Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 443879
Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:
- A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
- B. véctơ.
- C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
- D. luôn có giá trị âm.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 443880
Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị:
- A. bằng không.
- B. luôn dương.
- C. luôn âm.
- D. khác không.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 443881
Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào
- A. khoảng cách giữa giá của hai lực.
- B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
- C. vị trí trục quay của vật.
- D. trục quay.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 443882
Đơn vị của moment lực là:
- A. m/s.
- B. N.m.
- C. kg.m.
- D. N.kg.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 443883
Điền vào chỗ trống: "Độ lớn của moment lực ... với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay."
- A. Tỉ lệ thuận
- B. Tỉ lệ nghich
- C. Bằng
- D. Không có đáp án đúng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 443884
Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ?
- A. Làm quay vật
- B. Làm vật đứng yên
- C. Không tác dụng lên vật
- D. Vật tịnh tiến
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 443885
Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng:
- A. 0
- B. Thay đổi
- C. Luôn dương
- D. Luôn âm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 443886
Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m
- A. 10 N
- B. 10 Nm
- C. 11 N
- D. 11 Mn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 443887
Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng
- A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
- C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 443888
Chọn đáp án đúng
- A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
- B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
- C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
- D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.