Giải bài 1 tr 90 sách GK Tin học lớp 8
Dựa trên các hoạt động mô phỏng của từng hệ thống của phần mềm, em hãy trình bày lại các hoạt động của hệ thống này:
- Hệ tuần hoàn.
- Hệ hô hấp.
- Hệ tiêu hóa.
- Hệ bài tiết.
- Hệ thần kinh.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 1
- Hoạt động của hệ tuần hoàn: Tuần hòa phổi (hay còn gọi tiểu tuần hoàn) và tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là đại tuần hoàn). Hai vòng tuần hoàn này đều hoạt động chủ yếu bởi sức bơm của cơ tim.Máu trong động mạch đi từ tim đến các bộ phận của cơ thể, sau đó máu trong tĩnh mạch lại từ các bộ phận của cơ thể chảy về tim. Trái tim giống như một chiếc bơm, đẩy máu vào các động mạch. Sức đẩy này hao hụt dần suốt chiều dài của hệ mạch do sự ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu. Còn vận tốc máu ở tĩnh mạch lại tăng dần do được sự hỗ trợ chủ yếu bởi sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, thêm vào đó sức hút của lồng ngực khi ta hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra khiến máu trong tĩnh mạch chịu áp lực lớn, bị dồn ép chảy về tim.
- Hoạt động của hệ hô hấp: Lượng không khí hít vào có thể mang theo bụi bậm chứa mầm bệnh gây ra viêm nhiễm cho hệ hô hấp lẫn hệ tiêu hóa trên, mà cụ thể là vùng hầu họng. Một hệ thống lông mao có ở khắp nơi trong hệ thống dẫn khí làm nhiệm vụ lọc, ngăn chặn & quét ngược các bụi bậm trở ra khỏi hệ hô hấp. Khí quản là một ống có cấu tạo chủ yếu là sụn, bắt nguồn từ thanh quản rồi chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực. Đầu còn lại của khí quản được chia là hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là tiểu phế quản) đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi khí bên trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản & tiểu tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300-400 phế nang cho mỗi buồng phổi. Quá trình trao đổi khí xảy ra do việc tiếp xúc giữa hồng cầu với không khí giàu oxy trong phế nang. Các hemoglobin có trong hồng cầu bắt giữ lấy các phân tử oxy & nhả ra các phân tử CO2 vào phế nang. Đây là chức năng cơ bản và thiết yếu nhất của hệ hô hấp. Hiển nhiên CO2 sẽ bị thải ra ngoài trong thì thở ra, còn O2 được đem đến cung cấp cho tế bào để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình này cứ tiếp diễn từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây để duy trì chức năng cơ bản của sự sống.
- Hoạt động của hệ tiêu hóa:
+ Tiêu hóa ở miệng
+ Tiêu hóa ở ruột non
+ Hấp thụ ở ruột non
+ Ruột già và sự thải phân
- Hoạt động hệ bài tiết: Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu. Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu từ thận xuống bóng đái là nơi chứa nước. Ống đái có chức năng thải nước tiểu ra ngoài.
- Hoạt động của hệ thần kinh:
+ Tiếp nhận kích thích thần kinh.
+ Tái hiện ghi nhớ.
+ Nhận biết.
+ Nhận thức
+ Điều khiển hoạt động của cơ thể
-- Mod Tin Học 8 HỌC247
-
Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn sốTheo dõi (0) 0 Trả lời