YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trương Định

Tải về
 
NONE

Việc ôn tập kiến thức trọng tâm và rèn luyện kĩ năng giải đề sẽ rất hiệu quả trong việc chuẩn bị cho kì thi giữa Học kì 1 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trương Định, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDCD 8 KNTT

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống dân tộc không có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.

B. Quý giá.

C. Lạc hậu.

D. Có giá trị.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, giá trị của các truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy sự

A. phát triển của mỗi cá nhân.

B. phát triển của đất nước.

C. ổn định trong gia đình.

D. đoàn kết trong dòng họ.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình?

A. Tự ti về dân tộc mình.

B. Tự hào về dân tộc mình.

C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc.

D. Phê phán mọi dân tộc.

Câu 7: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Kỳ thị giữa các dân tộc.

B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.

D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 8: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Phân biệt giữa các dân tộc.

B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.

D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động là nói đến hoạt động lao động

A. chăm chỉ.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần

A. chăm chỉ.

B. lười biếng.

C. ỷ nại.

D. dựa dẫm.

Câu 11: Một cá nhân lao động cần cù thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. làm việc chăm chỉ, chịu khó.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.

B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.

D. tìm cách hãm hại.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.

b) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời.

Câu 2 (3 điểm): Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.

a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Câu 3 (1 điểm): Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình.

Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6
C A B B B B
7 8 9 10 11 12
A A B A B B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ở một vùng nói riêng và trên thế giới nói chung, có sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và cách biểu đạt văn hóa,… Mỗi nền văn hóa ấy lại có những nét đặc trưng, nét đẹp riêng đáng để chúng ta tiếp thu, học hỏi.

Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: việc sử dụng pha trộn, lạm dụng nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp sẽ làm mất đi nét đẹp, sự trong sáng của ngôn ngữ; đồng thời, cũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với ngôn ngữ bản địa.

Câu 2:

a) Lời nói của bạn A chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của A đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập.

b) Nếu là bạn B, em sẽ nói với A rằng: “H có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”.

Câu 3:

Bạn N trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam; dù là du học sinh, đang học tập tại nước ngoài, nhưng N vẫn cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người.

2. Đề thi số 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án đúng

Câu 1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam và được truyền từ

A. gia đình này sang gia đình khác.

B. dòng họ này sang dòng họ khác.

C. dân tộc này sang dân tộc khác.

D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Kiên cường chống giặc ngoại xâm.

B. Thường xuyên thay đổi theo thời đại.

C. Loại trừ văn hoá các dân tộc khác.

D. Dựa dẫm và phụ thuộc dân tộc khác.

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương.

B. Sùng bái văn hoá của các dân tộc khác.

C. Coi nhẹ các hoạt động lao động chân tay.

D. Chỉ quan tâm lợi ích của chính mình.

Câu 4. Khi trưởng thành chị B cùng nhóm bạn vẫn thường về thăm lại trường cũ và tri ân thầy cô mỗi khi có dịp. Việc làm của chị B và nhóm bạn thể hiện phẩm chất nào sau đây?

A. Nâng cao vị thế cá nhân.

B. Đoàn kết cùng phát triển.

C. Tôn trọng kỉ cương, nghi lễ.

D. Kế thừa truyền thống dân tộc.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây không biểu hiện cho sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên trên thế giới?

A. Phong tục tập quán.

B. Ngôn ngữ, chữ viết.

C. Phân biệt, kì thị.

D. Nghệ thuật, ẩm thực.

Câu 6. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần

A. làm cho văn hoá nhân loại thêm đặc sắc.

B. hạn chế sự giao lưu học hỏi của các dân tộc.

C. tạo nên sự cách biệt giữa các quốc gia dân tộc.

D. thúc đẩy sự độc quyền kinh tế của một số nước.

Câu 7. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới thể hiện ở thái độ, việc làm nào sau đây?

A. Giao lưu văn hoá với các bạn học sinh quốc tế. 

B. Đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc.

C. Ứng xử thân thiện với công dân các quốc gia khác.

D. Tuân thủ quy tắc khi tham gia lễ hội của các dân tộc.

Câu 8. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Giống nhau về phong cách ăn uống.

B. Đồng nhất về trang phục truyền thống.

C. Khác biệt về tôn giáo và tín ngưỡng.

D. Nhất quán về quan điểm và hệ giá trị.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.

B. lười biếng, ỷ nại.

C. ỷ nại, dựa dẫm.

D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12. Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, em cần tránh điều nào sau đây?

A. Tích cực tìm hiểu những điều mình chưa biết.

B. Tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà.

C. Thực hiện đúng theo thời gian biểu hằng ngày.

D. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

Câu 2. (2 điểm)

Đoàn làm phim đến gần Trường Trung học cơ sở A để quay hình cho bộ phim truyền hình sắp ra mắt. Trong đoàn làm phim, có một diễn viên người da màu. Khi diễn viên đang thực hiện vai diễn của mình thì có một nhóm học sinh tò mò đến xem. Trong lúc xem, bạn T vừa cười, vừa chỉ tay nói rằng: “Diễn viên gì mà da đen quá, nhìn là không muốn xem phim này rồi”.

Em có suy nghĩ như thế nào về lời nói và hành vi của bạn T trong tình huống trên?

Câu 3. (3 điểm)

Bạn Ninh và bạn Hải là học sinh lớp 8, rất chăm chỉ, cần mẫn học tập.Ngoài giờ học, cả hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khoá và làm đồ thủ công mang bán. Thu nhập có được từ những hoạt động trên, hai bạn đã gửi vào quỹ khuyến học của trường để chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?

- Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

D

A

A

D

C

A

7

8

9

10

11

12

A

C

A

A

B

D

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,..

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

Câu 1: Truyền thống dân tộc không có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.                     B. Quý giá.                     C. Lạc hậu.                    D. Có giá trị.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.                           B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.           D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.                    B. tinh thần.                   C. của cải.                      D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, giá trị của các truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy sự

A. phát triển của mỗi cá nhân.                             B. phát triển của đất nước.

C. ổn định trong gia đình.                                    D. đoàn kết trong dòng họ.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình?

A. Tự ti về dân tộc mình.                                     B. Tự hào về dân tộc mình.

C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc.                               D. Phê phán mọi dân tộc.

Câu 7: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Kỳ thị giữa các dân tộc.                                  B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.                              D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 8: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Phân biệt giữa các dân tộc.                             B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.                              D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động là nói đến hoạt động lao động

A. chăm chỉ.                  B. sáng tạo.                    C. hết mình.                   D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần

A. chăm chỉ.                  B. lười biếng.                 C. ỷ nại.                          D. dựa dẫm.

Câu 11: Một cá nhân lao động cần cù thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.                           B. làm việc chăm chỉ, chịu khó.

C. sao chép kết quả người khác.                         D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.                                     B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.                                            D. tìm cách hãm hại.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.                              B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.                        D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Tích cực tìm hiểu về truyền thống dân tộc.

B. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

C. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn.

D. Tham gia vào hoạt động mê tín dị đoan

Câu 15: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần

A. giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.

B. xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.

D. duy trì và nhân rộng các hủ tục lạc hậu.

Câu 16: Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc chúng đã cần đấu tranh xóa bỏ tư tưởng nào dưới đây?

A. Trọng nam khinh nữ.                                       B. Kính già, yêu trẻ.

C. Lá lành đùm lá rách.                                        D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 17: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.                                      B. Chăm chỉ học tập.

C. Lễ phép với thây, cô giáo.                               D. Buôn bán và sử dụng ma túy.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

A. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc.                       

B. Phân biệt văn hóa các dân tộc.

C. Xúc phạm văn hóa dân tộc khác.                  

D. Trà đạp truyền thống dân tộc khác.

Câu 19: Việc học sinh tích cực tham gia học tập ngoại ngữ trên không gian mạng cùng học sinh các nước trên cơ sở tôn trộng và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa là thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nội dung nào dưới đây?

A. Làm việc theo sự chỉ đạo của bố mẹ.           

B. Tôn trọng nền văn hóa các dân tộc.

C. Tôn trọng tính cá biệt của bản thân.             

D. Làm tốt nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Câu 20: Khi mỗi cá nhân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ mang lại điều gì cho cá nhân đó?

A. Tiếp thu được tài sản của các nước.

B. Tiếp thu được tinh hoa văn hóa các nước.

C. Có cơ hội để được đi du lịch miễn phí.

D. Có cơ hội để bản thân kiếm thêm thu nhập.

Câu 21: Đối với mỗi quốc gia dân tộc, việc tôn trọng sự đa dạng và nền văn hóa của các dân tộc mang lại ý nghĩa như thế nào ?

A. Có nền kinh tế phát triển.                             

B. Làm nâng tầm vị thế dân tộc.

C. Làm bá chủ các dân tộc khác.                       

D. Củng cố tình hữu nghị quốc tế.

Câu 22: Một trong những biểu hiện lao động sáng tạo là

A. làm bài tập kiểu đối phó.                                

B. dựa vào bạn bè để chép bài.

C. cải tiến phương pháp học tập.                       

D. làm qua loa đại khái cho xong.

Câu 23: Một trong những biểu hiện của lao động không có tính sáng tạo là

A. làm việc qua loa đại khái.                             

B. luôn suy nghĩ và tìm tòi.

C. luôn tìm kiếm ý tưởng mới.                          

D. say mê nghiên cứu và tìm tòi

Câu 24: Việc người lao động không ngừng tìm tòi, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao là biểu hiện của lao động

A. tự phát.                     

B. tự giác.                      

C. tự do.                        

D. sáng tạo.

Câu 25: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.

C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 26: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật.

Câu 27: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?

A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng.

B. Được bổ sung kiến thức mới.

C. Kết quả công việc ngày càng tăng.

D. Hiệu quả công việc bị suy giảm.

Câu 28: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi

A. lao động tự giác.     

B. lao động sáng tạo.   

C. lao động tự phát.     

D. lao động ép buộc.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 ( 2 điểm):   Là một công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X, chị H cho rằng cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả chung của cả dây chuyền.

- Em có nhận xét gì về ý kiến của chị H?

- Nếu là chị H, em sẽ làm gì?

Câu 2 ( 1 điểm): Khi đọc thông tin, năm 2014 đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, là di sản văn hóaphi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế, bạn Q cho rằng Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân tộc của địa phương được vinh danh chứ không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Em có đồng tình với ý kiến của Q không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C A B B B B A A B A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B B A D C A D A B B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D C A D A D D B    

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trương Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON