YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương - Chương 7

90 phút 40 câu 0 lượt thi
ADSENSE

Câu hỏi (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 97080

     Trình bày khái niệm Luật Lao động?

    • A. Toàn bộ các quy phạm pháp luật được điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống.
    • B. Toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống Kinh tế – xã hội.
    • C. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống trong cả nước.
    • D. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong cả nước và lao động nước ngoài ở Việt Nam.
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 97081

    Hợp đồng lao động và hợp đồng kinh tế khác nhau như thế nào?

    • A. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh, kiếm lãi.
    • B. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
    • C. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ liên quan đến chủ và thợ – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ giữa các nhà kinh doanh.
    • D. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh giữa pháp nhân kinh doanh.
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 97082

     Hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?

    • A. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, các pháp nhân. Nội dung là các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản.
    • B. Chủ thể của Hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp táC. Nội dung hợp đồng là quan hệ kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương.
    • C. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.
    • D. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ, thợ, công đoàn, đại diện người lao động. Quan hệ của hợp đồng lao động là việc làm, tiền lương. Chủ thể hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, nội dung là quan hệ tài sản.
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 97083

    Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật Lao động?

    • A. Phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường, đóng cửa doanh nghiệp, khiển trách.
    • B. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp.
    • C. Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền.
    • D. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường thiệt hại, đóng cửa doanh nghiệp.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 97084

    Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về lao động?

    • A. Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều tra tai nạn lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Xử lý các vi phạm pháp luật lao động trong phạm vi thẩm quyền.
    • B. Thanh tra việc chấp hành quy định lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Điều tra tai nạn lao động – Xét các đề nghị về tiêu chuẩn an toàn lao động, cho phép hoặc không cho phép.
    • C. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động – Xem xét các đề nghị về an toàn lao động – Xử lý vi phạm pháp luật lao động.
    • D. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động – Xem xét chấp thuận các đề nghị về tiêu chuẩn, giải pháp an toàn, vệ sinh lao động – xử lý vi phạm.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 97085

    Thanh tra Nhà nước về lao động gồm mấy loại?

    • A. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra bảo hộ lao động.
    • B. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
    • C. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
    • D. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra thiết bị lao động.
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 97086

    Cơ quan nào có quyền quyết định cuối cùng tính hợp pháp của các cuộc đình công?

    • A. Toà án nhân dân – Sở Lao động thương binh xã hội.
    • B. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Sở Lao động thương binh xã hội.
    • C. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Bộ Lao động.
    • D. Toà án nhân dân.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 97087

    Những cuộc đình công nào bị coi là bất hợp pháp?

    • A. Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp lao động, do Toà án nhân dân kết luận.
    • B. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động trong doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
    • C. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động, ngoài phạm vi doanh nghiệp, ngoài phạm vi tranh chấp lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
    • D. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động tập thể, ngoài phạm vi quản lý của doanh nghiệp do Toà án nhân dân kết luận.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 97088

     Người lao động có quyền đình công không? Trường hợp nào không được đình công?

    • A. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng.
    • B. Có quyền – Không được đình công ở các doanh nghiệp theo danh mục do Chính phủ quy định.
    • C. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền Kinh tế
    • D. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp Nhà nước thiết yếu cho nền Kinh tế do Chính phủ quy định.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 97089

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

    • A. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, các vụ đình công,
    • B. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải mà không thành.
    • C.  Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở mà không thành.
    • D. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các tranh chấp lao động tập thể đã hoà giải tại hội đồng hoà giải tỉnh mà không thành.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 97090

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân cấp huyện?

    • A. Xét xử sơ thẩm về tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở không thành.
    • B. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải qua Hội đồng hoà giải cơ sở tại doanh nghiệp mà không thành.
    • C. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động về sa thải, về đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động,
    • D. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động trong địa phương,
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 97091

    Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được thành lập thế nào?

    • A. Gồm đại diện một số cơ quan lao động, công đoàn, một số luật gia, hình thành theo số lẻ, không quá 9 người do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.
    • B. Gồm đại diện các cơ quan cần thiết, các luật gia, các nhà quản lý có uy tín ở địa phương hình thành theo số lẻ do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.
    • C. Gồm đại diện cơ quan lao động, công đoàn, địa diện người sử dụng lao động, các luật gia, các nhà quản lý cơ uy tín tham gia do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.
    • D. Gồm đại diện cơ quan lao động, công đoàn, đại diện các người sử dụng lao động, một số người có uy tín ở địa phương tham gia do đại diện cơ quan lao động tỉnh làm chủ tịch. Số lượng không quá 9 người.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 97092

    Hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở được thành lập như thế nào?

    • A. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên. Do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận lập nên, số thành viên của hai bên ngang nhau. Hai năm bầu lại hội đồng.
    • B. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, do sự thoả thuận của hai bên về số lượng thành viên về người làm chủ tịch Hội đồng.
    • C. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, do sự thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động cử số đại diện ngang nhau, nhiệm kỳ hai năm, đại diện mỗi bên luân phiên làm chủ tịch Hội đồng.
    • D. Trong tất cả các doanh nghiệp – Hai bên thoả thuận cử người tham gia, số lượng thành viên do hai bên quyết định, hai năm bầu lại một lần.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 97093

    Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

    • A. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận, Toà án huyện.
    • B. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hội đồng trọng tài cấp huyện, quận và tỉnh. Toà án.
    • C. Hội đồng hoà giải tại doanh nghiệp. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh.
    • D. Tổ hoà giải ở cơ sở. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh – Toà án.
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 97094

     Nghĩa vụ người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động?

    • A. Cung cấp đầy đủ tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền và thi hành mọi quyết định giải quyết tranh chấp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    • B. Cung cấp đầy đủ tài liệu, thi hành mọi quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
    • C. Cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ cho cơ quan giải quyết tranh chấp. Thi hành mọi thoả thuận đã đạt, biên bản hoà giải có kết quả, quyết định, bản án đã có hiệu lực.
    • D. Cung cấp đầy đủ mọi chứng cứ, tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền, thi hành tốt mọi quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 97095

    Quyền của người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động?

    • A. Tham gia trực tiếp hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp. Có thể cử người đại diệnthay mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp.
    • B. Trực tiếp hoặc cử đại diện tham gia giải quyết tranh chấp – Rút đơn, thay đổi nội dung tranh chấp. Thay người đại diện.
    • C. Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện tham giA. Rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.
    • D. Trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện tham gia hoặc thay đổi người đại diện hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 97096

    Thế nào là bệnh nghề nghiệp?

    • A. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.
    • B. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại, được Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.
    • C. Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại của nghề nghiệp ảnh hưởng đến người lao động. Danh mục bệnh được 2 Bộ Y tế – Lao động quy định.
    • D. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động. Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 97097

    Thế nào là tai nạn lao động?

    • A. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc chết người, xẩy ra trong quá trình người lao động đang thực hiện công việc lao động do người sử dụng lao động giao.
    • B. Tai nạn gay tổn thương cho các bộ phận của người lao động, xẩy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nhiệm vụ lao động cho người sử dụng lao động giao trách nhiệm.
    • C. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể của người lao động, xẩy ra trong quá trình thực hiện công việc lao động do pháp luật lao động quy định.
    • D. Tai nạn gây tổn thương cho người lao động hoặc làm cho người lao động bị chết, do thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 97098

    Hình thức sa thải người lao động chỉ được áp dụng trong trường hợp nào?

    • A.  Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng, đang bị xử một hình thức kỷ luật mà tái phạm, trộm cắp, tham ô tài sản của doanh nghiệp.
    • B. Trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ – kinh doanh của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm, tự ý bỏ việc.
    • C. Người lao động tự ý bỏ việc 7 ngày 1 tháng, 20 ngày 1 năm không có lý do chính đáng, trộm cắp tham ô, tiết lộ bí mật của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm.
    • D. Người lao động tự ý bỏ việc từ 7 đến 20 ngày không có lý do chính đáng, trộm cắp, tiết lộ bí mật, tái phạm nhiều lần mà không xử.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 97099

     Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao?

    • A. Bảo hộ các quyền tác giả, phát sinh, sáng chế của người lao động.
    • B. Phải giữ gìn và bảo vệ các quyền phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của người lao động.
    • C. Bảo hộ quyền tác giả, phát minh sáng chế, bảo đảm cho hưởng một phần lương để nghiên cứukhoa học.
    • D. Phải bảo hộ các quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả, quyền về nhãn hiệu hàng hoá của người lao động.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 97100

    Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì khi thu nhận người tàn tật vào làm việc, học nghề?

