YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tân Tạo

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tân Tạo dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được những dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi giữa HK2. Bên cạnh đó, tài liệu này còn giúp các em rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

TÂN TẠO

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy?

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang”.

Câu 4. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của quê hương em (viết khoảng từ 3- 5 câu).

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (từ 5 đến 7 câu) với câu chủ đề: “Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày”

Câu 2. (5,0 điểm): Thuyết minh cách làm một món ăn mà em yêu thích.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Quê hương của tác giả Tế Hanh.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn : Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 3.

- HS chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ : So sánh

- HS nêu tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời chính xác như đáp án mỗi ý: 0,5 điểm.

Câu 4. HS có nhiều cách trình bày khác nhau xong cần nêu được ý chính: Từ vẻ đẹp của quê hương … bày tỏ niềm tự hào, ngợi ca trước vẻ đẹp của quê hương mình. Muốn góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.

Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

- Viết đúng 01 đoạn văn, theo cách diễn dịch.

- Viết đủ số câu theo yêu cầu.

b. Xác định đúng chủ đề cần làm sáng tỏ:

Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.

c. Triển khai vấn đề

Học sinh lựa chọn thao tác viết đoạn văn theo cách diễn dịch để triển khai chủ đề theo nhiều cách lập luận khác nhau nhưng phải làm rõ:

- Bài thơ được làm trong hoàn cảnh tù đày, mất tự do.

- Tình yêu thiên nhiên được thể hiện qua việc liên tưởng một bức tranh mùa hạ thanh bình, sinh động, rực rỡ sắc màu và âm thanh. Đó là âm thanh rộn ràng của tiếng chim tu hú, của tiếng ve gọi hè, của tiếng sáo diều vi vu trên tầng không; đó là màu sắc rực rỡ của màu lúa chín, của bắp rây vàng hạt; của ánh nắng đào dịu nhẹ; đó là hương vị ngọt ngào của trái cây; là bầu trời rộng lớn, tự do của trời cao, diều sáo...Tất cả như đang tấu lên khúc nhạc mùa hè với rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, chan hòa ánh sáng, ngọt ngào hương vị.

- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, hết sức tự nhiên, sống động, linh hoạt, nhà thơ đã dựng lên trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên mùa hạ đẹp như một bức tranh lụa.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề ; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm.

- Nguyên liệu: giới thiệu các nguyên vật liệu

- Cách làm: Thuyết mình một cách trình tự cách làm món ăn ấy.

- Yêu cầu thành phẩm.

b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Cách làm một món ăn.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh xác định đúng đối tượng thuyết minh: 0,5 điểm.

c. Triển khai phần nội dung thuyết minh đảm bảo đúng trình tự hợp lý, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Nguyên liệu:

- Giới thiệu về các nguyên vật liệu để làm món ăn ấy.

- Số lượng thực phẩm phải phù hợp với khẩu phần ăn( 4 người).

Hướng dẫn chấm:

- HS nêu được như đáp án thì cho tối đa 1,0 điểm.

- HS giới thiệu số lượng nguyên liệu quá nhiều hoặc quá ít với khẩu phần ăn cho 0,5 điểm .

* Cách làm:

- Yêu cầu trình bày theo thứ tự, trình tự làm một món ăn.

Hướng dẫn chấm:

- HS nêu được như đáp án thì cho tối đa 2 điểm.

- HS giới thiệu trình tự còn lộn xộn ít thì cho 1,75 điểm.

- HS giới thiệu trình tự quá lộn xộn thì cho 1,0 điểm.

* Yêu cầu thành phẩm: đúng với từng món ăn

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh thuyết minh đầy đủ yêu cầu thành phẩm của món ăn :1 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ.

ĐỀ THI SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”

(Chiều xuân – Anh Thơ)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (1đ): Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì?

Câu 3 (2,5đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? Từ đó anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả?

II. Làm văn (6đ):

Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (1đ):

Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên.

Câu 2 (1đ):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng), nhân hóa (Rướn thân trắng, góp).

Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn.

Câu 3 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? (cần cù, chăm chỉ, vượt khó…).

Thành quả họ đã nhận lại là gì?

Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó.

II. Làm văn (6đ);

Dàn ý Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ và khổ thơ 1,2.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1

b. Khổ thơ 2

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ đồng thời rút ra bài học và liên hệ thực tiễn.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

Câu 3 (1 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì?

Câu 4. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người.

Câu 6 (5 điểm): Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận (0.5 điểm).

 Câu 2.

- Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

Câu 3.

- Thông điệp có ý nghĩa nhất với em đó là nếu như chúng ta không có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa là chúng ta là những kẻ vô dụng, bất tài. Mà mỗi cá nhân đều có một giá trị và tài năng riêng nhất định. Nhưng điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải khám phá và nhận thức được giá trị riêng đó của mình để phát triển giá trị đó ngày một tốt đẹp hơn

Câu 4.

- Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn"

II. LÀM VĂN

- Hình thức (0,75 điểm):

+ Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả..

+ Viết đủ số câu theo yêu cầu.

+ Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Nội dung (1,25 điểm): Nêu rõ được gía trị của bản thân :

* Yêu cầu về kĩ năng:

-     Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ.

-     Bài làm có bố cục rõ ràng,

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài:

a. Khổ thơ đầu

b. Khổ thơ giữa

c. Khổ thơ cuối

- Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.

- Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

3. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tân Tạo. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON