YOMEDIA
NONE

Toán 8 Cánh Diều Chương 4 Bài 2: Hình chóp tứ giác đều


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài Hình chóp tứ giác đều. Với bài học này, các em sẽ biết mô tả đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy; cách vẽ hình; tính diện tích xung quanh, thể tích của hình chóp tứ giác đều. Đây là loại hình căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em học tập thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình chóp tứ giác đều

Hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Nhận xét:

- Hình chóp tứ giác đều S.ABCD.

- Mặt đáy ABCD là một hình vuông.

- Các mặt bên SAB, SBC, SCD, SDA là những tam giác cân tại S.

- Các cạnh đáy AB, BC, CD, DA bằng nhau.

- Các cạnh bên SA, SB, SC, SD bằng nhau.

- Gọi S đỉnh của hình chóp tứ giác đều S.ABCD.

 

Chú ý: Hình chóp tứ giác đều có 5 mặt, 8 cạnh.

 

1.2. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều

Trung đoạn của hình chóp tứ giác đều

Hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

 Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Gọi SM, SN, SP, SQ lần lượt là đường cao của các tam giác SAB, SBC, SCD, SDA. Mỗi đoạn thẳng SM, SN, SP, SQ đều được gọi là trung đoạn của hình chóp tứ giác đều S.ABCD.

 

Công thức tính

 Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều bằng nửa tích của chu vi đáy với độ dài trung đoạn.

- Tức là:

Sxq=12.C.d, trong đó Sxq là diện tích xung quanh, C là chu vi đáy, d là độ dài trung đoạn của hình chóp tứ giác đều.

 

Ví dụ:

Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều biết độ dài cạnh đáy bằng 10 cm và độ dài trung đoạn bằng 7 cm?

Hướng dẫn giải

Chu vi đáy của hình chóp tứ giác đều là: 10 . 4 = 40 (cm).

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là Sxq=12.40.7=140 (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là 140 cm2.

 

1.3. Thể tích của hình chóp tứ giác đều

Hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

Công thức tính

 Thể tích của hình chóp tứ giác đều bằng một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao.

- Tức là:

V=13.S.h, trong đó V là thể tích, S là diện tích đáy, h là chiều cao của hình chóp tứ giác đều.

 

Ví dụ:

Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều với độ dài cạnh đáy là 8 cm và chiều cao là 9 cm?

Hướng dẫn giải

Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều là: 8.8 = 64 (cm2).

Thể tích hình chóp tứ giác đều là: V=13.64.9=192 (cm3).

Vậy thể tích hình chóp tứ giác đều là 192 cm3.

Bài tập minh họa

Bài 1: Tính chiều cao AH của hình chóp tứ giác đều A.MNPQ biết độ dài cạnh đáy hình vuông MNPQ là 8cm và thể tích của hình chóp tứ giác đều đó là 192 cm3?

Hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Hướng dẫn giải

Diện tích đáy MNPQ là: S = 8.8 = 64 (cm2).

Độ dài chiều cao AH là: 3.VA.MNPQS=3.19264=9 (cm).

Vậy độ dài chiều cao AH là 9 cm.

 

Bài 2: Một hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh đáy bằng 6 cm, độ dài trung đoạn bằng 5 cm và chiều cao bằng 4 cm.

a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó?

b) Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều đó?

Hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Hướng dẫn giải

a) Chu vi đáy của hình chóp tứ giác đều là: 6 . 4 = 24 (cm).

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là: Sxq=12.24.5=60 (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là 60 cm2.

b) Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều là: 6 . 6 = 36 (cm2).

Thể tích của hình chóp tứ giác đều là: V=13.36.4=48 (cm3).

Thể tích của hình chóp tứ giác đều là 48 cm3.

 

Bài 3: Bác Khôi làm một chiếc hộp gỗ có dạng hình chóp tứ giác đều với độ dài cạnh đáy của hình chóp là 6 m, trung đoạn của hình chóp là 5 m. Bác Khôi muốn sơn bốn mặt xung quanh của hộp gỗ. Cứ mỗi mét vuông sơn cần trả 30 000 đồng (tiền sơn và tiền công). Hỏi bác Khôi phải trả chi phí là bao nhiêu?

Hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Hướng dẫn giải

Chu vi đáy của chiếc hộp là: 6.4 = 24 (m).

Diện tích xung quanh của chiếc hộp là: Sxq=12.24.5=60 (m2).

Diện tích sơn chính là diện tích xung quanh của chiếc hộp.

Do đó số tiền bác Khôi phải trả là: 60. 30 000 = 1 800 000 (đồng).

Vậy số tiền bác Khôi phải trả là 1 800 000 đồng.

3. Luyện tập Bài 2 Chương 4 Toán 8 Cánh Diều

Qua bài học này, các em sẽ:

- Mô tả đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy của hình chóp tứ giác đều.

- Tạo lập hình chóp tứ giác đều.

- Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tứ giác đều.

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Chương 4 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Cánh Diều Chương 4 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Chương 4 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 4 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 84 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Hoạt động 1 trang 84 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 85 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 85 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 1 trang 87 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 2 trang 87 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 3 trang 87 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 4 trang 87 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 2 Chương 4 Toán 8 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON