Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 335067
Cho một vật cân bằng cân đĩa ở Hà Nội được 4kg. Biết khối lượng riêng của chất làm vật là 2,7 g/Cm3 ( g = 9,793 N/kg). Tìm trọng lượng của vật.
- A. 39,172(N)
- B. 52,345 (N)
- C. 40 (N)
- D. 39,333(N)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 335071
Cho 3 lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thoả mãn:
- A. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên
- B. F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên
- C. F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.
- D. F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 335072
Phát biểu nào sai khi nói về quán tính của một vật?
- A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
- B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được
- C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại
- D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 335074
Khi nói về hiện tượng có liên quan đến quán tính, đâu là phát biểu sai?
- A. Vẩy mực ra khỏi bút.
- B. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán.
- C. Giũ quần áo cho sạch bụi.
- D. Chỉ có hai hiện tượng A và C.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 335076
Xác định chiều dài của đoàn tàu và vận tốc của đoàn tàu biết: Một người đứng ở chỗ chắn đường nhìn thấy đoàn tàu hoả chạy ngang qua mặt mình hết 10 giây cũng với vận tốc đó, đoàn tàu chạy qua một đoạn đường hầm dài 540 mét trong thời gian 48 giây.
- A. 11,25m/s và 112,5m
- B. 12,5m/s và 125m
- C. 12,75m/s và 127,5m
- D. 13m/s và 130m
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 335078
Cho bài toán có một cầu thang cuốn (dạng băng chuyền) đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang nói trên đưa một người khách đứng yên trên nó lên đến tầng lầu trong thời gian t1 = 1,0 phút. Nếu cầu thang đứng yên thì người khách đó phải đi bộ hết thời gian t2 = 3,0 phút. Hỏi nếu cầu thang chuyển động đi lên, đồng thời người khách đi bộ trên nó theo hướng lên tầng lầu thì thời gian để người khách lên tới tầng lầu là bao nhiêu?
- A. 3/4 phút
- B. 5/4 phút
- C. 4 phút
- D. 3 phút
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 335080
Hãy lập biểu thức tính tổng quãng đường con Hải Âu bay được khi gặp tàu lần thứ n trong bài toán: Hai con tàu chuyển động trên cùng một đường thẳng với cùng vận tốc không đổi v, hướng tới gặp nhau. Kích thước các con tàu rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Khi hai tàu cách nhau một khoảng L thì một con Hải Âu từ tàu A bay với vận tốc u ( với u > v) đến gặp tàu B (lần gặp 1), khi tới tàu B nó bay ngay lại tàu A (lần gặp 2), khi tới tàu A nó bay ngay lại tàu B (lần gặp 3 )....
- A. \( S = \frac{{L}}{{v + u}}\left[ {1 + \frac{{\left( {u - v} \right)}}{{u + v}} + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^2} + ... + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^{n - 1}}} \right]\)
- B. \( S = \frac{{uL}}{{v + u}}\left[ {1 + \frac{{\left( {u - v} \right)}}{{u + v}} + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^2} + ... + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^{n - 1}}} \right]\)
- C. \( S = \frac{{L}}{{v - u}}\left[ {1 + \frac{{\left( {u - v} \right)}}{{u + v}} + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^2} + ... + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^{n - 1}}} \right]\)
- D. \( S = \frac{{uL}}{{v -u}}\left[ {1 + \frac{{\left( {u - v} \right)}}{{u + v}} + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^2} + ... + {{\left( {\frac{{u - v}}{{u + v}}} \right)}^{n - 1}}} \right]\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 335082
Xét cho 2 con tàu chuyển động trên cùng một đường thẳng có cùng vận tốc không đổi v, hướng tới gặp nhau. Kích thước các con tàu rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Khi hai tàu cách nhau một khoảng L thì một con Hải Âu từ tàu A bay với vận tốc u ( với u > v) đến gặp tàu B (lần gặp 1), khi tới tàu B nó bay ngay lại tàu A (lần gặp 2), khi tới tàu A nó bay ngay lại tàu B (lần gặp 3 ).... Tính tổng quãng đường con Hải Âu bay được khi hai tàu còn cách nhau một khoảng l < L
- A. \( s = \frac{{u\left( {L+ l} \right)}}{{2v}}\)
- B. \( s = \frac{{u\left( {L - l} \right)}}{{2v}}\)
- C. \( s = \frac{{u\left( {L +l} \right)}}{{v}}\)
- D. \( s = \frac{{u\left( {L - l} \right)}}{{v}}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 335086
Câu mô tả nào sau đây là đúng với trường hợp: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước.
- A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
- B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước,
- C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông
- D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 335088
Biết 1 vòng chạy quanh sân trường dài 400m. Khi học sinh chạy thi cùng xuất phát từ một điểm. Biết vận tốc của các em lần lượt v1 = 4,8 m/s và v2 = 4 m/s. Tính thời gian ngắn nhất để hai em gặp nhau trên đường chạy
- A. 5phút 20s
- B. 8phút 20s
- C. 6phút 20s
- D. 7phút 20s
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 335094
Cho 1 vật có khối lượng 7,5kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây một lực bằng bao nhiêu để vật cân bằng?
- A. 75N
- B. 7,5N
- C. 70N
- D. 3,5N
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 335096
Hãy cho biết nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật.
- A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên
- B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại
- C. Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
- D. Bị biến dạng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 335098
Khi có 1 chiếc xuồng máy chạy xuôi dòng từ bến A đến bến sông B. Biết AB = 18 km, vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 20 km/h. Hỏi sau bao lâu xuồng đến B, nước sông chảy từ A đến B với vận tốc 4km/h
- A. 0,55 h
- B. 0,75 h
- C. 0,25 h
- D. 0,45 h
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 335100
Cho biết từ bến sông A đến bến sông B = 25 km, Một chiếc xuồng máy chạy xuôi dòng từ A đến B, vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 20 km/h. Hỏi sau bao lâu xuồng đến B, nếu nước sông không chảy.
- A. 1h
- B. 0,7h
- C. 0,9h
- D. 1,5h
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 335103
Hãy giải thích lí do vì sao hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái?
- A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
- B. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
- C. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc
- D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 335104
Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ôtô (bỏ qua lực cản của không khí) khi ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ôtô là 800N?
- A. 700N
- B. 800N
- C. 600N
- D. 500N
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 335105
Xác định lực xuất hiện trong các trường hợp sau, lực nào không phải là lực ma sát ?
- A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
- B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày,
- C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
- D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 335106
Giải thích lí do vì sao khi ta búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại?
- A. Ma sát nghỉ
- B. Ma sát trượt
- C. Ma sát lăn.
- D. Do trọng lực.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 335107
Một chiếc xe có khối lượng 1 tấn chuyển động đều trên đường. Xác định độ lớn của lực kéo động cơ xe? Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn bằng 0,2 trọng lượng của xe.
- A. 1000N
- B. 2000N
- C. 100N
- D. 200N
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 335108
Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 6cm×7cm×8cm, khối lượng riêng 800kg/m3. Hãy cho biết đặt vật như thế nào để áp suất do vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất nhỏ nhất này?
- A. 480Pa
- B. 380Pa
- C. 280Pa
- D. 340Pa
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 335109
Đặt một cái bình có khối lượng 450g trên mặt bàn nằm ngang. Có diện tích tiếp xúc của đáy bình với mặt bàn là 20cm2 .Tính áp lực của bình tác dụng lên mặt bàn
- A. 4N
- B. 4,5N
- C. 5N
- D. 5,5N
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 335110
Một người phụ nữ có khối lượng 50kg đi giày cao gót. Khi đi diện tích tiếp xúc giữa đế giày và mặt đất là 2cm2. Tính áp suất của người này tác dụng lên mặt đất
- A. \( {1,5.10^6}N/{m^2}\)
- B. \( {2,5.10^6}N/{m^2}\)
- C. \( {1,5.10^4}N/{m^2}\)
- D. \( {2,5.10^4}N/{m^2}\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 335111
Tính diện tích của bức tường biết áp lực của gió tác dụng trung bình lên một bức tường là 6800N, khi đó bức tường chịu một áp suất là 50N/m2.
- A. 126m2
- B. 136m2
- C. 106m2
- D. 116m2
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 335112
Đặt 2 hộp gỗ giống nhau trên mặt bàn. Hỏi áp suất tác dụng lên mặt bàn thay đổi như thế nào nếu chúng được xếp chồng lên nhau?
- A. Giảm 2 lần
- B. Tăng 2 lần
- C. Không đổi
- D. Không kết luận được
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 335113
Ta có áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 7200N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất 350N/m2. Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8400N, thì cánh buồn phải chịu áp suất là bao nhiêu?
- A. 319,8 Pa
- B. 409,8 Pa
- C. 239,8 Pa
- D. 569,8 Pa
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 335114
Có một vật nằm trong chất lỏng. Xác định phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?
- A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực
- B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét
- C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau
- D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 335115
Đâu là phát biểu đúng: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng?
- A. một lực duy nhất là trọng lực.
- B. một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét.
- C. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.
- D. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 335116
Đâu là giải thích đúng lí do vì sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?
- A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
- B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước
- C. Vì gỗ là vật nhẹ
- D. Vì gỗ không thấm nước
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 335117
Hãy chọn câu đúng? Tại sao thỏi nhôm thả vào nước thì chìm.
- A. Vì trọng lượng riêng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
- B. Vì trọng lượng riêng của nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của nước
- C. Vì nhôm là vật nặng
- D. Vì nhôm không thấm nước
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 335118
Đâu là ý kiến không đúng khi: Công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = dV với d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì?
- A. Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- B. Thể tích của vật
- C. Thể tích của phần vật chìm trong nước
- D. Thể tích phần chất lỏng dâng lên thêm khi có vật trong chất lỏng
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 335119
Đâu là phát biểu đúng? Gọi dV là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng?
- A. Vật chìm xuống khi dV > d
- B. Vật chìm xuống đáy khi dV = d
- C. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi dV = d
- D. Vật sẽ nổi lên khi dV < d
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 335120
Cho bài toán: 1 vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1 m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng 6/5 thân thể người đó.
- A. 5,4 (m)
- B. 5,5 (m)
- C. 5,6 (m)
- D. 5,7 (m)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 335121
Khi vận tốc chuyển động của một vật tăng lên, động năng của nó sẽ như thế nào?
- A. Không thay đổi
- B. Giảm xuống
- C. Tăng lên
- D. Vừa tăng vừa giảm
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 335122
Xác định đâu là trường hợp vật có cả thế năng và động năng?
- A. Một chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay
- B. Một chiếc ôtô đang đỗ trong bến xe
- C. Một chiếc máy bay đang bay trên cao
- D. Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 335123
Cho biết vật nào sau đây có cả thế năng và động năng?
- A. Một hòn sỏi đang rơi tự do.
- B. Một quả bóng đang lăn trên sân.
- C. Xe đạp đang chuyển động trên đường nằm ngang.
- D. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng ngang không ma sát.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 335124
Tính lực cản của đất đối với cọc trong trường hợp một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc.
- A. 1000N
- B. 10000N.
- C. 1562,5N.
- D. 15625N.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 335126
Xác định vật không có động năng là vật nào?
- A. xe đạp đứng yên
- B. quả bóng lăn trên sàn nhà
- C. Máy bay đang bay
- D. Con chim đang bay
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 335127
Trong các trường hợp sau, cho biết trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau ?
- A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất
- B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất
- C. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau
- D. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc,cùng một độ cao và có cùng khối lượng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 335129
Xác định dạng năng lượng trong trường hợp: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung?
- A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi
- B. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
- C. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi
- D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 335132
Chỉ ra phát biểu sai về cơ năng?
- A. Đơn vị của cơ năng là Jun.
- B. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.
- C. Động năng của vật có thể bằng không.
- D. Lò xo bị nén có thế năng hấp dẫn.