (0.5) |
4 (0.5đ) |
1 (0.25) |
2(0.25) |
3(0.25) |
4(0.25) |
|
Đáp án |
a |
c |
c |
d |
b |
d |
e |
c |
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.5 điểm)
a/ Các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
b/ Nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em.
- Nghịch các thiết bị điện.
- Đốt pháo.
- Tiếp xúc với thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.
- Nghịch bình thuốc trừ sâu.
Câu 2 (2.5 điểm)
- Bản chất của pháp luật: Pháp luật nước CHXHCNVN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và NDLĐ dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân VN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,…)
- Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, VH và XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của ND, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
Câu 3 (2.0 điểm)
- Chị Hà có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng.
- Ông Hiền (người mượn chiếc xe) hoặc ông chủ tiệm cầm đồ (người cho mượn chiếc xe) sẽ là người bồi thường cho chị Hoa.
- Bởi vì ông Hiền (người mượn chiếc xe) đã sử dụng xe làm gãy khung. Còn ông chủ tiệm cầm đồ (người cho mượn chiếc xe) cho mượn xe mà chưa được sự đồng ý của chị Hà là chủ chiếc xe.
2. Đề số 2
Câu 1. Đặc điểm của Pháp luật là?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 2. Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 3. Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 4. Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 5. Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 6. Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Chính phủ.
Câu 7. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?
A. Chương I.
B. Chương II.
C. Chương III.
D. Chương IV.
Câu 8. Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 9. Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?
A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước.
B. Cơ quan xét xử.
C. Cơ quan kiểm sát.
D. Cả A,B,C.
Câu 10. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?
A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.
Câu 11. Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là ?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 12. Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?
A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.
B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.
C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.
D. Cả A,B,C.
Câu 13. Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?
A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.
B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.
C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên faecbook.
D. Cả A,B,C.
Câu 14. Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Từ đủ 13 tuổi.
B. Từ đủ 14 tuổi.
C. Từ đủ 15 tuổi.
D. Từ đủ 16 tuổi.
Câu 15. Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
A. Làm đơn khiếu nại.
B. Làm đơn tố cáo.
C. Chấp nhận nghỉ việc.
D. Đe dọa Giám đốc.
Câu 16. Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì ?
A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.
B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.
C. Mặc kệ coi như không biết.
D. Nhắc nhở công ty X.
Câu 17. Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?
A. Trung thực.
B. Khách quan.
C. Thận trọng.
D. Cả A,B,C.
Câu 18. Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?
A. Để phát triển kinh tế đất nước.
B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Nâng cao đời sống tinh thần.
D. Cả A,B,C.
Câu 19. Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?
A. Phá hoại lợi ích công cộng.
B. Phá hoại tài sản của nhà nước.
C. Phá hoại tài sản.
D. Phá hoại lợi ích.
Câu 20. Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?
A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.
B. Ngăn chặn nạn phá rừng.
C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.
D. Cả A,B,C.
Câu 21. Biểu hiện không bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?
A. Khai thác khoáng sản kiệt quệ.
B. Dùng mìn để bánh bắt cá ngoài biển.
C. Bán máy tính tại cơ quan làm việc lấy tiền đút túi.
D. Cả A,B,C.
Câu 22. Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A,B,C.
Câu 23. Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 24. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 25. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là ?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền khai thác.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 26. Chiếm hữu bao gồm ?
A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.
C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.
D. Cả A,B.
Câu 27. Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 28. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?
A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.
B. Cá nhân.
C. Công ty tư nhân.
D. Tổ chức phản động.
Câu 29. Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là ?
A. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
B. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
C. Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
D. Cả A,B,C.
Câu 30. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là?
A. Quân đội nhân dân.
B. Dân quân tự vệ.
C. Kiểm lâm.
D. Cả A,B,C.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
11 |
A |
21 |
D |
31 |
A |
2 |
A |
12 |
D |
22 |
D |
32 |
A |
3 |
B |
13 |
D |
23 |
A |
33 |
D |
4 |
C |
14 |
D |
24 |
A |
34 |
D |
5 |
B |
15 |
A |
25 |
A |
35 |
C |
6 |
A |
16 |
A |
26 |
D |
36 |
D |
7 |
B |
17 |
D |
27 |
B |
37 |
A |
8 |
A |
18 |
D |
28 |
A |
38 |
A |
9 |
D |
19 |
B |
29 |
D |
39 |
C |
10 |
B |
20 |
D |
30 |
D |
40 |
A |
3. Đề số 3
Câu 1. Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 2. Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là ?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 3. Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?
A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.
B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.
C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.
D. Cả A,B,C.
Câu 4. Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?
A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.
B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.
C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên faecbook.
D. Cả A,B,C.
Câu 5. Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?
A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Cả A,B,C
Câu 6. Hình thức của khiếu nại và tố cáo là?
A. Trực tiếp.
B. Đơn, thư.
C. Báo, đài.
D. Cả A,B,C.
Câu 7. Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ?
A. Cơ quan điều tra.
B. Viện Kiểm sát.
C. Tòa án nhân dân.
D. Cả A,B,C.
Câu 8. Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
A. Làm đơn khiếu nại.
B. Làm đơn tố cáo.
C. Chấp nhận nghỉ việc.
D. Đe dọa Giám đốc.
Câu 9. Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?
A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước.
B. Cơ quan xét xử.
C. Cơ quan kiểm sát.
D. Cả A,B,C.
Câu 10. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?
×
A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.
Câu 11. Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Chính phủ.
Câu 12. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?
A. Chương I.
B. Chương II.
C. Chương III.
D. Chương IV.
Câu 13. Tài sản của nhà nước gồm có?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên và khoáng sản.
D. Cả A,B,C.
Câu 14. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là?
A. Lợi ích.
B. Lợi ích tập thể.
C. Lợi ích công cộng.
D. Lợi ích nhóm.
Câu 15. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là?
A. Điều kiện cơ bản.
B. Điều kiện cần thiết.
C. Điều kiện tối ưu.
D. Cơ sở vật chất.
Câu 16. Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?
A. Tôn trọng và bảo vệ.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí.
C. Chiếm hữu và sử dụng.
D. Tôn trọng và khai thác.
Câu 17. Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?
A. Để phát triển kinh tế đất nước.
B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Nâng cao đời sống tinh thần.
D. Cả A,B,C.
Câu 18. Bản chất pháp luật nước ta là?
A. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.
B. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực.
C. Thể hiện ý chí của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Cả A,B,C.
Câu 19. Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?
A. Khái niệm pháp luật.
B. Vai trò của pháp luật.
C. Đặc điểm của pháp luật.
D. Bản chất của pháp luật.
Câu 20. So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 21. Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 22. Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điêug đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
ĐÁP ÁN
1 |
A |
11 |
A |
21 |
C |
31 |
D |
2 |
A |
12 |
B |
22 |
A |
32 |
C |
3 |
D |
13 |
D |
23 |
D |
33 |
D |
4 |
D |
14 |
C |
24 |
D |
34 |
C |
5 |
D |
15 |
D |
25 |
A |
35 |
D |
6 |
D |
16 |
A |
26 |
D |
36 |
A |
7 |
D |
17 |
D |
27 |
D |
37 |
D |
8 |
A |
18 |
D |
28 |
A |
38 |
B |
9 |
D |
19 |
B |
29 |
D |
39 |
A |
10 |
B |
20 |
C |
30 |
D |
40 |
D |
4. Đề số 4
Câu 1. Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A,B,C.
Câu 2. Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 3. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 4. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là ?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền khai thác.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 5. Chiếm hữu bao gồm ?
A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.
C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.
D. Cả A,B.
Câu 6. Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 7. Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A,B,C.
Câu 8. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Mời bạn bè mua pháo.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Câu 9. Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.
C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.
D. Cả A,B,C.
Câu 10. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Sử dụng súng tự chế.
B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.
C. Dùng dao để đánh nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 11. Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?
A. HIV.
B. AIDS.
C. Ebola.
D. Cúm gà.
Câu 12. HIV/AIDS lây qua con đường nào?
A. Quan hệ tình dục.
B. Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
C. Dùng chung ống kim tiêm.
D. Cả A,B,C.
Câu 13. HIV/AIDS không lây qua con đường nào?
