Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 443989
Nhiệt năng của một vật là
- A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 443990
Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …
- A. Nhiệt năng.
- B. Thế năng đàn hồi.
- C. Thế năng hấp dẫn.
- D. Động năng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 443991
Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …
- A. Thế năng.
- B. Động năng.
- C. Nhiệt năng.
- D. Cơ năng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 443992
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
- A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
- B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- C. Từ cơ năng sang cơ năng.
- D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 443993
Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
- A. Năng lượng nước.
- B. Năng lượng gió.
- C. Năng lượng mặt trời.
- D. Năng lượng từ than đá.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 443994
Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp nào sau đây
- A. Chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ.
- B. Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ.
- C. Chất tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ.
- D. Chất tỏa nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 443995
Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là:
- A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc nóng lên.
- B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi
- C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.
- D. Cho cơm nóng vào bát thi bưng bát cũng thấy nóng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 443996
Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
- A. 600 J
- B. 200 J
- C. 100 J
- D. 400 J
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 443997
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
- A. Hướng từ dưới lên.
- B. Hướng từ trên xuống.
- C. Hướng sang ngang.
- D. Theo mọi hướng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 443998
Công thức nhiệt lượng là:
- A. Q = m.c.∆t
- B. Q = m.c
- C. Q = c.∆t
- D. Q = m.∆t