YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 có đáp án trường THCS Trường Chinh

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 có đáp án trường THCS Trường Chinh. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn 8 và đạt điểm số cao trong kì thi giữa Học kì 2 sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,0 điểm).

Kể tên các kiểu câu phân theo mục đích nói ? 

Xác định các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong những câu dưới đây: 

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: (1)

Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (2)

Câu 2 (3,0 điểm).

Khi con tu hú gọi bầy 

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời trong càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

(SGK Ngữ Văn 8, tập 2, trang 19)

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? 

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? 

Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,0 điểm) 

a. HS nêu được các kiểu câu phân theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán, câu phủ định.

(HS nêu đúng mỗi loại câu được 0,1 điểm) (0,5đ) 

b. HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong đoạn văn: 

- Câu (1): câu trần thuật 

- Câu (2): câu nghi vấn.

(HS xác định đúng mỗi loại câu được 0,75 điểm) 

Câu 2. (3,0 điểm)

a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Khi con tu hú”. (0,5 đ) Tác giả: Tố Hữu (0,5 đ) 

b. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: lục bát (0,5 đ) 

c. HS nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (4 điểm)

Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ Đi đường của Bác, em có thế rút ra được gì cho bản thân? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng)

Câu 2: (6 điểm)

Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

1. Chép đúng, đầy đủ, trình bày sạch đẹp bài thơ (bản dịch thơ của Nam Trân)

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao ngập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

2. Trình bày được những cảm nhận của bản thân từ việc đi đường qua một số gợi ý sau:

- Từ việc đi đường đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian nan chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang (ý nghĩa tư tưởng sâu sắc).

- Bài học về sự thành công trên đường đời: Hành trang mà con người mang theo là lòng kiên nhẫn, bền gan, vững chí để vượt qua tất cả những thử thách gian nan của cuộc đời.

- Học tập được tư tưởng của Bác qua bài thơ giàu ý nghĩa.

- Tự rèn luyện bản thân trên chính con đường đi của cuộc đời mình.

Câu 2:

a/ Thuyết minh về tác giả, tác phẩm 

- Thuyết minh về tác giả:

+ Tố Hữu (1920 - 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Là người giác ngộ lí tưởng Đảng từ rất sớm (khi đang học ở trường Quốc học). Tháng 4 - 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa phủ Huế.

+ Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của cuộc cách mạng và kháng chiến. Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

- Thuyết minh về tác phẩm:

+ Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa phủ, khi tác giả mới bị bắt giam, là bài thơ thể hiện đề tài về lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.

---(Để xem đầy đủ đáp án của câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

(Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2)

a. Nhận biết

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

b. Thông hiểu

Nội dung chính của đoạn trích là gì?

c. Thông hiểu

Tìm câu chủ đề của đoạn.

d. Thông hiểu

Chiếu là thể văn thuần mệnh lệnh, song trong đoạn trích trên sắc thái bàn bạc lại được thể hiện khá rõ. Chỉ ra câu văn thể hiện điều đó và cho biết ý nghĩa.

Câu 2 (6 điểm)

Hãy nói không với tệ nạn ma túy.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

b.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Nội dung: Những thuận lợi của thành Đại La khi làm kinh độ và khẳng định không còn nơi nào xứng đáng hơn nữa.

c.

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Câu chủ đề: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

d.

Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói

Cách giải:

- Câu văn: Các khanh nghĩ thế nào?

- Ý nghĩa: Cách kết thúc như vậy làm tăng tính chất đối thoại, tạo nên sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với quần thần.

Câu 2:

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Ma túy là vấn đề nhức nhối của cả loài người . Nó hủy hoại sức khỏe con người và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm nguy hiểm .

2. Thân bài

 * Giải thích: Ma túy là gì?: Là loại thuốc kích thích gây hưng phấn, nó khiến con người phải phụ thuộc vào nó và trở thành nghiện.

* Khẳng định,chứng minh

- Với người nghiện:

+ Nó làm cơ thể người nghiện mệt mỏi, yếu đuối, cơ thể suy giảm mọi chức năng. Nếu thiếu thuốc có  lên cơn co giật.

 + Không có khả năng lao động vì sức sức khỏe cơ bắp và thần kinh bị suy giảm.

+ Tiêu tốn nhiều tiền của  vì nhu cầu thuốc ngày càng lớn trong khi người nghiện không kiếm ra tiền.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.

(Việt Quang – Trở lại thiên đường)

Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Mở bài

- Nêu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương trong cuộc sống được gợi dẫn từ câu chuyện trên.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của tình yêu thương:

- Trong gia đình:

+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người

+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ

+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (4 điểm)

Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

 (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)

Câu 2: (6 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thẳm”.

Qua bài thơ Quê hương em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:

- Phép tu từ nhân hoá: “trăng nhòm”, điệp từ: “ngắm”.

b. Giá trị các biện pháp tư từ trong câu thơ trên: (1,5 điểm)

- Nghệ thuật nhân hoá: Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ.

- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 có đáp án trường THCS Trường Chinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON