1.Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Mục tiêu cụ thể:
Về chính trị: phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dâ, do dân, và vì dân.
Về kinh tế: Đó là nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Về văn hóa – xã hội: Theo Người, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt của nhân dân, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới…
Về bản chất của nền văn hóa XHCN Việt Nam, Người khẳng định: “Phải XHCN về nội dung”. Để có một nền văn hóa như thế, ta phải phát huy vốn quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng.
2.Động lực
Để đạt được những mục tiêu trên, theo Hồ Chí Minh cần phải có những động lực, nhất là động lực bên trong. Những động lực đó là: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. (động lực thúc đẩy và cản trở)
Người khẳng định: động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức. Người nhận thấy được ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân với xã hội.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc, lợi dân gắn kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Văn hóa, khoa học, giáo dục là một động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.
Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả KH – KT thế giới.
Bên cạnh chỉ ra những nguồn động lực, Hồ Chí Minh còn cảnh báo, ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của CNXH, làm cho CNXH trở nên trì trệ, xơ cứng, không có sức hấp dẫn, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu…
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.