YOMEDIA
NONE

Bài 4: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật


Bài giảng Bài 4: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có nội dung trình bày về quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định. Mời các bạn cùng tham khảo và học tập!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

1.1 Khái niệm chất, luợng

  • Khái niệm chất

Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vôrì có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng.

Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.

Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bỏi chất của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi câu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mô'i quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó.

  • Khái niệm lượng

Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.

Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tư nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong môi quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong môi quan hệ khác lại là lượng.

1.2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyên hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất, ơ một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sư thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.

Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất đinh tất yếu sẽ dẫn đến Sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá ưình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, v.v..

Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chât, tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhát định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.

Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào củng có sự thông nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyên hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tuc về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng.

Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thê. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyên hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng. Theo V.I. Lênin, “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thông nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.

2.1 Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn

  • Khái niệm mâu thuẫn

Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ môi liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyên hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn. Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgích, không có sự thống nhất, không có sự chuyên hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.

Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Thí dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế của xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức, V.V..

  • Các tính chất chung của mâu thuẫn

Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến. Theo Ph. Ảngghen: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn... sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một cái khác.

Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn châm dứt thì sự sông cũng không còn nửa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta đã thấy rằng trong lình vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, - mâu thuẫn này được giải quyết trong sư nối tiếp của các thê hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, - và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận”.

Mâu thuẫn không những có tính khách quan, tính phổ biến, mà còn có tính đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đểu có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, v.v.. Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.

2.2 Quá trình vận động của mâu thuẫn

Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thông nhât của các mặt đốì lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó. V.I. Lênin viết: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập (“sư thông nhâV’ của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn? tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. Theo một nghĩa nào đó, cả hai đều đúng)”. Khái niệm đâu tranh của các mặt đôi lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đôi lập. Hình thức đâu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đốĩ lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể.

Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, Sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thông nhất đã có sự đâu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng. Theo V.I. Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đôi lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đôì lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đôi, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”.

Sự tác động qua lại dẫn đến chuyên hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chúi muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động, chuyên hóa giữa hai mặt đổi lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. BỞi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyên hóa giữa các mặt đổi lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. V.I. Lênin khẳng định: “Sự phát ữiển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đốì lập”2.

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

  • Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gổc, động lực của sự vận động, phát triển, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gôc, khuynh hướng của sư vận động và phát triển. V.I. Lếnin đã cho rằng: “Sự phân đối của cái thống nhâl và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó... đó là thực chất... của phép biện chứng”.
  • Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhât

3.Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biên của mọi vận động, phát tricn diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.

3.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng

Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hĩnh thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.

Mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy đều diễn ra thông qua những sự phủ định, trong đó có những sự phủ định châm dứt sự phát triển, nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát ưiển. Những sự phủ đinh tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng được gọi là sự phủ định biện chứng.

Với tư cách không chỉ là học thuyết về sự biến đổi nói chung mà căn bản là học thuyết về sự phát triển, phép biện chứng duy vật chú trọng phân tích không chỉ sự phủ định nói chung mà căn bản là sự phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong bản thân sự vật, hiện tượng; tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân nó. Vì thế, phủ đinh biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.

Phủ định biện chứng có tính kế thừa: kế thừa những nhân tô' hợp quy luật và loại bỏ nhân tô' trái quy luật. Phủ đinh biện chứng khổng phải là sự phủ định sạch ươn cái cũ, mà ưái lại ưên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát ưiên thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát ưiển. Đó là sự phủ định mà ưong đó cái mới hình thành và phát ưiển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực. V.I. Lênin cho rằng: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng..., mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển...”.

Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

3.2 Phủ định của phủ định

Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ đinh biện chứng là một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức “xoáy ốc”.

Trong chuỗi phủ định tạo nôn quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triên tiếp theo của nó. Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng.

Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đó cũng là tính chất “phủ định của phủ định”. Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định biện chứng.

Theo V.I. Lênin, “Từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến “sự thống nhất” với cái bị khảng định, - không có cái đó, phép biện chứng ữở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi”.

Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chât chung, phổ biến của sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà là phát triển theo hình thức con đường “xoáy ốc”. V.I. Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trĩnh độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường tháng...”.

Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc dường như lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn. Sư tiếp nối của các vòng trong đường xoáy ốc phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trong quá trình phát hiển của sự vật, hiện tượng phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những “vòng khâu” của quá trình đó.

Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mốì quan hộ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật, hiện tượng cũ, phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triên. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph. Ăngghen đã viết: "... phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”.

3.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Cần phải nắm được đặc điếm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động nhận thức, biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và trong thực tiễn. Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ, đó là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.

Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra đời để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan. Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con người. Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tín vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trộ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự. vật, hiện tượng phát triển theo hướng tiến bộ.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON