YOMEDIA
NONE

Bài 1: Chủ nghĩa xã hội thực hiện


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Chủ nghĩa xã hội thực hiện sau đây để tìm hiểu về cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới, sự ra đời, phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới

1.1 Cách mạng Tháng Muời Nga

Ngày 07-11-1917, Đảng Công nhân dân chủ - xã hội (Bônsêvích) Nga, đứng đầu là V.I. Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa phá tan dinh lũy cuồì cùng của Chính phủ lâm thời tư sản, báo hiệu sự toàn thắng của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành “Toàn bộ chính quyền về tay Xôviết”. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xôviết do V.I. Lênin đứng đầu đã ra đời trong “Mười ngày rung chuyển thế giới”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột ữên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế'’.

Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên phong của họ là Đảng Bônsêvích lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có tình trạng người bóc lột người.

Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, lịch sử đã mỏ ra một con đường mới cho sư giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

1.2 Mô hình chủ nghĩa xã hội đẩu tiên trên thề giới

Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Từ sau Cách mạng Tháng Mười đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xồ là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất. Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền kinh tế vôh lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây câm vận về kinh tế.

Từ năm 1918 đến mùa xuân năm 1921, để bảo đảm cung cấp lương thực cho quân đội, cho tiền tuyến, cho công nhân và cho nhân dân thành thị trong điều kiện lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I. Lênin đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thếlực chống phá cách mạng khác.

Đến tháng 3-1921, sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga, với việc đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), V.I. Lênin đã chỉ rõ: trong những điều kiện mới, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhầ nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này. Thời kỳ Chính sách cộng sản thời chiến đã kết thúc, giờ đây với việc thực thi NEP, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những hình thức rất thích hợp để giúp nước Nga Xô viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hóa nhỏ - mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản. sở dĩ chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới điều kiện chuyên chính vô sản có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn như vậy vì như định nghĩa của V.I. Lênin - đó là một thứ chủ nghĩa tư bản có liên quan với nhà nước. Nhà nước đó là nhà nước của giai cấp vô sản. Thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất, kỹ thuật và tình hoa tri thức trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học, kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản. Nhà nước vô sản có the sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước như là một hệ thông các chính sách, công cụ, biện pháp nhằm điều tiết mọi hoạt động của các xí nghiệp tư bản còn tồn tại trong thời kỳ quá độ, nhằm hướng tới mục đích vừa sử dụng, vừa cải tạo bằng phương pháp hòa bình đối với các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và sản xuất nhỏ. Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa tư bản nhà nước còn có thể được coi là một trong những phương thức, phương tiện, con đường có hiệu quả trong việc thúc đây xã hội hóa và làm tăng nhanh lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà kết quả căn bản của sự xã hội hóa này thể hiện ở việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hóa quá độ xã hội chủ nghĩa, giai đoạn trung gian của nền sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

Sau khi V.I. Lênin qua đời, Chính sách kinh tế mới không được thực hiện triệt để và thực hiện chưa được bao lâu thì từ cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, triệu chứng của một cuộc chiến ữanh thế giới mới ngày càng lộ rõ. Trong bối cảnh ấy, phải làm sao nhanh chóng biến nước Nga lạc hậu thành cường quốc công nghiệp, để vừa xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, vừa chuẩn bị đối phó với nguy cơ chiến tranh. Giải quyết nhiệm vụ này trong một thời gian ngắn nhất là vấn đề sông còn đặt ra đối với vận mệnh của Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Trong điều kiện như vậy, để giải quyết nhiệm vụ lịch sử vô cùng khó khăn nói trên, Nhà nước Xôviết không thể không áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, một cơ chế có thể thực hiện được khi chính quyền đã thuộc về giai câp công nhân và nhân dân lao động. Thực tế, Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hóa với thời gian chưa đầy 20 năm, trong đó quá nửa thời gian là nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Trong một diều kiện lịch sử đặc biệt như vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cho phép phát huy cao độ tinh thần anh dũng, hy sinh của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, mới có thể thực hiện được những kỳ tích như vậy.

2. Sự ra đời, phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời bao gồm các nước Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani, Mông cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba. Năm 1960, tại Mátxcơva, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước ữên thế giới đã ra tuyên bố và khăng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trỏ thành nhân tố quyết định sự phát triên của xã hội loài người.

2.2 Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Cho dù lịch sử có biến động như thế nào, dù ai đó cố tình xuyên tạc lịch sử cũng không thể phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt được những thành tưu to lớn sau đây:

Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đây trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.

Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là chế độ dân chủ được thiết lập. Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, ngăn ngừa và trân áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế cho nhân dân lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà hơn thế nữa nó còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.

Trong hơn bảy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn với trình độ hiộn đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tính thần của nhân dân. Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười so với các nước phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm. Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới. Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xố bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ. Với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kê trong việc chăm sóc sức khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động. Trước Cách mạng Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã bị xóa bổ. Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trĩnh độ học vấn cao nhất thế giới (164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới). Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trước đây đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng manh. Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ cũng có những thành tựu rất to lớn.

Với sự lớn manh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hộ thông thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập không chỉ mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con đường xã hội chủ nghĩa, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều mặt, các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới nay chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3% dần số thế giới. Tính đến nay, hàng trăm nước đã giành được độc lập; trên một trăm nước tham gia vào Phong trào Không liên kết.

Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.

Ngay tại các nước phương Tây, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của chủ nghĩa xã hội đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã hội... Với sức ép của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương Tây đã phải nhượng bộ và chấp nhận thực tế rất nhiều yêu sách đó.

Tóm lại, từ tháng 11-1917 cho đến sự kiện tháng 8-1991, chủ nghĩa xã hội đã tồn tại hơn 70 năm ở Liên Xô, hơn 40 năm ở các nước Đống Âu (kể từ năm 1945). Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã ưải qua một thời kỳ phát triên rực rỡ, có những thành tựu to lớn và đã phát huy tác dụng manh mẽ trong tiến trình phát triển lịch sử của loài người.

Sự phát triển như vũ bão của ba dòng thác cách mạng trong suốt mấy thập kỷ đã gắn liền với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực, với hệ thống xã hội chủ nghĩa.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON