Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 473312
Ai là tác giả của Thuyết tiến hóa?
- A. Sác-lơ Đác-uyn
- B. G. Men-đen
- C. Đ. I. Men-đê-lê-ép
- D. Pi-e Quy-ri
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 473313
Đ. I. Men-đê-lê-ép là tác giả của thành tựu khoa học nào?
- A. Thuyết tiến hóa
- B. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- C. Thuyết tương đối
- D. Định luật bảo toàn năng lượng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 473314
Những nhà khoa học nào đã tìm ra năng lượng phóng xạ vào năm 1898?
- A. G. Men-đen và Pi-e Quy-ri
- B. Pi-e Quy-ri và Ma-ri Qui-ri
- C. Đ.I. Men-đê-lê-ép và Ma-ri Qui-ri
- D. Ma-ri Qui-ri và Sác-lơ Đác-uy
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 473315
Trên lĩnh vực khoa học xã hội, phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XVIII - XIX là gì?
- A. Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng
- B. Học thuyết về di truyền học
- C. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học
- D. Học thuyết về sự tiến hóa của các loài sinh vật
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 473316
Đâu là những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tâm lí học?
- A. I. Páp-lốp và S. Phroi
- B. A. Xmit và D. Ri-các-đô
- C. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen
- D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 473317
Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Đức
- D. Nga
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 473318
Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Sơn Đông của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Đức
- D. Nga
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 473319
Đến cuối thế kỉ XIX, đế quốc Nga và Nhật Bản đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?
- A. Sơn Đông
- B. Đông Bắc
- C. Châu thổ sông Trường Giang
- D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 473320
Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội (thành lập vào tháng 8/1905) là chính đảng của giai cấp nào?
- A. Vô sản Trung Quốc
- B. Nông dân Trung Quốc
- C. Tư sản dân tộc Trung Quốc
- D. Trí thức tiểu tư sản Trung Quốc
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 473321
Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng nào sau đây?
- A. Cách mạng Tân Hợi
- B. Cách mạng tháng Mười
- C. Cách mạng tháng Tám
- D. Cách mạng Nhung
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 473322
Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
- A. Diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc
- B. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để
- C. Diễn ra khi Nhật Bản đã là thuộc địa của tư bản phương Tây
- D. Thất bại, Nhật Bản lệ thuộc nặng nề vào các nước phương Tây
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 473323
Nhận định nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
- A. Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”
- B. Tiếp nhận, học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới
- C. Cải biến các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới cho phù hợp với Việt Nam
- D. Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 473324
Cuối TK XIX - đầu TK XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã thực hiện gì?
- A. Xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng
- B. Phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa
- C. Duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế
- D. Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 473325
Trong những năm 1904 - 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc nào sau đây?
- A. Hà Lan
- B. Mĩ
- C. Anh
- D. Nga
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 473326
Đến đầu TK XX, thuộc địa của đế quốc Nhật Bản được mở rộng, bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
- A. Vùng châu thổ sông Dương Tử và các nước Việt Nam, Lào, Campuchia
- B. Vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Đông Bắc Trung Quốc
- C. Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Triều Tiên, Sơn Đông,...
- D. Vùng châu thổ sông Dương Tử và vùng Đông Bắc của Trung Quốc
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 473327
Trong những năm 1857 - 1859, ở Ấn Độ đã diễn ra cuộc đấu tranh nào?
- A. Khởi nghĩa Xi-pay
- B. Phong trào bất bạo động
- C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan
- D. Phong trào Thái bình Thiên quốc
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 473328
Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào?
- A. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo
- B. “Ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu
- C. Vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công
- D. Áp đặt và củng cố quyền cai trị gián tiếp ở Ấn Độ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 473329
Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ đã thành lập tổ chức nào sau đây?
- A. Đảng Quốc đại
- B. Đảng xã hội dân chủ
- C. Đảng dân chủ tự do
- D. Đảng Cộng hòa
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 473330
Trong những năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp đấu tranh nào sau đây để chống lại thực dân Anh?
- A. Dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh lật đổ thực dân Anh
- B. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách
- C. Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang
- D. Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 473331
Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào?
- A. Khởi nghĩa Xi-pay
- B. Phong trào bất bạo động
- C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan
- D. Phong trào Thái bình Thiên quốc
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 473332
Sau khi thoát khỏi ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, Phi-líp-pin bị đế quốc nào sau đây thôn tính?
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Đức
- D. Mĩ
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 473333
Ở Phi-líp-pin, thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ sự thống trị của thực dân nào?
- A. Thực dân Anh
- B. Thực dân Pháp
- C. Thực dân Tây Ban Nha
- D. Thực dân Hà Lan
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 473334
Đâu là cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937?
- A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo
- B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
- C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa
- D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 473335
Ở Campuchia, trong những năm 1885 - 1895 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào?
- A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
- B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô
- C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa
- D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 473336
Nhận định nào đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?
- A. Thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây
- B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại
- C. Thất bại do không được quần chúng nhân dân ủng hộ
- D. Chỉ diễn ra dưới hình thức duy nhất là đấu tranh ôn hòa
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 473337
Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?
- A. Tổng trấn
- B. Tổng đốc
- C. Tuần phủ
- D. Tỉnh trưởng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 473338
Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là gì?
- A. Luật Gia Long
- B. Quốc triều hình luật
- C. Hình thư
- D. Luật Hồng Đức
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 473339
Quân đội nhà Nguyễn được chia thành bao nhiêu bộ phận?
- A. 2 bộ phận
- B. 3 bộ phận
- C. 4 bộ phận
- D. 5 bộ phận
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 473340
Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào sau đây?
- A. Mãn Thanh
- B. Xiêm
- C. Chân Lạp
- D. Lào
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 473341
Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của chính quyền nào?
- A. Các nước Xiêm và Chân Lạp
- B. Các nước Lào, Chân Lạp
- C. Chính quyền Mãn Thanh
- D. Các nước phương Tây
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 473342
Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng loại cây nào?
- A. Cây hoa màu
- B. Cây lương thực
- C. Cây ăn quả
- D. Cây công nghiệp
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 473343
Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Ven sông Tiền
- B. Vùng ven biển
- C. Đông Nam Bộ
- D. Tây Nam Bộ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 473344
Sự hình thành đất, rất ít chịu tác động của nhân tố nào?
- A. Sinh vật
- B. Khoáng sản
- C. Đá mẹ
- D. Địa hình
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 473345
Ở nước ta, loại đất feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Tây Bắc
- B. Đông Nam Bộ
- C. Tây Nguyên
- D. Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 473346
Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào?
- A. Tây Bắc
- B. Bắc Trung Bộ
- C. Đông Bắc
- D. Tây Nguyên
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 473347
Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào?
- A. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lương thực
- B. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực
- C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây lương thực
- D. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lúa nước
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 473348
Trong nông nghiệp, đất phù sa thích hợp phát triển các loại cây nào?
- A. Cây lúa nước, cây công nghiệp lâu năm
- B. Cây công nghiệp, ăn quả và cây ôn đới
- C. Cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả
- D. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 473349
Đất phèn có đặc điểm nào?
- A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn
- B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng
- C. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp
- D. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 473350
Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta?
- A. Tây Nguyên
- B. Hoàng Liên Sơn
- C. Việt Bắc
- D. Đông Bắc
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 473351
Ở nước ta không có luồng sinh vật di cư từ khu vực/quốc gia nào tới?
- A. Liên Bang Nga, Tây Âu
- B. Từ dãy núi Hi-ma-lay-a
- C. Ma-lai-xi-a và Ấn Độ
- D. Trung Quốc, Mi-an-ma