A. Giao tiếp : bắt tay, vỗ vai.
B. Hiến máu.
C. Quan hệ tình dục.
D. Dùng chung ống kim tiêm.
Câu 14. Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS bao lâu?
A. 10 năm.
B. 15 năm.
C. 20 năm.
D. Suốt đời.
Câu 15. Dấu hiệu lâm sàng chính khi mắc HIV/AIDS là?
A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
B. Sốt kéo dài trên 1 tháng.
C. Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng.
D. Cả A,B,C.
Câu 16. Tệ nạn nguy hiểm nhất là?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy.
C. Mại dâm.
D. Cả A,B,C.
Câu 17. Tác hại của tệ nạn xã hội là?
A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 18. Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Ma túy,mại dâm.
B. Cờ bạc, rượu chè.
C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
D. Cả A,B,C.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
11 |
A |
21 |
C |
31 |
B |
2 |
A |
12 |
D |
22 |
B |
32 |
D |
3 |
A |
13 |
A |
23 |
D |
33 |
D |
4 |
A |
14 |
D |
24 |
B |
34 |
D |
5 |
D |
15 |
D |
25 |
D |
35 |
C |
6 |
B |
16 |
D |
26 |
A |
36 |
B |
7 |
D |
17 |
D |
27 |
A |
37 |
D |
8 |
A |
18 |
A |
28 |
B |
38 |
A |
9 |
D |
19 |
A |
29 |
D |
39 |
A |
10 |
D |
20 |
C |
30 |
A |
40 |
B |
5. Đề số 5
Câu 1. Tài sản của nhà nước gồm có?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên và khoáng sản.
D. Cả A,B,C.
Câu 2. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là?
A. Lợi ích.
B. Lợi ích tập thể.
C. Lợi ích công cộng.
D. Lợi ích nhóm.
Câu 3. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là?
A. Điều kiện cơ bản.
B. Điều kiện cần thiết.
C. Điều kiện tối ưu.
D. Cơ sở vật chất.
Câu 4. Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?
A. Tôn trọng và bảo vệ.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí.
C. Chiếm hữu và sử dụng.
D. Tôn trọng và khai thác.
Câu 5. Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?
A. Để phát triển kinh tế đất nước.
B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Nâng cao đời sống tinh thần.
D. Cả A,B,C.
Câu 6. Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?
A. Phá hoại lợi ích công cộng.
B. Phá hoại tài sản của nhà nước.
C. Phá hoại tài sản.
D. Phá hoại lợi ích.
Câu 7. Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?
A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.
B. Ngăn chặn nạn phá rừng.
C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.
D. Cả A,B,C.
Câu 8. So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 9. Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 10. Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điêug đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 11. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
A. 11 chương, 120 điều.
B. 12 chương, 121 điều.
C. 13 chương, 122 điều.
D. 14 chương, 123 điều.
Câu 12. Người ký bản Hiến pháp là?
A. Chủ tịch Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Phó Chủ tịch Quốc Hội.
Câu 13. Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp?
A. Giống nhau.
B. Không được trùng.
C. Không được trái.
D. Cả A,B,C.
Câu 14. Nội dụng hiến pháp bao gồm ?
A. Bản chất nhà nước.
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A,B,C.
Câu 15. Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Chính phủ.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
11 |
A |
21 |
C |
31 |
A |
2 |
C |
12 |
A |
22 |
A |
32 |
A |
3 |
D |
13 |
D |
23 |
A |
33 |
D |
4 |
A |
14 |
D |
24 |
D |
34 |
D |
5 |
D |
15 |
A |
25 |
D |
35 |
A |
6 |
B |
16 |
B |
26 |
D |
36 |
D |
7 |
D |
17 |
C |
27 |
A |
37 |
A |
8 |
C |
18 |
D |
28 |
A |
38 |
A |
9 |
C |
19 |
C |
29 |
D |
39 |
D |
10 |
A |
20 |
D |
30 |
B |
40 |
A |
---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Thanh Đa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Trần Quốc Toản
- Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Chúc các em học tập tốt !