YOMEDIA
NONE

Bài 2: Máy, quá trình tìm kiếm phổ biến trên Internet và hướng dẫn tìm kiếm một số loại thông tin cụ thể


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Máy, quá trình tìm kiếm phổ biến trên Internet và hướng dẫn tìm kiếm một số loại thông tin cụ thể sau đây để tìm hiểu về máy tìm kiếm phổ biến trên Internet, quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet, hướng dẫn tìm kiếm một số loại thông tin cụ thể.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Máy tìm kiếm phổ biến trên Internet

1.1 Khái niệm máy tìm kiếm

Một máy tìm kiếm (công cụ tìm kiếm) là một ứng dụng phần mềm được thiết kế để tìm kiếm các nguồn lực kĩ thuật số như các trang web, văn bản, tin tức Usenet, hình ảnh, video, ảnh, v.v... bằng cách nhập từ khoá. Một số trang web cung cấp công cụ tìm kiếm như các tính năng chính của nó. Những ứng dụng cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến thường được gọi là công cụ tìm kiếm, ví dụ, Google, Bing và Ask.com, yahoo,... Hầu hết các máy tìm kiếm phổ biến hiện nay dều cho phép tìm kiếm thông tin theo chủ đề và theo loại thông tin, rất thuận tiện cho người sử dụng.

1.2 Một số cỗ máy tìm kiếm phổ biến

Google

Công ty Google dược sáng lập năm 1998, với sản phẩm chính là ứng dụng www.google.com (gọi tắt là Google). Google được sáng lập bởi Larry Page và Sergey Brin vào năm 1996, ứng dụng ban đầu là cỗ máy tìm kiếm có tên BackRup. Tên miền www.google.com được đăng kí bản quyền năm 1997. Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người Hình 3.3. Máy tìm kiếm Google ủng hộ và sử dụng vì nó có một cách trình bày gọn, đơn giản, cũng như đem lại kết quà thích hợp và các tính năng tìm kiếm nâng cao.

Hình 3.3 Máy tìm kiếm google

Yahoo

Yahoo được sáng lập bởi David Filo và Jerry Yang năm 1994. Thời gian đầu Yahoo sử dụng kết quả tìm kiếm của Google. Từ năm 2004, Yahoo sử dụng công cụ tìm kiếm riêng của mình, tuy không có nhiều tính năng tìm kiếm nâng cao như Google nhưng Yahoo cũng có một số lượng người sử dụng rất đông đảo. Tên miền của Yahoo là http://vn.yahoo.com.

Hình 3.4 Máy tìm kiếm Yahoo

Bing

Bing là bộ máy tìm kiếm web, đại diện cho công nghệ tìm kiếm hiện nay của Microsoft và được chính thức công bố năm 2009. Bing cũng có nhiều tính năng thuận tiện về giao diện (thay dổi hình nền về các nơi trên thế giới, có xem thừ mở rộng,...), về phương tiện và thông tin tìm kiêm cải tiên. Tuy ra đời sau Google nhưng Bing cũng có số lượng người sử dụng khá lớn trên thế giới và là đối thủ cạnh tranh số một của Google.

Hình 3.5 Máy tìm kiếm Bing

2. Quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet

Chiến lược tìm kiếm thône tin trên Internet gồm các bước cơ bản như minh hoạ trong hình 3.6:

Hình 3.6. Các giai đoạn của quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet.

2.1 Phân tích yêu cầu tìm kiếm

Phân tích yêu cầu tìm kiếm là người sử dụng tự đặt câu hỏi để làm rõ yêu cầu của mình. Ví dụ, vấn đề đang được quan tâm là thông tin buôn bán trẻ em, người sử dụng cần tự đặt ra một câu hỏi thích hợp, chẳng hạn: Tôi muốn biết thông tin cụ thể về nạn buôn bán trẻ em ở nước nào, vùng nào? Tôi cần thông tin về các vấn đề nóng hổi hiện nay liên quan đến buôn bán trẻ em hay là thông tin mang tính lịch sử? Sau đó, chuyển yêu cầu cùa mình thành một câu hoàn chỉnh, ví dụ: nạn buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc?

Phân chia yêu cầu thành các khái niệm nhỏ như trong bảng phân tích dưới đây:

Khái niệm 1 Khái niệm 2 Khái niệm 3
Buôn bán trẻ em Việt Nam Trung Quốc

Sau đó tìm xem có những từ ngữ nào khác cùng thể hiện chủ dề mà mình quan tâm hay không, chẳng hạn, cách viết khác nhau, từ đồng nghĩa. Từ đó có thể xây dựng được một tập các thuật ngữ khác nhau có thể dùng trong tìm kiếm. Ví dụ:  
Khái niệm 1 Khái niệm 2 Khái niệm 3
Buôn bán trẻ em Việt Nam Trung Quốc
Bắt cóc trẻ em Vietnam China
Trafficking Vietnam  
Child Vietnamese  
Children    
Kidmap    


2.2 Cú pháp và cách diễn đạt lệnh tìm kiếm

Cú pháp của lệnh tìm kiếm là cách thức sử dụng liên kết các khái niệm một cách phù hợp cho yêu cầu tìm kiếm. Các máy tìm kiếm khác nhau có những cách thức khác nhau trong việc liên kết các thuật ngữ cần tìm.

Chú ý cơ bản:

  • Phần lớn các máy tìm kiếm không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
  • Khi nhập từ tìm kiếm vào ô tìm kiếm, cần đưa thuật ngữ được cho là quan trọng nhất lên đầu lệnh cần tìm.
  • Không cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Ví dụ, “Hiện trạng của nạn buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc” có thể thay bởi các từ “buôn bán trẻ em”, “Việt Nam”, “Trung Quốc”. Không giống như ngôn ngữ tự nhiên, các máy tìm kiếm không quan tâm đến sự chính xác về ngừ pháp của thuật ngữ cần tìm.
  • Nhiều máy tìm kiếm bỏ qua các từ thông thường trong tiếng Anh như “the”, “and”, “in”,..
  • Nếu nhập nhiều từ tìm kiểm thì phạm vi tìm kiếm sẽ dược thu hẹp.
  • Để có được kết quả tìm kiếm nhanh chóng và chính xác, có thể sử dụng các cách diễn đạt lệnh tìm kiếm sử dụng các phép toán tìm kiếm, toán tử logic và một sô cách khác như sau:

Các phép toán của lệnh tìm kiếm

  • Dùng dấu cộng “+” trước những từ muốn nó phải xuất hiện trong kết quả.
    • Ví dụ: Tìm thông tin buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc: + Buôn bán trẻ em + Việt Nam + Trung Quốc.
  • Dùng dấu trừ trước những từ không muổn được xuất hiện trong kết quả.
    • Ví dụ: tìm thông tin buôn bán trẻ em từ Việt Nam nhưng không phải sang Trung Quốc: + buôn bán trẻ em + Việt Nam - Trung Quốc
  • Dùng dấu ngoặc kép “ ” đối với một tập hợp các từ muốn được xuất hiện trong kết quả chính xác như là một cụm từ:
    • Ví dụ: “buôn bán trẻ em”, “Việt Nam”, “Trung Quốc”
  • Chức năng tìm kiếm theo cụm từ là rất hữu ích, nhất là khi muốn tìm kiếm tên người (ví dụ, “Ngô Bảo Châu”), tên cơ quan, tên công ty, lời bài hát, một cụm từ hay một câu nói nổi tiếng,...
  • Một số máy tìm kiếm cho phép sừ dụng các kí hiệu thay thế, ví dụ, kí hiệu * thường dùng đổ thay thế các kí tự. Chẳng hạn, muốn tìm kiếm các từ education, educator, educate,... có thể nhập từ tìm kiếm là educ*.

Toán tử Boolean

  • Một số máy tìm kiếm cho phép sử dụng các toán tử “AND”, “OR” và “NOT“ để diễn đạt những lệnh tìm kiếm phức tạp. Các toán tử này thường phải viết hoa:
  • Sừ dụng AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện trong kết quà tỉm kiếm.
    • Ví dụ: “lao dộng” AND “trẻ em” thì kết quả sỗ có các tài liệu chứa cả hai thuật ngữ “lao dộng” và “trẻ em”.
  • Sử dụng OR nếu muốn một trong các thuật ngừ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (hoặc là cả hai hay nhiều thuật ngữ). Toán từ OR rất hữu ích trong việc muốn tìm các từ đồng nghĩa, các cách viết khác nhau của một từ.
    • Ví dụ: “Việt Nam” OR Vietnam
    • “Kỉ luật” OR “Kỷ luật”
  • Sử dụng NOT dể loại bỏ tài liệu bao gồm các từ không cần thiết.

Một số cách thu hẹp phạm vi tìm kiếm

  • Giới hạn theo định dạng file (.doc, .pdf, .mp3,...). Muốn tìm file mp3 trong ô tìm kiếm của google sử dụng đoạn mã sau:
    • (“index of’) + (“/mp3”|“/mp3s”|“/music”) + (mp3|zip|rar) + apache
    • Cần đảm bảo biên tập cả mục tên và phần mở rộng của file
    • Giới hạn theo ngôn ngừ tiêng Việt, Anh, Trung, Pháp,...
    • Giới hạn theo từng loại địa chỉ, chẳng hạn đuôi .gov, .edu,...
    • Giới hạn theo địa điểm xuất hiện của từ tìm kiếm

2.3 Phân nhóm yêu cầu thông tin và lựa chọn máy tìm kiếm phù hợp

Sau khi đã phân tích nhu cầu thông tin, cần tiến hành phân loại yêu cầu tìm kiếm. Dựa vào dặc điểm của loại nhu cầu thông tin, có thể để lựa chọn công cụ tìm kiếm thích hợp và tìm cách thức diễn dạt lệnh tìm kiếm sao cho có thể khai thác tối đa các chức năng của công cụ cho mục đích tìm kiếm. Bảng sau đây sẽ liệt kê những tính năng của máy tìm kiếm phù hợp với loại nhu cầu thông tin tìm kiếm:

Bảng 3.1. Sự tương thích giữa tính năng của mảy tìm kiếm và nhu cầu tìm kiếm

Đặc điểm của nhu cầu thông tin Các tính năng phù hợp của máy tím kiếm

Tìm một tên người, tên tài liệu cụ thể hoặc một thuật ngữ/cụm từ xác dịnh rõ ràng.
Ví dụ: “tin đại cương”,
“Ngô Bào Châu ”, “ new moon ”...

“TÌM THEO CỤM TỪ” là tính năng có thề được sử dụng trong mọi công cụ tìm kiểm. Tính năng này yêu cầu các kết quả phải có cụm từ theo đúng trật tự được gõ vào. Để lựa chọn tính năng này đưa cụm từ cần tìm kiếm vào dấu nháy kép “ ”.

Một hav vài thuật ngữ có nhiều nghĩa trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Ví dụ:
Anh hường cùa bạo lực trên truyền hình đổi với trẻ em (Children in conjunction with television and also violence)

Sử dụng toán từ AND thích hợp trong trường hợp này. Các máy tìm kiếm Google, AUTheWeb và phần lớn các công cụ tìm kiếm khác đều sử dụng toán tử AND một cách ngẩm định.

Ví dụ:“trẻ em ” AND “truyền hình ” AND “bạo lực ”

Tương đương với
Trẻ em truyền hình bạo lực
Và children television violence

Người tìm kiếm doán rằng trong danh sách kết quả sẽ có rất nhiều trang web chứa các từ mà họ không muốn.

Ví dụ: muốn tìm thông tin về điểm sàn tuyển sinh 2012 ”, không phải của các năm 2011, 2010

Sử dụng toán tử AND NOT và NOT hoặc dấu trừ - trước những cụm từ không muốn xuất hiện trong kết quả

Ví dụ:

“Điểm sàn tuyển sinh 2012” AND NOT 2011  AND NOT 2010

Thuật ngữ tìm kiếm có nhiều từ đồng nghĩa, các cách viết khác nhau, hay các từ nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài.

Ví dụ:

Women, females with networking Tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing

Sử dụng toán tử OR trong Google

Ví dụ:

“Women OR females” AND Networking

Trong AllTheWeb sử dụng dấu ngoặc đơn và không cần dùng OR (Women females) networking

Muốn tìm trang chủ hoặc các tài liệu chỉ đề cập đến các thuật ngữ cần tìm kiếm.

Ví dụ:
trang chủ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Sử dụng từ khoá title giới hạn nhan đề (title) của tài liệu.

Ví dụ:

Title: “Đại học Sư phạm Hà Nội”
Muốn tìm các thuật ngữ có nhiều đuôi khác nhau. Sử dụng kí tự thay thế *

2.4 Tìm lời khuyên của người có kinh nghiệm

Nếu không thể tìm được thông tin bằng công cụ tìm kiếm, hãy sử dụng sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm. Lưu ý rằng các công cụ tìm kiếm không biết suy nghĩ. Vì vậy, muốn tìm được một danh mục theo chù đề quan tâm nhưng không có tài liệu cần tìm, hãy tìm một địa chỉ email hoặc một đường dẫn tới thông tin về một chuyên gia trong lĩnh vực đó, hoặc tác giả của một tài liệu hay một lời khuyên. Cũng có thể gửi câu hỏi cần được giải đáp đến một nhóm thảo luận hoặc một diễn dàn.

2.5 Nếu tìm kiếm chưa thành công hãy thử lại

Để có được kết quả tìm kiếm tốt, người tìm kiếm luôn phải cân nhắc kĩ các bước mà mình dâ tiến hành, có thể xem xét việc thay đổi cách diễn đạt cụm từ tìm kiếm, máy tìm kiếm và thậm chí xem xét lại nhu cầu của mình.

2.6 Đánh giá kết quả tìm kiếm

Khi có được một danh sách các kết quả tìm kiếm, người tìm kiếm cần xem xét một cách cẩn thận thông tin hiển thị trong các kết quả và địa chỉ url dần tới tài liệu chứa kết quả để có dược các thông tin thích hợp.

Các kết quả trả về được liệt kê theo một tiêu chí riêng do công cụ tìm kiếm quy định và liệt kê theo từng trang, mỗi trang khoảng 10 kết quả với các thông tin mô tả ngắn gọn về trang web tìm dược. Muốn chuyển sang trang kết quà khác, nhấp chuột vào chỉ số trang tương ứng ở phía cuối của trang kết quả. Thông thường các kết quả tìm kiếm mong muốn thường nằm ở đầu danh sách kết quả tìm kiếm.

3. Hướng dẫn tìm kiếm một số loại thông tin cụ thể

3.1 Tìm kiếm video, audio và ảnh

Các công cụ tìm kiếm phổ biến hầu hết đều cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin ảnh, video clip một cách dễ dàng. Bên cạnh việc tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Yahoo, Bing, một giải pháp rất tốt đó là vào các trang web chuyên về video hoặc hình ảnh để tìm kiếm. Chẳng hạn, để tìm kiếm video clip, người sử dụng có thể vào trang web youtube.com. Youtube.com là website cung cấp các video clip lớn nhất trên thế giới. Người sử dụng có thể vào thẳng trang web này để tìm kiếm trong nội bộ trang sẽ cho kết quả tìm kiếm nhanh chóng.

3.2 Tìm kiếm các thông tin thông thường về đời sống hằng ngày

Người sử dụng nên ghi nhớ những website có thông tin cần thiết cho từng loại thông tin mà họ thường quan tâm. Ví dụ, tìm địa chỉ của một quán ăn, nhà hàng, cơ quan công sở, địa điểm du lịch,... ghi nhớ trang http://diadiem.com; tìm đọc các thông tin thời sự cập nhật ghi nhớ trang http://dantri.com; tìm dọc các thông tin dữ liệu bóng đá ghi nhận trang http://ibongda.vn....

3.3 Tìm kiếm sách, tài liệu

Tìm theo chủ đề, hoặc theo một quyển sách cụ thể. Có 4 cách hiệu quả sau:

  • Sử dụng từ khoá tên sách và nơi xuất hiện là trong tên trang.
  • Tên sách và kiểu tài liệu pdf, ppt hoặc doc.
  • Tìm kiếm đổ tải về sử dụng từ khoá: “tên sách ” download.
  • Có thể có them từ khoá zip. rar hoặc pdf và free, chẳng hạn “tin đại cương" + “pdf’ download.
  • Tên sách + “rapid share” (rất hiệu quả) - hiệu quả hơn nếu tỉm theo tên sách cụ thể.

Ba cách dầu có thể tìm sách theo chủ đề hoặc theo tên sách, cách thứ tư hiệu quả nếu tìm theo tên sách mặc dù phải mất thời gian.

Trong trường hợp chưa biết tên sách thì có thể vào một số trang giới thiệu hoặc bán sách như http://amazon.com để tìm sách theo chủ đề mà mình muốn tìm.

3.4 Tìm định nghĩa một từ

Nếu người sử dụng muốn tìm nhanh định nghĩa về một từ nào đó, có thể sử dụng cú pháp define: nội dung vào ô tìm kiếm của google.com, kết quả như hình 3.7.

Hình 3.7. Tim kiếm định nghĩa một từ trên google.com

3.5 Tìm kiếm giá trị biểu thức

Để tìm giá trị biểu thức, người sử dụng chỉ cần nhập biểu thức vào ô tìm kiếm của công cụ tìm kiếm google.com, sau dó nhấn phím Enter, Google sẽ tự tính toán và đưa ra kết quả cần tìm.

Hình 3.8. Tìm kiếm giá trị biểu thức tính toán trên google.com

3.6 Đổi đơn vị đo, tiền tệ

Để đổi đơn vị đo và tiền tệ, người sừ dụng chỉ cần sừ dụng cú pháp noiclung1 in noidung2 vào trong ô tìm kiếm của google.com, Google sẽ đổi đơn vị từ nội dung 1 sang nội dung 2. Ví dụ, đổi đơn vị đo chiều dài và đơn vị đo tiền tệ như hình 3.9 và 3.10.

Hình 3.10 Đổi đơn vị đo tiền tệ

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF