Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 462419
Lợi ích của quá trình lao động cần cù là gì?
- A. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình.
- B. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
- C. Đáp án A và B đều đúng.
- D. Đáp án A và B đều sai.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 462425
Lao động sáng tạo được hiểu như thế nào?
- A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc.
- B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn.
- C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động.
- D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 462431
Một người cần cù trong lao động là người như thế nào?
- A. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng.
- B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.
- C. Chỉ làm những việc mình được giao.
- D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 462436
Việc làm nào sau đây biểu hiện sự sáng tạo trong lao động?
- A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay.
- B. Sáng tạo ra máy phay ruộng.
- C. Vung gieo hạt bằng tay.
- D. Gánh nước tưới cho cây trồng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 462442
Sự sáng tạo trong quá trình học tập được thể hiện qua những điểm nào sau đây?
- A. Tìm ra cách giải mới cho bài toán.
- B. Chăm chỉ học bài.
- C. Áp dụng các công thức đã có sẵn để tìm ra lời giải cho bài tập.
- D. Sử dụng sách tham khảo để hoàn thành các bài tập được giao.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 462447
Lương Định Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nghiên cứu nào?
- A. Vật lí học.
- B. Hóa học.
- C. Thiên văn học.
- D. Nông học.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 462451
Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong quá trình lao động?
- A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh.
- C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
- D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 462457
Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp: “Cần cù và siêng năng trong quá trình lao động chính là ……………tốt đẹp từ bao đời nay của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam”.
- A. Tính chất.
- B. Phẩm chất.
- C. Vốn quý.
- D. Tài sản.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 462462
Những sáng tạo trong quá trình lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của người lao động?
- A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người.
- B. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh.
- C. Nguồn việc làm dồi dào.
- D. Đất canh tác được cải thiện.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 462466
Em đồng ý với nhận định nào dưới đây?
- A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được.
- B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo.
- C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo.
- D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 462472
Câu ca dao “Của phi nghĩa có giàu đâu, / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền” nói về điều gì?
- A. Tương thân tương ái.
- B. Tôn sư trọng đạo.
- C. Đạo lí nhân nghĩa.
- D. Tôn trọng lẽ phải.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 462476
Cơ quan công quyền nào sau đây giúp công dân thực thi và bảo vệ lẽ phải?
- A. Toàn án nhân dân.
- B. Uỷ ban nhân dân.
- C. Quốc hội.
- D. Hội đồng nhân dân các cấp.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 462482
Trong giờ ra chơi, A đã trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, nhưng các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ bị A đánh. Trong tình huống này, em sẽ làm gì?
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Cùng với A đánh B cho vui.
- D. Chạy đi chỗ khác chơi.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 462487
Học sinh có thể tham gia thực hiện bảo vệ, tôn trọng lẽ phải bằng hình thức nào?
- A. Lời nói.
- B. Hành động.
- C. Việc làm phù hợp.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 462491
Ý kiến nào sau đây là đúng?
- A. Để bảo vệ lẽ phải cần phải tôn trọng sự thật.
- B. Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.
- C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.
- D. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 462495
Trên đường đi học về, M và H nhìn thấy một chiếc ví bị rơi, M ngay lập tức tới cạnh và kiểm tra chiếc ví, và phát hiện thấy có 1 số tiền mặt. Ngay lập tức M nói với H nhân lúc không có người hãy chia đôi số tiền trong ví, các bạn có thể sử dụng số tiền này để làm nhiều việc khác. Theo em, H nên làm gì?
- A. H nên làm theo lời của M chia đôi số tiền và làm việc mình thích.
- B. H không nên chia số tiền đó với M vì làm vậy là không tốt.
- C. H nên khuyên bạn không nên lấy đi số tiền trong ví và đem nguyên vẹn chiếc ví đến đồn cảnh sát giao nộp để giúp người bị mất có thể tìm được đồ.
- D. H cần phải giữ bí mật về việc nhặt được chiếc ví với mọi người vì nếu chia sẻ với mọi người thì số tiền H nhận được sẽ ít đi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 462500
Hoàn cảnh gia đình P thuộc diện khó khăn nhất lớp, và P được anh chị đã học qua để lại cho đồng phục và sách vở để đi học. Một nhóm bạn cùng lớp luôn cảm thấy P không phù hợp để làm bạn với nên thường xuyên bắt nạt P. K vô tình trông thấy P bị bắt nạt nên đã chạy lại giải vây cho P bằng cách mắng nhiếc nhóm bạn. Theo em hành động của K đã thực hiện tốt hành động bảo vệ lẽ phải hay chưa?
- A. Hành động của K thực hiện rất tốt việc thực hiện bảo vệ lẽ phải.
- B. K đã có tinh thần thực hiện bảo vệ lẽ phải tuy nhiên thay vì chửi mắng các bạn, K có thể giải thích lí lẽ cho các bạn nghe.
- C. Đáp án A và B đều sai.
- D. Đáp án A và B đều đúng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 462501
Để trở thành một con người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải, em cần phải rèn luyện những gì?
- A. Học hỏi từ những điều được bề trên dạy dỗ.
- B. Học tập và rèn luyện thói quen đúng đắn.
- C. Dám đứng lên bảo vệ những điều đúng đắn xung quanh mình.
- D. Tất cả các ý trên đều đúng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 462507
Một bạn học sinh trong lớp cho rằng: “Những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”. Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
- A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học.
- B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta.
- C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời.
- D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 462512
Có người cho rằng: “Lẽ phải là những điều khoa học chứng minh rằng là đúng.” Em có đồng tình với suy nghĩ này?
- A. Đồng ý, vì khoa học giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.
- B. Đồng ý, vì những điều khoa học nghiên cứu đã trải qua rất nhiều thời gian chứng minh, kiểm chứng.
- C. Không đồng ý, vì chúng ta có thể thấy những điều mà khoa học chứng minh là đúng đắn tuy nhiên vẫn chưa thể nói đâu là chính là lẽ phải.
- D. Không đồng ý, vì khoa học vẫn còn những hạn chế chưa thể lí giải nên không thể quy tất cả khoa học đều là lẽ phải.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 462515
Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trước việc làm đó em cần báo cáo với ai?
- A. Chính quyền địa phương.
- B. Trưởng thôn.
- C. Trưởng công an xã.
- D. Gia đình.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 462525
Hành động nào là góp phần bảo vệ môi trường?
- A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.
- B. Trồng cây xanh.
- C. Không sử dụng túi nilong.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 462531
Ngày môi trường thế giới hằng năm là ngày nào?
- A. 5/6.
- B. 5/7.
- C. 5/8.
- D. 5/9.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 462534
Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt từ bao nhiêu tiền?
- A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.
- B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.
- C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.
- D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 462541
Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với con người đó là gì?
- A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.
- B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
- C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 462547
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố nào dưới dây?
- A. Ngôi nhà.
- B. Rừng.
- C. Rác thải.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 462552
Theo em, hành động nào là phá hủy môi trường tự nhiên?
- A. Đốt túi nilong.
- B. Chặt rừng bán gỗ.
- C. Buôn bán động vật quý hiếm.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 462557
Tất cả các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
- A. Tài nguyên thiên nhiên.
- B. Thiên nhiên.
- C. Tự nhiên.
- D. Môi trường.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 462561
Theo em, yếu tố nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?
- A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
- B. Rừng.
- C. San hô.
- D. Cá voi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 462565
Tất cả những của cải có sẵn trong tự nhiên, mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng nhằm phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
- A. Tài nguyên thiên nhiên.
- B. Thiên nhiên.
- C. Tự nhiên.
- D. Môi trường.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 462567
Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện sự giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
- A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
- B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ.
- C. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 462569
Ý nào sau đây là ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
- B. Có thêm tiền tiết kiệm.
- C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
- D. Không phải lo về việc làm.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 462571
Theo em, nội dung nào sau đây không phải là các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Truyền thống hiếu học.
- B. Buôn thần bán thánh.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống nhân nghĩa.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 462574
Hành động nào dưới đây là thể hiện sự giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
- B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.
- C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
- D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 462578
Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Có thêm kinh nghiệm.
- B. Có thêm tiền tiết kiệm.
- C. Có rất nhiều bạn bè.
- D. Không phải lo về việc làm.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 462580
Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên dạy chúng ta nên giữ các truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.
- B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- C. Vung tay quá chán.
- D. Qua cầu rút ván.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 462583
Việc làm không phải là biểu hiện của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Làng nghề làm nón lá.
- C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.
- D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 462589
Hành động nào dưới đây là thể hiện sự giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
- A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.
- C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
- D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 462592
"Việc tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ", được gọi là gì?
- A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
- B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
- C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 462595
Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam, có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?
- A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.
- B. Việc coi trọng chế độ thi cử.
- C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.
- D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.