Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 458568
Biến đổi hóa học là:
- A. hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác
- B. hiện tượng chất biến đổi trạng thái
- C. hiện tượng chất biến đổi hình dạng
- D. hiện tượng chất biến đổi về kích thước
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 458569
Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi vật lí bằng:
- A. Sự thay đổi hình dạng của chất
- B. Sự thay đổi trạng thái của chất
- C. Sự thay đổi kích thước của chất
- D. Sự xuất hiện của một chất mới
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 458571
Nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tốc hóa học nào?
- A. Carbon và oxygen
- B. Hydrogen và oxygen
- C. Nitrogen và oxygen
- D. Hydrogen và nitrogen
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 458574
Cho kim loại X tác dụng với S nung nóng thu được chất Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl thu được khí Z có mùi trứng thối. X là kim loại nào?
- A. Cu
- B. Fe
- C. Pb
- D. Ag
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 458576
Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là muối sắt [II] sunfua
- A. Sắt [II]clorua tác dụng với dung dịch hidrosunfua.
- B. Sắt tác dụng với dung dịch natrisunfua
- C. Sắt tác dụng với đồng sunfua nung nóng.
- D. Sắt tác dụng với bột lưu huỳnh nung nóng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 458578
Điền vào chỗ trống: "Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự tỏa ra hoặc thu vào ...(thường dưới dạng ...), ... này được gọi là ... của phản ứng hóa học."
- A. nhiệt, năng lượng, nhiệt, nhiệt
- B. năng lượng, nhiệt, năng lượng, năng lượng
- C. năng lượng, nhiệt, nhiệt, năng lượng
- D. nhiệt, năng lượng, nhiệt, năng lượng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 458579
Khi tính toán theo phương trình hóa học, cần thực hiện mấy bước cơ bản?
- A. 1 bước
- B. 2 bước
- C. 3 bước
- D. 4 bước
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 458583
Xăng có thể hòa tan
- A. Nước
- B. Dầu ăn
- C. Muối biển
- D. Đường
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 458585
Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid?
- A. Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ.
- B. Tăng nồng độ của hydrochloric acid.
- C. Nghiền mảnh magnesium thành bột.
- D. Tăng nhiệt độ của hydrochloric acid.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 458586
Cho 20 gam muối ăn vào cố chứa 100g nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết. Khối lượng nước muối thu được trong cốc nước là:
- A. 100g
- B. 20g
- C. 80g
- D. 120g
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 458588
Khối lượng của CuSO4 có trong 100ml dung dịch CuSO4 0,5 M là
- A. 80 gam
- B. 160 gam
- C. 16 gam.
- D. 8 gam.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 458590
Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam phosphorus trong bình chứa 1,92 gam khí oxygen (ở dktc) tạo thành phosphorus pentoxide ( P2O5). Khối lượng chất còn dư sau phản ứng là
- A. 0,68gam.
- B. 0,64 gam.
- C. 0,16 gam.
- D. 0,32 gam.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 458592
Số mol của 50g CaCO3 là:
- A. 2
- B. 1
- C. 0,5
- D. 1,5
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 458594
Biết phần trăm khối lượng đường trong 120g cốc nước đường là 1,8%. Khối lượng đường trong cốc nước đường là:
- A. 1,8g
- B. 2,16g
- C. 12g
- D. 18g
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 458596
Khối lượng của CuSO4 có trong 100ml dung dịch CuSO4 0,5 M là
- A. 80 gam
- B. 160 gam
- C. 16 gam.
- D. 8 gam.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 458597
Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 3,65 gam hydrochloride acid(HCl) thu được magnesium chloride (MgCl2) và khí hydrogen. Thể tích khí H2 thu được ở dktc là
- A. 2,2400 lít.
- B. 2,4790 lít.
- C. 1,2395 lít.
- D. 4,5980 lít.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 458598
Dãy dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
- A. HNO3, H2O, H3PO4.
- B. CH3COOH, HCl, HNO3.
- C. HBr, H2SO4, H2O.
- D. HCl, NaCl, KCl.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 458600
Dung dịch X có pH = 3,0; dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?
- A. Cả X và Y đều là dung dịch acid.
- B. Cả X và Y đều là dung dịch base.
- C. X là dung dịch acid, Y là dung dịch base.
- D. X là dung dịch base, Y là dung dịch acid
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 458609
Chất phản ứng của phản ứng: nhôm (aluminium) + chlorine → aluminium chloride là
- A. nhôm (aluminium).
- B. aluminium chloride.
- C. chlorine.
- D. nhôm (aluminium) và chlorine.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 458612
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
- A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
- B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
- C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
- D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 458613
Khối lượng của 0,2 mol Al2O3 là
- A. 10,2g
- B. 2,04g
- C. 1,02g
- D. 20,4g
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 458615
Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng
- A. 0,640 gam
- B. 0,256 gam
- C. 0,320 gam
- D. 0,512 gam
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 458617
ở 25oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3, độ tan của KNO3 ở 25oC là
- A. 32 gam/ 100 gam H2O
- B. 36 gam/ 100 gam H2O
- C. 80 gam/ 100 gam H2O
- D. 40 gam/ 100 gam H2O
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 458619
Trong phòng thí nghiệm, khí O2 được điều chế từ phản ứng tỏa nhiệt phân potassium permanganate (KMnO4): 2 KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 .Đem nhiệt phân hoàn toàn 7, 9 gam potassium permanganate thu được khối lượng khí O2 là
- A. 0,2 gam.
- B. 1,6 gam
- C. 0,4 gam.
- D. 0,8 gam.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 458622
Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
- A. Đốt trong lò kín.
- B. Xếp củi chặt khít.
- C. Thổi không khí khô.
- D. Thổi hơi nước.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 458624
Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?
- A. NaCl.
- B. CH3COOH.
- C. H2SO4.
- D. HCl.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 458626
Cho sơ đồ phản ứng sau:
? + 2HCl → ZnCl2 + H2
Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi là
- A. Zn(OH)2.
- B. ZnO.
- C. Zn.
- D. ZnCO3.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 458627
Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH=4. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X và Y thì có hiện tượng:
- A. Dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.
- B. Dung dịch X và Y không chuyển màu.
- C. Dung dịch X chuyển màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.
- D. Dung dịch X không đổi màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 458628
Công thức hóa học của một trong các loại phân bón kép là
- A. K2SO4
- B. (NH4)2SO4
- C. KNO3
- D. Ca3(PO4)2.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 458631
Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:
- A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- B. nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác.
- C. nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác.
- D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 458634
Phân bón hóa học được chia thành các loại:
- A. đa lượng, đơn lượng, vi lượng
- B. đa lượng, đơn lượng, trung lượng
- C. đa lượng, trung lượng, vi lượng
- D. trung lượng, vi lượng, đơn lượng
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 458636
Phân bón đa lượng không chứa nguyên tố dinh dưỡng nào?
- A. N
- B. P
- C. S
- D. K
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 458637
Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng:
- A. N, P, K
- B. Ca, Mg, S
- C. Si, B, Zn, Fe, Cu, ...
- D. Ca, P, Cu
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 458639
Phân đạm cung cấp nguyên tố gì cho cây trồng?
- A. P
- B. K
- C. N
- D. Ca
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 458643
Phân Urea có công thức hóa học là:
- A. NH4NO3
- B. NH4Cl
- C. (NH2)2CO
- D. (NH4)2SO4
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 458649
Phân bón nào không phù hợp với đất nhiễm chua và mặn?
- A. Ammonium sulfate ((NH4)2SO4)
- B. Superphosphste (có chứa Ca(H2PO4)2)
- C. Potassium sulfate (K2SO4)
- D. Potassium chloride (KCl)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 458652
Muốn tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường, ... trong quả, củ, thân; tăng khả năng chống chịu của cây, trồng đối với hạn hán, rét hại, sâu bệnh thì cần bón phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng:
- A. N
- B. P
- C. K
- D. Ca
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 458654
Phân thích hợp dùng để bón lót là:
- A. Potassium sulfate (K2SO4)
- B. Ammonium sulfate ((NH4)2SO4)
- C. Superphosphste (có chứa Ca(H2PO4)2)
- D. Phân lân nung chảy
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 458656
Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitro cao nhất?
- A. NH4NO3
- B. NH4Cl
- C. (NH2)2CO
- D. (NH4)2SO4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 458658
Phân bón hóa học dư thừa sẽ:
- A. góp phần cải tạo đất
- B. tăng năng xuất cây trồng
- C. giảm độ chua của đất
- D. gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt