Câu hỏi Tự luận (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 96025
Trình bày con đường hình thành tư duy Hồ chí Minh về CNXH ở Việt Nam ?
Xem đáp ánCon đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam.
Vận dụng và quán triệt quan điểm duy vật về lịch sử của học thuyết Mác xít, Hồ Chí Minh thấy rõ lịch sử xã hội loài người là quá trình tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức sản xuất. Quy luật phổ biến, tiến hoá chung này được quyết định bởi sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất. Nội dung cơ bản của học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội được Hồ Chí Minh giải thích đơn giản: “Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó, mà tư tưởng của người, chế độ xã hội, v. v... cũng phát triển và biến đổi. Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá, phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ CSNT, đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ TBCN và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ XHCN và chế độ CSCN. Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được”6
Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước và từ phương diện đạo đức, cụ thể:
Hồ chí Minh tiếp cận CNXH từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc: với Hồ Chí Minh chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được nhân loại, mới thực sự đem lại độc lập, tự do, bình đẳng cho các dân tộc.
Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức. Theo Hồ Chí Minh:Theo Người, chủ nghĩa xã hội với mục tiêu và cơ sở kinh tế công hữu về tư liệu sản xuất của nó sẽ đi đến giải phóng cho cả loài người khỏi áp bức bóc lột, chủ nghĩa xã hội là sự hài hoà giữa cá nhân và tập thể, nó hoàn toàn xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Chính vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, nhưng Hồ Chí Minh không hề phủ nhận cá nhân, theo Người xã hội tôn trọng mọi cá nhân, đồng thời cá nhân biết đề cao lợi ích xã hội, có thể hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội.
Hồ Chí Minh “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ XHCN”7
Như vậy đối với Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển mới của đạo đức nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng con người và giải phóng cả loài người
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử văn hoá và con người Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tính kết cấu cộng đồng cao - đây là nhân tố thuận lợi để Việt Nam đi vào chủ nghĩa xã hội.
Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa là gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hoà mục để hoà đồng. Văn hoá Việt Nam là văn hoá trọng trí thức, hiền tài. Đây là một trong những cơ sở đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội.
Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng giàu lòng vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình với tổ quốc, dân tộc và nhân loại.Tóm lại: Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với các nhân tố nhân vật,đạo đức,văn hóa
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 96026
Hãy trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Xem đáp ánQuan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Một số kiểu quan niệm thường gặp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội.
Quan niệm về chủ nghĩa xã hội một cách tổng quát: Xem xét Chủ nghĩa xã hội, CNCS như một chế độ xã hội hoàn chỉnh bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức
Hồ Chí Minh “chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc, và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xoá bỏ những biên giới TBCN cho đến nay chỉ là những bức tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”
Hoặc: “Muốn cho CNCS thực hiện được cần phải có kỹ nghệ, có đất nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”
Quan niệm về chủ nghĩa xã hội dựa vào một mặt nào đó trong xã hội:
Ví dụ:
Về phân phối sản phẩm Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em...”
Về kinh tế: Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh hai yếu tố: Chế độ sở hữu và quan hệ phân phối: làm theo năng lực hưởng theo lao động.
Về chính trị: Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh bản chất của chủ nghĩa xã hội, đó là nền dân chủ kiểu mới, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. “Nhà nước XHCN và dân chủ nhân dân chỉ lo lợi ích cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng được tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người”Quan niệm về chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu, chỉ rõ phương tiện, phương hướng để đạt được mục tiêu đó (đây là kiểu định nghĩa phổ biến mà Hồ Chí Minh hay dùng):
Ví dụ:
Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: “Chủ nghĩa xã hội là gì? “và Người tự trả lời “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”
Hoặc: “Chủ nghĩa xã hội là gì? Là no ấm. Gì nữa? Là đoàn kết, vui khoẻ”, hoặc Người thêm vào một mệnh đề mới “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”
Có khi Bác trả lời trực tiếp về mục đích của Chủ nghĩa xã hội: “Mục đích của Chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân” -
Câu 3: Mã câu hỏi: 96027
Hãy phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
Xem đáp ánTừ những lời phát biểu ngắn gọn, giản dị, mộc mạc trên của Bác, chúng ta có thể khái quát lên những đặc trưng bản chất sau đây của Chủ nghĩa xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và con người:
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Chủ nghĩa xã hội là xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, con người có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, đựoc tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý, làm theo năng lực hưởng theo lao động, các dân tôc bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.
Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.Tóm lại:
Quan niệm về Chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh là một quan niệm khoa học, hoàn chỉnh, hệ thống, dựa trên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác, và có bổ sung thêm một số đặc trưng khác phản ánh truyền thống, đặc điểm của Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo.
Đại hội toàn quốc lần thứ VII đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã trình bày rõ quan điểm của Đảng ta về Chủ nghĩa xã hội với 6 đặc trưng cơ bản nhất. -
Câu 4: Mã câu hỏi: 96028
Hãy phân tích những mục tiêu cơ bản cần đạt tới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Xem đáp ánMục tiêu của chủ nghĩa xã hội chính là những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội sau khi được nhận thức để đạt tới trong quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân
Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:
- Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do nhân dân làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong nhà nước đó quyền lực thuộc về nhân dân, chính phủ là đầy tớ của dân.
- Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là “một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” 15
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, chỉ có sở hữu công cộng mới bảo đảm xoá bỏ vĩnh viễn áp bức, bóc lột do chế độ tư hữu sinh ra. Tuy nhiên ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: toàn dân, HTX, sở hữu của người lao động riêng lẻ, và một ít TLSX thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Đối với các nước lạc hậu chưa trải qua chế độ TBCN thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một quy luật tất yếu và phổ biến. không có nền công nghiệp hiện đại thì không thể có Chủ nghĩa xã hội, bởi vì Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng CNTB khi nó tạo ra được một nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của sức sản xuất, của khoa học và công nghệ
-Mục tiêu văn hoá - xã hội:
Nền văn hóa mà Đảng ta và Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là nền văn hoá vì con người, phục vụ cho con người. Đó là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc sâu sắc; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, kết hợp với kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam
-Về quan hệ xã hội:
Xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức, lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Một xã hội tôn trọng sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 96029
Hãy phân tích những động lực và khắc phục những trở lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Xem đáp ánĐể phát huy cao độ động lực của chủ nghĩa xã hội, cần phải phát huy những trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Để làm tốt được đòi hỏi này theo Hồ Chí Minh thì toàn Đảng, toàn dân, cán bộ, đảng viên phải làm tốt các việc sau:
Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, căn bệnh đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm: Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của Chủ nghĩa xã hội, người cách mạng phải tiêu diệt nó, còn chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa xã hội chưa thể thắng lợi hoàn toàn. Hồ Chí Minh chủ trương bảo đảm lợi ích cá nhân nhưng phải tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.
Phải đấu tranh chống tham ô lãng phí, quan liêu, nó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến. nó phá hoại động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội là con người.
Phải thường xuyên chống chia rẽ, bè phái, mất doàn kết, vô kỷ luật vì những hành động ấy “làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng”Chủ nghĩa chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng không chịu học tập cái mới... cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà tất cả mọi người phải luôn luôn cảnh giác và chiến thắng chúng mới tạo điều kiện hình thành và phát huy được động lực của chủ nghĩa xã hội
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 96030
Trình bày những quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc điểm và mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Xem đáp ánTrên cơ sở vận dụng lý luận lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa - Đây là hình thức quá độ gián tiếp cụ thể, quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu đi lên Chủ nghĩa xã hội. Chính ở nội dung này Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá và làm phong phú thêm lý luận Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có những đặc điểm sau đây:
Đặc điểm bao trùm là: “Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển TBCN”. Đây là đặc điểm chi phối những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp trong quá trình tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm Chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với Việt Nam.
Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ với thực trạng kinh tế xã hội còn thấp kém của nước ta.Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có hoà bình vừa có chiến tranh, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau. Đây là một hình thức rất sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh, phản ánh đúng thực tế và quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống trên thế giới; chúng ta nhận được sự hỗ trợ, hợp tác mạnh mẽ từ bên ngoài theo tinh thần quốc tế chân chính; nhưng mặt khác lại luôn bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách phá hoại công cuộc hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, hạn chế những khó khăn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.Về độ dài của thời kỳ quá độ: Hồ Chí Minh khẳng định: Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, đầy khó khăn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 96031
Hãy trình bày những nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, những nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Xem đáp ánMột là: xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Tạo lập được các cơ sở chính trị của TKQĐ, tạo lập cơ sở văn hoá, lối sống của chủ nghĩa xã hội.
Hai là: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài. Bởi vì:
Đây thực sự là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội, nên đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn khác nhau.
Đây là công việc hết sức mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm, nên phải vừa học vừa làm, do đó, vấp váp và thiếu sót là khó tránh nổi.- Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá
Nói chung công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình rất khó khăn, đòi hỏi Đảng ta phải xác định được bước đi và hình thức phù hợp, thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 96032
Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xem đáp ánCông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự nghiệp cách mạng mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực như sau:
Trong lĩnh vực chính trị:
Trước hết phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đảng phải được chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta càng phải thể hiện rõ vai trò là Đảng cầm quyền, không được quan liêu, xa dân, thoái hoá biến chất, làm mất lòng tin ở dân.
Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như các thành tố của nó trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Trong lĩnh vực kinh tế:
Hồ Chí Minh đề cập trên rất nhiều bình diện: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng xuất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
Một số nội dung chủ yếu của nhiệm vụ kinh tế:
Cơ cấu kinh tế:
Trong cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội, thoả mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Đây là quan niệm hết sức độc đáo của Hồ Chí Minh.
Chế độ và quan hệ sở hữu: Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế:Ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy việc cảitạo xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác xã. Về tổ chức hợp tác xã Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc đần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác xã.
Đối với những nhà tư bản công thương, họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong khiI phục kinh tế nên nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu tư liệu sản xuất và của cải của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc tế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội theo hình thức tư bản nhà nước.Quan hệ phân phối và quản lý kinh tế:
Người chủ trương và chỉ rõ điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
Hồ Chí Minh bước đầu đề cập tới vấn đề khoán trong sản xuất: “chế độ khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn tiến bộ, làm cho nhà máy tiến bộ, làm khoán là ích chung và lại lợi riêng. làm khoán tốt, thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”18
Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội:
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hoá giáo dục và khoa học kỹ thuật. Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức, cần phải học cả văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài.
Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò và vị trí của văn hoá trong đời sống xã hội. Từ đó, Người đề ra các nguyên tắc, phương châm xây dựng nền văn hoá mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng. -
Câu 9: Mã câu hỏi: 96033
Trình bày phương châm thực hiện, bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Xem đáp ánDần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan, nôn nóng; sự tuần tự của bước đi là do điều kiện khách quan quy định. Hồ Chí Minh chỉ rõ bước đi của thời kỳ quá độ ở VN là phải trải qua nhiều bước, “bước ngắn bước dài, tùy theo hoàn cảnh” nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ... đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”
Phải tiến nhanh, tiến mạnh nhưng không làm bừa, làm ẩu mà phải hợp với lòng dân. Hồ Chí Minh cho rằng phù hợp với lòng dân cũng là phù hợp quy luật. Ví dụ trong cải tạo nông nghiệp ở nông thôn Bác nhắc nhở: chớ sốt ruột, ham mau mà phải làm có nguyên tắc: không cưỡng ép - mọi người đều có lợi - quản trị phải dân chủ. Nếu thực hiện được 3 yếu tố hẵng tổ chức hợp tác hoá
Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, coi đó là “con đường đi của chúng ta”, là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng công nghiệp hoá phải trên cơ sở hình thành cho được một nền nông nghiệp toàn diện để giải quyết vấn đề lương thực cho nhân dân và xây dựng một hệ thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ để thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 96034
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới hiện nay.
Xem đáp ánTrong những năm 1960 công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở nước ta chưa thực sự vận động theo đúng quy luật của nó (còn gọi là chủ nghĩa xã hội. thời chiến) nên có nhiều điều Hồ Chí Minh chưa kịp nghĩ, chưa kịp làm, chưa kịp tổng kết.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, với những bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi so với những năm 1960 ở Miền Bắc, nhưng những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội.và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. vẫn là cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ đạo chúng ta tiếp tục suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra những hình thức, bước đi, cách làm trong tình hình mới. Điều này được thể hiện rõ trong nghị quyết của các đại hội Đảng như: “cương lĩnh xây dựng đất nước 1991, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), IX (2001) và X (2006).
Cụ thể Đảng ta khẳng định như sau: Để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới tiến lên giành những thành tựu mới, Đảng ta đang kiên trì vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giải quyết tốt các vấn đề dưới đây:
Một là: Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu bất biến mà nhân dân ta đã kiên trì phấn đấu và hy sinh, theo đuổi suốt hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bằng kinh nghiệm lịch sử cũng như thực tế của một dân tộc bị nô lệ nhân dân ta hiểu rõ rằng: Muốn biến đổi tình hình nghèo nàn lạc hậu, sau khi giành độc lập nước ta không có con đường nào khác là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hiện nay chúng ta thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, cũng chính là để hoàn thành mục tiêu lý tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và của nhân dân ta trong hoàn cảnh mới.
Chúng ta kiên quyết thực hiện: Đổi mới nhưng không đổi hướng, không thay đổi mục tiêu, chúng ta kiên định chính từ bài học của Liên Xô và các nước Đông Âu để khẳng định con đường phát triển chủ nghĩa tư bản dứt khoát không phải là con đường lựa chọn của chúng ta.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận thấy: Xây dựng chủ nghĩa xã hội. bỏ quá chế độ phát triển TBCN là một sự nghiệp khó khăn và phức tạp.
Hiện nay chúng ta chấp nhận nền kinh tế thị trường (đây là điều mới với chúng ta và chưa có tiền lệ trong lịch sử phong trào công nhân quốc tế) nên phải chấp nhận cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó:
Tích cực: thông qua các quy luật kinh tế của nó để kích thích sản xuất phát triển, làm cho đời sống kinh tế và con người trở nên năng động, nhộn nhịp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đào thải những yếu tố bảo thủ, thụ động của kinh tế bao cấp trước kia.
Tiêu cực: các tệ nạn như buôn gian bán lận, lừa đảo, chạy theo đồng tiền, tham nhũng, ma tuý..., tình trạng phân hoá giàu nghèo, thất học, đói nghèo bị bóc lột ở một bộ phận nhân dân lao động; sự thoái hoá biến chất ở một số bộ phận cán bộ có chức có quyền...biến họ thành những phần tử phá hoại từ bên trong, thành chỗ dựa cho những âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch từ bên ngoài.Vấn đề đặt ra lúc này là:
Làm thế nào để sử dụng các hình thức, các phương tiện của CNTB nhằm phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa xã hội. mà không đi chệch sang CNTB, vẫn giữ được định hướng chủ nghĩa xã hội.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, với sự lành mạnh về đạo đức và tinh thần.Những câu trả lời không có sẵn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng Người chỉ cho ta phương hướng và phương pháp suy nghĩ để tìm ra những giải pháp hữu hiệu mà không đi chệch mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội. mà Hồ Chí Minh đã vạch ra.
Hai là: Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu có tính quy luật đối với các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. chưa qua giai đoạn phát triển CNTB, nhằm tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, của giao lưu quốc tế để phát triển đất nước.
Để CNH-HĐH thành công cần phát huy tất cả nguồn lực bên trong và bên ngoài, nhưng lấy nguồn lực bên trong là chủ yếu, cụ thể:
Sử dụng tốt nguồn lực bên trong để sử dụng tốt và có hiệu quả nguồn lực bên ngoài.
Phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, tạo không khí dân chủ, cởi mở, nâng cao dân trí để người dân có thể tham gia vào mọi công việc của nhà nước.
Thực hiện nhất quán chiến lược đoàn kết của Hồ Chí Minh, trên cơ sở của liên minh công - nông - trí thức, đồng thời tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Ba là: Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đaị.
Công cuộc đổi mới của chúng ta diễn ra trong điều kiện thế giới đang có nhiều thuận lợi, chúng ta phải tranh thủ tối đa mọi cơ hội tốt để thu hút vốn đầu tư, khai thác và sử dụng tốt nhất các nguồn lực bên ngoài.
Tranh thủ đi đôi với khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài.
Giao lưu hội nhập đồng thời phải không ngừng trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt cho thanh niên. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ mới tạo ra bộ lọc tốt nhất để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời có sức đề kháng tốt nhất chống lại mọi văn hoá độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào.
Bốn là: Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH
Xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để Đảng CSVN xứng đáng là tổ chức duy nhất lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Phải làm trong sạch bộ máy nhà nước, những người thừa hành công vụ phải trong sạch, liêm khiết, phải thực sự là người đầy tớ trung thành và tận tuỵ của dân như Bác Hồ mong muốn. Bởi vì: dù Đảng và nhà nước có đường lối, chính sách đúng đắn nhưng đội ngũ cán bộ thừa hành không tận tuỵ, mẫn cán, lại hà lạm, sách nhiễu, tham nhũng, cửa quyền... thì chẳng những họ không làm cho đường lối chính sách đó đi vào lòng dân, mà có khi họ còn trở thành nguyên nhân trực tiếp gây nên những điểm nóng, có thể dẫn tới bùng nổ xã hội không thể xem thường.
Để tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân, muốn thế phải quyết tâm làm trong sạch bộ máy nhà nước, loại trừ những phần tử thoái hoá biến chất, làm cho nhà nước ta thực sự là “của dân, do dân, vì dân”, vì chính tệ quan liêu tham nhũng, mất dân chủ, tác phong hách dịch, cửa quyền, lối sống xa hoa lãng phí, thiếu đạo đức...của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền đã gây nên những vụ bất bình trong dân, làm đổ vỡ niềm tin của quần chúng vào tương lai XHCN.
Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá cũng đang kích thích lòng ham muốn vật chất và lối sống tiêu dùng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, do đó:
Phải tiết kiệm trong mọi lĩnh vực, nếu không như Bác Hồ nói: “sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống, không lại hoàn không”, như vậy tiết kiệm không chỉ là một nếp sống đạo đức, nó là một chính sách kinh tế.
Hơn nữa, tiết kiệm còn là vấn đề chính trị: vì những kẻ xa hoa lãng phí đều dẫn đến xâm phạm tài sản của nhân dân.
Tóm lại:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay.
Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh chính sách đổi mới mọi mặt nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào CNXH.