    • A. Áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày, 42 tiếng một tuần. Được xét giảm hoặc miễn thuế.
    • B. Được xét giảm hoặc miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp, phải áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày.
    • C. Áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày, được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp.
    • D. Được vay vốn với lãi suất thấp, được xét giảm hoặc miễn thuế.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 97101

    Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với người lao động cao tuổi làm việc tại cơ sở của mình?

    • A.  Áp dụng chế độ làm việc mềm dẻo trong một năm trước khi nghỉ hưu. Nếu hưu vẫn tiếp tục làm hợp đồng thì ngoài chế độ hợp đồng mới, vẫn hưởng mọi chế độ như khi chưa hưu (trừ lương).
    • B. Áp dụng thì giờ làm việc mềm dẻo trong một năm trước khi nghỉ hưu. Có thể tiếp tục sử dụng những người lưu theo chế độ hợp đồng lao động mới.
    • C. Áp dụng chế độ và thời giờ làm việc mềm dẻo, một ngày không làm trọn 8 tiếng, một tuần không làm quá 35 tiếng.
    • D. Áp dụng thời giờ làm việc mềm dẻo, một ngày không làm quá 7 tiếng, 1 tuần không làm trọn 5 ngày.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 97102

    Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động chưa thành niên làm việc ở cơ sở mình?

    • A. Giao việc phù hợp với sức khoẻ, có sổ theo dõi riêng, một ngày làm việc không quá 7 tiếng.
    • B. Lao động chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi nên chỉ được giao 1 số việc theo quy định của Bộ Lao động.
    • C. Giao việc phù hợp với sức khoẻ, chỉ giao 1 số việc theo quy định của Bộ Lao động, có sổ theo dõi riêng.
    • D. Chỉ được giao công việc theo đúng quy định của Bộ Lao động và có sổ theo dõi riêng.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 97103

     Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động nữ làm việc tại cơ sở của mình?

    • A.  Đối xử bình đẳng, không giao việc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi khi có thai và sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
    • B. Không giao việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, bảo đảm quyền lợi khi có thai, sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh tối thiểu.
    • C. Đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, không giao viêc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi và các quyền lợi khác khi có thai, sinh con và các điều kiện vệ sinh.
    • D. Không giao việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc các điêu kiện lao động khắc nghiệt, bảo đảm chế độ thai sản và các quyền lợi khác.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 97104

    Theo Luật Lao động, tiền lương của người lao động được trả như thế nào?

    • A. Do hai bên thoả thuận trong hợp đồng, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
    • B. Trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, do hai bên thoả thuận.
    • C. Trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, mức lương không thể thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
    • D. Theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc do hai bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 97105

    Cách thức giải quyết tranh chấp lao động?

    • A. Hai bên tự dàn xếp, thương lượng trực tiếp, thông qua trọng tài hoà giải.
    • B. Thương lượng trực tiếp, thông qua trọng tài hoà giải, tham gia của công đoàn.
    • C. Thương lượng trực tiếp, tham gia của công đoàn, thông qua trọng tài hoà giải.
    • D. Thương lượng trực tiếp, tham gia của công đoàn, công khai, khách quan, kịp thời, thông qua trọng tài hoà giải.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 97106

    Có mấy loại tranh chấp lao động?

    • A. Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa chủ và thợ.
    • B. Tranh chấp giữa chủ và thợ, giữa công đoàn với chủ.
    • C. Tranh chấp giữa công đoàn với người sử dụng lao động, giữa chr và thợ.
    • D. Tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụgn lao động.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 97107

    Tranh chấp lao động là những tranh chấp?

    • A. Giữa chủ và thợ về tất cả những điều koản đã ký trong hợp đồng lao động.
    • B. Giữa chủ và thợ liên quan đến các quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên.
    • C. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động, thực hiện hợp đồng lao động.
    • D. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động khác, về học nghề, thực hiện hợp đồng lao động và thoả ước tập thể.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 97108

    Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội?

    • A. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương, ngân sáchNhà nước, các nguồn thu khác.
    • B. Người lao động đóng tối đa 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác.
    • C. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng tối đa 15% các nguồn thu khác.
    • D. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15%, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 97109

    Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành?

    • A. Ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, thai sản, hưu trí, tử tuất.
    • B. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, nghỉ mát.
    • C. Nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ mát, tai nạn lao động, nghỉ hưu.
    • D. Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất.
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 97110

     Bảo hiểm xã hội gồm mấy loại?

    • A.  Loại bắt buộc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên, loại không bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp từ 10 lao động trở xuống.
    • B. Loại bắt buộc và loại không bắt buộC. Đối với loại bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng bảo hiểm.
    • C. Loại bắt buộc và loại không bắt buộC. Đối với loại không bắt buộc thì người lao động tự lo về bảo hiểm.
    • D. Loại bắt buộc, có 10 lao động trở lên thì người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm. Loại không bắt buộc, có 10 lao động trở xuống thì bảo hiểm được tính vào lương, do người lao động tự lo.
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 97111

    Thủ tục xem xét kỷ luật lao động?

    • A. Phải ghi thành văn bản, có đại diện công đoàn và cơ quan thương binh xã hội tham dự.
    • B. Phải ghi thành văn bản, có đại diện công đoàn tham dự và sự có mặt của đương sự.
    • C. Phải ghi thành văn bản, có mặt đương sự, đại diện công đoàn và cơ quan thương binh xã hội tham dự.
    • D. Phải có mặt đương sự, đại diện công đoàn, đại diện cơ quan thương binh xã hội tham dự.
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 97112

    Các hình thức kỷ luật về vi phạm nội quy lao động?

    • A. Sa thải, khiển trách, cảnh cáo, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
    • B. Sa thả, khiển trách, phê bình cảnh cáo, hạ mức lương.
    • C. Sa thải, khiển trách. Chuyển làm công việc có mức lương thấp hơn tối đa 6 tháng.
    • D. Sa thải, cảnh cáo, phê bình. Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn không quá 6 tháng.
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 97113

     Nội dung chủ yếu của Nội quy lao động?

    • A. Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp, an toàn nơi làm việc, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý.
    • B. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý.
    • C. Thời giờ làm việc,nghỉ ngơi,trật tự,bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý vi phạm.
    • D. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, bí mật kinh doanh, vệ sinh nơi làm việc, xử lý khi có vi phạm nội quy.
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 97114

     Luật lao động quy định về thời giờ làm việc của người lao động?

    • A. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thoả thuận làm thêm giờ.
    • B. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng không quá 200 giờ một năm.
    • C. Trong điều kiện độc hại từ 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện khác thì hai bên có thể thoả thuận nhưng không quá 200 giờ.
    • D. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện khác thì hai bên thoả thuận.
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 97115

    Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương thế nào?

    • A. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương, nếu do lỗi của người lao động thì hai bên thoả thuận.
    • B. Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương, do khách quan được trả lương.
    • C.  Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, do lỗi của người sử dụng lao động thì đựơc trả đủ lương, do khách quan (mất điện, nước…..) thì hai bên thỏa thuận.
    • D. Nếu do sự cố điện nước hoặc các nguyên nhân bất khả kháng thì hai bên thương lượng, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương.
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 97116

     Nội dung chủ yếu của một bản thoả ước lao động tập thể?

    • A. Việc làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động.
    • B. Việc làm, phúc lợi tập thể, ăn giữa ca, tiền lương, thời giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động.
    • C. Việc làm, thời giờ làm việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, nghỉ ngơi.
    • D. Việc làm, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, phúc lợi tập thể
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 97117

     Thoả ước lao động tập thể là một văn bản?

    • A. Ký kết giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ qua lại  giữa hai bên về các quan hệ lao động.
    • B. Ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.
    • C. Ký kết giữa hai bên về các điều kiện lao động và các quyền, nghĩa vụ qua lại.
    • D. Thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 97118

    Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi lao động là bao nhiêu?

    • A. Ít nhất đủ 15 tuổi
    • B. Ít nhất đủ 16 tuổi
    • C. Ít nhất đủ 17 tuổi
    • D.  Ít nhất đủ 18 tuổi
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 97119

    Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có nghĩa vụ như thế nào?

    • A. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
    • B. Có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
    • C. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
    • D. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF