YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tam Hưng

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tam Hưng dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được những dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi giữa HK2. Bên cạnh đó, tài liệu này còn giúp các em rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TAM HƯNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 90 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần dịch thơ) của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:

a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?

c) Từ bài thơ "Ngắm trăng” của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó.

Câu 2. (2.0 điểm) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau:

“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? (2)

Chị Dậu gạt nước mắt: (3)

- Không đau con ạ ! (4)”

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

Câu 3. (1.0 điểm) Qua hai câu thơ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?

II. LÀM VĂN (5 điểm)

Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

-----------------HẾT----------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ)

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

a) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (0,25 đ)

b) Nội dung bài thơ: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0.5 đ)

Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị, ý thơ hàm súc. (0,5đ)

c) Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (0.25 đ)

Câu 2:

Câu 1: Câu trần thuật (0.5 đ)

Câu 2: Câu nghi vấn (0.5 đ)

Câu 3: Câu trần thuật (0.5 đ)

Câu 4: Câu phủ định (0.5 đ)

Câu 3. (1.0 điểm) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: “yên dân”, “trừ bạo” nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc ; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo.

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

a. Hình thức, kĩ năng:

- Thể loại: Nghị luận CM

- Bố cục phải có đủ 3 phần.

- Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

b. Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau:

* Mở bài (1.0 điểm): Giới thiệu ngắn gọn về TG, TP và vấn đề cần CM

* Thân bài (3.0 điểm): Nêu HCST của bài thơ và CM hai luận điểm:

+ HCST: Bài thơ được tác giả viết vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ khi TG mới bị bắt giam ở đây. Khi đó TG còn rất trẻ

CM luận điểm 1: Hình ảnh người chiển sĩ cộng sản có lòng yêu cuộc sống tha thiêt (6 câu đầu)

CM luận điểm 2: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản khao khát tự do cháy bỏng (4 câu cuối)

Tổng kết luận điểm. Nêu giá trị NT của bài thơ

* Kết bài (1.0 điểm): Thái độ tình cảm của em về hình ảnh người chiến sĩ CS trong hoàm cảnh tù đày

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng"

(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn?

c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

Câu 2: (2,0 điểm)

Cho 2 câu sau:

"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu..."

a) Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?

b) "Nước Đại Việt ta" được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

c) Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể văn cổ đó?

Câu 3: (5,0 điểm)

Cho câu thơ sau:

"Ta nghe hè dậy bên lòng"

a) Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b) Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

c) Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?

d) Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?

e) Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép.

------------------------HẾT-----------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Đoạn văn gồm 2 câu (0,25 điểm)

Kiểu câu trần thuật – được dùng với mục đích biểu cảm (0,25 điểm)

b. Viết đoạn văn: Giới thiệu được tác giả - danh tướng kiệt xuất của nhà Trần.

Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: Đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu đến cùng cho dù thịt nát xương tan: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" . (2,0 điểm)

c. HS kể đúng tên văn bản, tác giả:

  • "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn (0,25 điểm)
  • "Nước Đại Việt ta" (hoặc Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi (0,25 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

a) Chép đầy đủ hoàn thiện đoạn trích (0,5 điểm)

b) Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" được trích trong tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của tác giả Nguyễn Trãi (0,5 điểm)

Bình Ngô đại cáo được sáng tác năm 1428 sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn quân Minh xâm lược

c) VB được viết theo thể văn nghị luận cổ: cáo (là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (1,0 điểm)

Câu 3: (5,0 điểm)

a) Chép đúng các câu thơ tiếp (0,5 điểm)

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú (sáng tác 7/1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ - Huế) (0,5 điểm)

c) Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán: (0,5 điểm)

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

d) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......(0,5 điểm)

e) Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu (3,0 điểm)

* Hình thức: Trình bày đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số câu (10 – 12 câu), có đánh số câu (0,5 điểm)

* Nội dung: (2,5 điểm)

  • Mở đoạn: Giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt đến khổ 2: Tâm trạng bực bội, đâu khổ và niềm khát khao tự do của nhà thơ.
  • Thân đoạn: Nêu được các nội dung sau
    • Tâm trạng của người tù cách mạng: Đau khổ, ngột ngạt dược nhà thơ biểu đạt trực tiếp
    • Bốn câu lục bát ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: Đạp tan phòng, chết uất, các thán từ "Ôi, thôi, làm sao" đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mát tự do.
    • Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách mạng
    • Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài đẹp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù.
    • Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù CM trẻ tuổi.
  • Kết đoạn: Khái quát lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?

b. Đặt hai câu nghi vấn dùng để:

- Yêu cầu một người bạn cho mình mượn quyển sách.

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.

Câu 2: (1,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Lão Hạc ơi (1)! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt (2)! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão (3). Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão (4). Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."(5)”.

(Trích “Lão Hạc” - Nam Cao.)

Cho biết mỗi câu (2), (3), (4), (5) trong đoạn văn thực hiện hành động nói nào?

Câu 3: (2,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

Câu 4: (5,0 điểm)

Giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em biết.

----------------------HẾT------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Học sinh nêu được đúng đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn (1,0 điểm):

- Đặc điểm hình thức:

+ Có các từ nghi vấn (ai, gì, nào...) hoặc có từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn. (0,25 điểm)

+ Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. (0,25 điểm)

- Đặc điểm chức năng: Câu nghi vấn có chức năng chính là để hỏi. (0,5 điểm)

b.(1đ) Học sinh đặt được mỗi câu đúng được 0,5đ).

Câu 2 (1,0 điểm)

Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm:

- Câu (2), (3) thực hiện hành động điều khiển.

- Câu (3), (4) thực hiện hành động hứa hẹn.

Câu 3 (2,0 điểm)

Học sinh cảm nhận được:

- Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động... (0,25 điểm)

- Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông, thể hiện qua cụm từ "luôn tưởng nhớ". Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền...và "mùi nồng mặn" đặc trưng của quê hương làng chài... (1,0 điểm)

- Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước... (0,75 điểm)

Câu 4 (5,0 điểm)

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về trò chơi mà em biết (0,5 điểm).

- Thân bài: (4,0 điểm)

+ Nguồn gốc trò chơi

+ Số người chơi, dụng cụ chơi (giới thiệu rõ yêu cầu về số người tham gia cũng như yêu cầu về dụng cụ).

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tam Hưng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF