YOMEDIA

Bộ 2 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS Tân Bình có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 2 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS Tân Bình có đáp án cụ thể chi tiết giúp các em học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm đề. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn thi mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

 

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Máu bao gồm

A. Hồng cầu và tiểu cầu

B. Huyết tương và các tế bào máu

C. Bạch cầu và hồng cầu

D. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Câu 2: Huyết tương không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Nước                      B. Muối khoáng                      C. Bạch cầu                D. Kháng thể

Câu 3: Thành phần chiếm 45% thể tích của máu là

A. Huyết tương

B. Các tế bào máu

C. Hồng cầu

D. Bạch cầu

Câu 4: Thành phần của máu có đặc điểm màu vàng, lỏng là

A. Hồng cầu                B. Bạch cầu                C. Huyết tương                        D. Tiểu cầu

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt

B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

C. Màu đỏ hồng

D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí

Câu 6: Loại tế bào máu có đặc điểm trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân là

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: … là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất.

A. Huyết tương                       B. Hồng cầu                C. Bạch cầu                D. Tiểu cầu

Câu 8: Vai trò của hồng cầu là

A. Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể

B. Vận chuyển O2 và CO2

C. Vận chuyển các chất thải

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi

A. Nước mô

B. Máu

C. Bạch huyết

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 10: Môi trường trong của cơ thể gồm

A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.

B. Máu, nước mô, bạch huyết

C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể

D. Máu, nước mô, bạch cầu

Câu 11: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Huyết tương                        B. Hồng cầu                C. Bạch cầu               D. Tiểu cầu

Câu 12: Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là

A. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu.

B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu.

C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu.

D. 4,8 – 5 triệu/ml máu.

Câu 13: Trong cơ thể. tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?

A. Nước mô                 B. Máu                       C. Dịch bạch huyết                 D. Dịch nhân

Câu 14: Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào?

A. Hêmôerythrin         B. Hêmôxianin            C. Hêmôglôbin                       D. Miôglôbin

Câu 15: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây?

A. Tiêu chảy

B. Lao động nặng

C. Sốt cao

D. Tất cả các ý trên

Câu 16: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 17: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 18: Cơ mặt phân hóa giúp con người…

A. Biểu hiện tình cảm

B. Có tiếng nói

C. Thích nghi với lao động

D. Không có đáp án nào đúng

Câu 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến xương

A. Ngồi học sai tư thế

B. Lao động quá sức

C. Thể dục thể thao không đúng kĩ thuật

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 21: Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú?

A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.

B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 22: Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống

B. Lao động vừa sức

C. Rèn luyện thân thể thường xuyên

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người?

A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng

B. Lồi cằm xương mặt phát triển

C. Xương cột sống hình vòm

D. Cơ mông tiêu giảm

Câu 24: Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

A. Nuốt.                      B. Viết.                       C. Nóí.                        D. Nhai.

Câu 25: Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào?

A. Sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới

B. Cột sống và lồng ngực

C. Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống

D. Cả ba đáp án trên

Câu 26: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Ngồi học không đúng tư thế

B. Đi giày, guốc cao gót

C. Thức ăn thiếu canxi

D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D

Câu 27: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

B. Mang vác về một bên liên tục

C. Mang vác quá sức chịu đựng

D. Cả ba đáp án trên

Câu 28: Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Khi đi, đứng hay ngồi học/ làm việc cần giữ đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống

B. Lao động vừa sức

C. Rèn luyện thân thể thường xuyên

D. Tất cả các phương án trên

Câu 29: Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.

B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.

C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.

D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

Câu 30: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?

A. 400 cơ                    B. 600 cơ                    C. 800 cơ                    D. 500 cơ

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

C

B

B

A

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

A

C

D

B

D

A

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

D

B

C

D

A

A

D

D

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cấu trúc dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân được gọi là

A. Bó cơ                      B. Tơ cơ                      C. Bắp cơ                    D. Bụng cơ

Câu 2: Trong tế bào cơ, tiết cơ là

A. Phần tơ cơ nằm trong một tấm Z

B. Phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.

C. Phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.

D. Phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).

Câu 3: Hoạt động co cơ có ý nghĩa gì?

A. Giúp cơ thể di chuyển

B. Giúp cơ thể vận động

C. Con người lao động được

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Ý nghĩa của hoạt động co cơ

A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.

B. Giúp cơ tăng kích thước

C. Giúp cơ thể tăng chiều dài

D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan

Câu 5: Trong sợi cơ, các loại tơ cơ sắp xếp như thế nào?

A. Nối tiếp nhau

B. Xếp chồng lên nhau

C. Xen kẽ và song song với nhau

D. Vuông góc với nhau.

Câu 6: Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Mỏi cơ                    B. Liệt cơ                    C. Viêm cơ                  D. Xơ cơ

Câu 7: Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do

A. Vân tối dày lên

B. Một đầu cơ to và một đầu cố định

C. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Cơ sẽ bị duỗi ra trong trường hợp nào sau đây?

A. Mỏi cơ                    B. Liệt cơ                    C. Viêm cơ                  D. Xơ cơ

Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ là

A. Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau

B. Mỗi đơn vị cấu trúc có tơ cơ dày, tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau

C. Mỗi đơn vị cấu trúc đều có thành phần mềm dẻo phù hợp với chức năng co dãn cơ

D. Cả A, B đều đúng

Câu 10: Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ phù hợp với chức năng vận động?

A. Sợi cơ cấu tạo bởi hai loại tơ cơ có khả năng lồng và xuyên sâu vào vùng phân bố của nhau. Khi cơ co, làm cho sợi cơ rút lại và tạo ra lực kéo

B. Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ mành liên kết bao bọc, nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co rút dẫn đến bắp cơ co rút lại, kéo xương chuyển dịch và vận động

C. Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể

D. Cả ba đáp án trên

Câu 11: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu?

A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng

B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ

C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

C. Lao động vừa sức

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 13: Cơ co sinh ra

A. Điện                       B. Nhiệt                      C. Công                       D. Cả ba ý trên

Câu 14: Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố

A. Trạng thái thần kinh

B. Nhịp độ lao động

C. Khối lượng của vật

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Nguyên nhân của sự mỏi cơ là

A. Do làm việc quá sức, oxi cung cấp thiếu, lượng axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ

B. Do lượng chất thải khí cacbonic quá cao

C. Cả A, B đều đúng

D. Do cơ lâu ngày không tập luyện

-(Để xem tiếp nội dung đề thi từ câu 16-30 và phần đáp án vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS Tân Bình có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON