Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 337177
Đâu là nguyên nhân khiến vùng hạ lưu sông Hồng ở Việt Nam có lũ lớn vào thời kì cuối hạ?
- A. mưa lớn tập trung vào mùa hạ.
- B. nước từ thượng nguồn đổ dồn về hạ lưu.
- C. băng tuyết trên đỉnh Phan – xi – păng tan chảy xuống.
- D. đập thủy điện Hòa Bình xả nước gây lũ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 337179
Đâu là nguyên nhân vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn?
- A. mưa lớn tập trung vào mùa xuân.
- B. phần phía nam của dòng sông có băng tan trước.
- C. dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện.
- D. địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 337180
Xác định nguyên nhân nào làm cho khu vực Tây Nam Á nằm gần biển nhưng lại phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc?
- A. do có các dãy núi chắn gió từ biển thổi vào.
- B. do chịu sự thống trị của khu áp cao cận nhiệt.
- C. do địa hình song song với hướng gió.
- D. do sông ngòi kém phát triển.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 337183
Xác định nguyên nhân làm cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng?
- A. Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển.
- B. Địa hình núi cao trên 4000m.
- C. Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn.
- D. Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 337185
Xác định lí do khiến sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á kém phát triển?
- A. chế độ mưa phân hóa theo mùa.
- B. nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn.
- C. địa hình ít bị chia cắt.
- D. chủ yếu là sông ngắn và dốc.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 337188
Hãy cho biết Tây Nam Á nằm trong các đới khí hậu nào?
- A. Cận nhiệt và ôn đới.
- B. Nhiệt đới và ôn đới.
- C. Nhiệt đới và cận nhiệt.
- D. Ôn đới và hàn đới.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 337189
Đâu là đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á?
- A. nóng ẩm.
- B. lạnh ẩm.
- C. khô hạn.
- D. ẩm ướt.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 337192
Xác định Tây Nam Á không tiếp giáp với biển nào?
- A. Địa Trung Hải.
- B. A-rap.
- C. Ca-xpi.
- D. Gia-va.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 337195
Đâu là ngành kinh tế chủ đạo của khu vực Tây Nam Á trước kia?
- A. thương mại.
- B. nông nghiệp.
- C. khai thác rừng.
- D. khai thác và chế biến dầu mỏ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 337196
Ngành công nghiệp nào là quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á?
- A. công nghiệp luyện kim.
- B. cơ khí, chế tạo máy.
- C. khai thác và chế biến dầu mỏ.
- D. sản xuất hàng tiêu dùng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 337197
Cho biết sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của các nước Tây Nam Á trong khoảng?
- A. hơn 1 tỉ tấn dầu.
- B. hơn 2 tỉ tấn dầu.
- C. gần 1 tỉ tấn dầu.
- D. gần 2 tỉ tấn dầu.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 337199
Hãy cho biết Nam Á tiếp giáp với những khu vực nào của châu Á?
- A. Đông Nam Á
- B. Tây Nam Á
- C. Trung Á
- D. Cả 3 khu vực trên.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 337200
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á?
- A. địa hình kết hợp với các dòng biển nóng – lạnh.
- B. địa hình kết hợp với gió mùa.
- C. vị trí gần hay xa biển.
- D. độ cao địa hình kết hợp với dòng biển nóng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 337202
Nguyên nhân nào làm cho sơn nguyên Đê – can mặc dù nằm gần biển nhưng lại khô hạn, ít mưa?
- A. Do bị khuất gió vì kẹp giữa hai dãy núi cao là dãy Gát – tây và dãy Gát – đông.
- B. Do thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- C. Do có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng.
- D. Do có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 337204
Hãy cho biết nguyên nhân nào khiến sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm?
- A. địa hình núi cao trên 4500m.
- B. vị trí khuất gió và sâu trong nội địa.
- C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.
- D. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 337206
Nguyên nhân nào khiến ở Nam Á cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chỉ có ở khu vực tây bắc?
- A. Do khu vực này thiểu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- B. Do khu vực này có đường Chí tuyến Bắc chạy qua.
- C. Do khu vực này thảm thực vật phát triển mạnh.
- D. Do khu vực này có khí hậu khô hạn, nhiệt độ cao, ít mưa.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 337207
Cho biết dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào?
- A. Đồng bằng ven biển.
- B. Cao nguyên badan.
- C. Sơn nguyên đá vôi.
- D. Bán bình nguyên.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 337208
Xác định khu vực có mật độ dân số thấp nhất châu Á?
- A. Nam Liên Bang Nga và trung tâm Ấn Độ.
- B. Đông Nam Thổ Nhĩ Kì và I-ran.
- C. Bắc Liên Bang Nga và Tây Trung Quốc.
- D. Phần lớn bán đảo Trung Ấn và Mông Cổ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 337209
Cho biết Tây Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn nào?
- A. Ki-tô giáo, Phật giáo.
- B. Hồi giáo, Ki-tô giáo.
- C. Ấn Độ giáo, Phật giáo.
- D. Ki-tô giáo, Hồi giáo.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 337210
Hãy cho biết Ki –tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào của châu Á?
- A. Đông Nam Á.
- B. Tây Á.
- C. Trung Á.
- D. Nam Á.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 337212
Cho biết nhờ đâu mà khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á?
- A. được bao bọc bởi nhiều biển và đại dương.
- B. khu vực giáp biển và có gió mùa hoạt động
- C. diện tích rừng rộng lớn.
- D. có các dòng biển nóng chảy ven bờ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 337213
Đâu là đặc điểm tự nhiên của biển đảo Đông Nam Á?
- A. mang khí hậu xích đạo.
- B. có ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa.
- C. các đồng bằng rộng lớn nằm giữa các dãy núi.
- D. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi có hướng Đông – Tây
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 337214
Phát biểu nào không phải là đặc điểm tự nhiên của phần đất liền Đông Nam Á?
- A. các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
- B. phần lớn có khí hậu xích đạo
- C. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các thung lũng sông.
- D. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 337216
Yếu tố nào không phải nguyên nhân khiến Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng?
- A. Kinh tế đang phát triển mạnh.
- B. Tiếp giáp giữa 2 đại dương.
- C. Vị trí cầu nối hai lực địa.
- D. Nơi các cường quốc thường xuyên cạnh tranh.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 337218
Cho biết đâu là nguyên nhân khiến Đông Nam Á được cho có vị trí địa - chính trị rất quan trọng?
- A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
- B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
- C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối giữa hai châu lục và có nền kinh tế phát triển năng động.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 337220
Xác định nguyên nhân quan trọng nhất giúp Thái Lan có thể nhanh chóng vươn lên phát triển nhanh so với các nước khác trong khu vực?
- A. Tận dụng tối đa nguồn lao động.
- B. Tận dụng tốt nguồn đầu tư bên ngoài.
- C. Có nguồn tài nguyên phong phú.
- D. Không trực tiếp bị các nước đế quốc xâm lược.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 337221
Đâu không là nguyên nhân khiến nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc?
- A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á.
- B. Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất.
- C. Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
- D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, đặc biệt cho phát triển công nghiệp.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 337222
Trong phát triển bền vững nền kinh tế các nước Đông Nam Á đâu được xem là vấn đề quan trọng nhất?
- A. Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
- B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- C. Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
- D. Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 337223
Đâu là nguyên nhân khiến công nghiệp thực phẩm có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á?
- A. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- B. khoa học kĩ thuật phát triển, nhiều máy móc hiện đại.
- C. nguồn nguyên liệu từ nông – lâm – thủy sản dồi dào.
- D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 337224
Cho biết mặt hàng nào không phải mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước Đông Nam Á?
- A. Lương thực, thực phẩm.
- B. Hàng tiêu dùng (dệt may, gia dày..)
- C. Hàng điện tử.
- D. Máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 337225
Cho biết quốc gia nào ở Đông Nam Á không có thế mạnh trong ngành khai thác hải sản biển tại Đông Nam Á?
- A. Lào
- B. Thái Lan
- C. Singapore
- D. Brunei
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 337226
Vân đề nào cần được quan tâm trong phát triển kinh tế, của các quốc gia Đông Nam Á?
- A. Giải quyết nguồn lao động.
- B. Tìm kiếm thị trường mới.
- C. Khai thác triệt để tài nguyên
- D. Bảo vệ môi trường
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 337227
Cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan đã không dẫn đến tác động gì?
- A. Hàng hóa xuất khẩu tăng vọt
- B. Sản xuất ngưng trệ
- C. Mức tăng trưởng giảm
- D. Nhiều công nhân thất nghiệp
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 337228
Để phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á cho biết điều kiện nào không được coi là thuận lợi?
- A. Giàu tài nguyên thiên nhiên
- B. Thường xuyên xảy ra thiên tai
- C. Nhân công dồi dào
- D. Tranh thủ được vốn nước ngoài
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 337229
Cho biết trong nửa đầu thế kỉ XX, ngành kinh tế nào không phải là ngành chính ở Đông Nam Á?
- A. Sản xuất lương thực
- B. Trồng cây công nghiệp.
- C. Khai khoáng
- D. Điện tử - tin học
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 337231
Xác định nguyên nhân chính khiến vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu khô hạn, lượng mưa rất thấp (dưới 250mm)?
- A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
- B. không đón gió mùa tây nam nóng ẩm.
- C. ảnh hưởng của gió mùa mùa đông lạnh khô.
- D. gió tín phong thổi quanh năm.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 337233
Hãy cho biết cảnh quan núi cao chỉ xuất hiện ở khu vực nào của Nam Á?
- A. Dãy Hi – ma – lay – a.
- B. Sơn nguyên Đê – can.
- C. Đồng bằng Ấn – Hằng.
- D. Hoang mạc Tha.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 337234
Đâu là nguyên nhân khiến khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao?
- A. có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.
- B. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. nằm trong đới khí hậu ôn đới.
- D. có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 337236
Phát biểu nào không phải là biểu hiện của đặc điểm tự nhiên Nam Á?
- A. Khí hậu phân hóa đa dạng.
- B. Bao gồm nhiều dạng địa hình khác nhau.
- C. Lượng mưa phân bố đều theo không gian và thời gian.
- D. Đồng bằng Ấn – Hằng có phù sa màu mỡ.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 337238
Cho biết đâu không là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn Hằng?
- A. nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh.
- B. rộng lớn và bằng phẳng.
- C. kéo dài hơn 3000km.
- D. do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.