YOMEDIA
NONE

Bài 3: Luật thương mại quốc tế


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Luật thương mại quốc tế sau đây để tìm hiểu về khái quát về luật thương mại quốc tế, nội dung cơ bản của luật thương mại quốc tế

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Khái quát về luật thương mại quốc tế

1.1 Thương mại quốc tế

Khái niệm về "thương mại"

Theo nghĩa rộng, khái niệm “thương mại” có thể được hiều tương tự với khái niệm “kinh doanh”. Hoạt động kinh doanh là hoạt dộng nhằm mục dích tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp - bao gồm tất cả các hoạt động như đẩu tư, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, mua bán hàng hoá, CƯDV, sở hữu trí tuệ... Trong văn bản “Luật mẫu về thương mại điện tử” của ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (ƯNCITRAL) cũng đã dưa ra quy định về khái niệm “thương mại” được hiều theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các vấn để phát sinh từ các quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Theo đó, quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm “nhưng không chỉ bao gồm” các giao dịch như: “giao dịch thương mại nhằm cung ứng hoặc trao đổi hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lí thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình; tư vấn; kĩ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; dịch vụ ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác vế hợp tác công nghiệp kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization), lĩnh vực “thương mại” được hiểu bao gồm các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ (quy định trong các Hiệp định GATT, GATS, TR1MP, TRIP...). Như vậy, hoạt động thương mại theo WTO là tất cả các hoạt động trong các lĩnh vực kể trên.

Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ “thương mại” chỉ được hiểu là chú trọng vào hoạt động mua bán hàng hoá và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân. LTM Việt Nam năm 1997 đã tiếp cận theo nghĩa hẹp này khi quy định tại khoản 1, Điều 5 về hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại, sau đó liệt kê tại Điều 45: “hành vi thương mại theo quy định của luật này gồm 14 loại hành vi”. Những hành vi thương mại được liệt kê chỉ bao gồm các hoạt động mua bán hàng hoá và một số dịch vụ phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hoá.

Do cách tiếp cận trên, khái niệm thương mại của LTM Việt Nam 1997 đã có sự cách biệt khá lớn so với quy định của các quốc gia trên thế giới. Nhận thấy sự khác biệt này, trong khoản 1, Điếu 3 LTM năm 2005, hoạt động thương mại đã được sửa đổi thành “hoạt động nhằm mục dích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, CƯDV, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục dích sinh lợi khác”. Như vậy, cách hiều khái niệm “thương mại” này nhìn chung đã tương đóng với quy dịnh quốc tế: “bao gồm tất cả các hoạt động vì mục đích sinh lợi nhuận”.

Yếu tố quốc tế - yếu tố nước ngoài của hoạt động thương mại

Thương mại quốc tế là các hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế. Nghĩa là việc thực hiện các giao dịch thương mại giữa các chủ thể của Luật Thương mại quốc tế (LTMQT) của các quốc gia khác nhau. “Yếu tố quốc tế” của hoạt động thương mại được hiểu tương tự với “có yếu tố nước ngoài” và được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Chủ thể tham gia có tính quốc tế: đó chính là các quốc gia, tổ chức quốc tế trong quan hệ thương mại công; là các thương nhân (cá nhân và pháp nhân có quốc tịch khác nhau, nơi cư trú, trụ sở tại các nước khác nhau đáp ứng những điều kiện nhất định) trong quan hệ thương mại tư.

Khách thể của hoạt động đó (ví dụ là hàng hoá mua bán) ở nước ngoài, được vận chuyển qua lãnh thổ thuế quan và phải thực hiện việc thông quan xuất hoặc nhập khẩu.

Sự kiện pháp lí có tính “xuyên biên giới”: nơi xác lập hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng có thể nằm ở những quốc gia khác nhau...

Xu hướng hội nhập thông qua quá trình song phương hoá, khu vực hoá và toàn cầu hoá các quan hệ thương mại

Thế giới hiện nay được xem là một “thế giới phẳng” - nơi mà sự “ngăn cách” của biền giới địa - chính trị đang giảm dần, xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá được đẩy mạnh trong mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội và đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu.

Mỗi quốc gia đều tìm thấy lợi ích và sự bức thiết phải tham gia vào quá trình hệi nhập quốc tế bằng quá trình hội nhập, mà kết quả của hệi nhập chính là việc cam kết và thực thi chính sách tự do hoá thương mại. Bằng việc cam kết và thực thi chính sách này, xu hướng bảo hệ mậu dịch (bế quan toả cảng, tự cung tự cấp) của các quốc gia trước đây đã được thay thế bởi xu hướng tự do hoá thương mại (loại bỏ, giảm bớt các rào cản thương mại) - từ đó mở rộng cơ hệi cho các hoạt động thương mại quốc tế.

Để thực hiện được tự do hoá thương mại thì các quốc gia trên the giới đồng thời hướng tới hai phương thức:

Một là, song phương hóa, khu vực hoá các hoạt động thương mại:

Phương thức này the hiện sự liên kết, hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên những điếu kiện nhất định, tại những khu vực hoặc vùng địa lí riêng biệt của thế giới nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nội dung hợp tác thương mại trong các khối này the hiện ở các mặt: (i) Thoả thuận buôn bán ưu đãi trong khối (thông qua việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hoạt động thương mại trong khối); (ii) Thiết lập các hàng rào thương mại đối với bên ngoài khối; (iii) Xây dựng thị trường chung, theo đó hàng hoá, lao động, vốn được luân chuyển tự do trong khối.

Hai là, toàn cầu hoá các hoạt động thương mại:

Phương thức này thể hiện sự hên kết, hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn thế giới. Nó cũng được xem là hiện tượng các quan hệ thương mại tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau trên quy mô toàn cầu. Xu hướng toàn cầu hoá làm cho nển kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận và giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Xu hướng này đặt ra cho mỗi quốc gia một yêu cầu tất yếu: phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ dộng tham gia phân công lao động quốc tế. Xu hướng này thường thể hiện ở hai nội dung: (i) Hoạt động thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi các thiết chế thương mại quốc tế mang phạm vi toàn cầu. Các thiết chế thương mại quốc tế (ví dụ WTO, IMF, WB...) tham gia tích cực vào việc điều tiết vĩ mô quan hệ thương mại quốc tế; (ii) Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng. Các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó và tuỳ thuộc vào nhau, dẩn dần hình thành một the thống nhát, nẽn sản xuất thế giới mang tính toàn cầu. Phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ rất cao, không chỉ giới hạn ở chuyên môn hoá sản phẩm mà đã là chuyên môn hoá các chi tiết sản phẩm.

1.2 Luật Thương mại quốc tế

Theo nghĩa chung nhất, LTMQT được hiều bao gồm tổng hợp các quy tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.

Để hiểu rõ khái niệm trôn, cán làm sáng tỏ hai vấn đề: liên quan đến chủ thể và nguồn của LTMQT.

Chủ thể của quan hệ pháp luật thương mại quốc tế

Chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung và của quan hệ pháp luật thương mại quốc tế nói riêng là những thể nhân và pháp nhân được pháp luật thừa nhận có quyền năng chủ thể pháp luật. Về mặt lí luận cũng như theo các quy định của pháp luật ở tất cả các nước trên thế giới, chủ thể của các quan hệ pháp luật thương mại trước hết và chủ yếu là các thể nhân và pháp nhân đáp ứng thòm những điều kiện cụ thể luật định khác để được gọi chung là thương nhân. Quốc gia cũng tham gia với tư cách là một bên trong quan hệ thương mại và được xem là chủ thể đặc biệt (là chủ thể có chủ quyền).

LTMQT có liên quan chặt chẽ tới cả hai mảng nội dung công pháp quốc tế (điều chỉnh hoạt động hoạch định chính sách thương mại quốc tế trên bình diện quốc gia) và tư pháp quốc tế (điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế trên bình diện kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận - với các chủ thể là thương nhân)1.

Thương nhân: Thương nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật thương mại quốc tế được xem là một con người cụ thể, đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định để tham gia quan hệ pháp luật thương mại quốc tế. Hay nói một cách khác thì thương nhân là những chủ thế hành nghề độc lập lấy các giao dịch thương mại làm nghề nghiệp chính và thực hiện chúng không phải vì mục đích tiêu dùng mà cơ bản là tìm kiếm lợi nhuận.

Quốc gia: Quốc gia mang tư cách chủ the của LTMQT chủ yếu thông qua hai hoạt động chính sau: (i) Khi quốc gia kí kết các hợp đồng thương mại quốc tế (HĐTMQT), nó trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thương mại quốc tế; (ii) Khi quốc gia tham gia diều phối hoạt động thương mại quốc tế (có thể bằng cách đàm phán, kí kết, gia nhập các hiệp định thương mại...).

Nguồn của Luật Thương mại quốc tế

Trên cơ sở tham khảo quy định của Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế và theo thực tiễn thương mại quốc tế thì LTMQT bao gồm các loại nguồn sau:

Điều ước quốc tế về thương mại: Điều ước quốc tế về thương mại là văn bản pháp lí được các quốc gia kí kết hoặc tham gia nhằm điều chỉnh quan hệ trong hoạt động thương mại quốc tế và có thể thể hiện dưới bất kì tên gọi nào. Liên quan đen hoạt động kinh doanh của thương nhân, thông thường có những trường hợp áp dụng diều ước quốc tổ trong thương mại quốc tế sau: (i) Trường hợp thứ nhất: Đicu ước đương nhiên có giá trị bắt buộc áp dụng đối với các bên - nếu các bên chủ thể của giao dịch thương mại quốc tế có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế về thương mại đó; (ii) Trường hợp thứ hai: Tuy các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế không mang quốc tịch các nước thành viên của điều ước quốc tế vế thương mại, nhưng nếu các bên có thoả thuận áp dụng điều ước quốc tế đó, thì các quy dịnh trong điều ước này vẫn được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Pháp luật thương mại quốc gia: Pháp luật quốc gia với tư cách là nguồn của LTMQT là hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật do quốc gia ban hành điều chỉnh các hoạt dộng thương mại quốc tế. Liên quan đến hoạt động kinh doanh của thương nhân, những trường hợp pháp luật của quốc gia thường được áp dụng trong HĐTMQT bao gồm: (i) Thứ nhất, luật quốc gia được áp dụng theo thoả thuận giữa các chủ thể; (ii) Thứ hai, luật quốc gia sẽ được áp dụng nếu có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.

Các tập quán thương mại quốc tế: Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen xử sự hình thành lâu đời, được áp dụng liên tục trong thực tiễn thương mại, có nội dung cụ thể, rõ ràng và được các chủ thể trong thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến. Tập quán thương mại quốc tế thường được áp dụng trong những trường hợp sau: (i) Khi được các bên thoả thuận ghi nhận trong hợp đồng; (ii) Khi được các nguồn luật liên quan quy định áp dụng; (iii) Khi cơ quan tài phán áp dụng quy định của các tập quán thương mại quốc tế.

Các án lệ: Các án lộ với tư cách là một nguồn luật trong thương mại quốc tế được sử dụng phổ biến nhất tại các nước theo hệ thống luật Anh - Mĩ, nơi mà truyền thống án lệ có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, án lộ cũng trở thành nguồn luật của LTMQT - chủ yếu đó phải là các phán quyết của các cơ quan Trọng tài quốc tế của các tổ chức như ICC (Phòng Thương mại Quốc tế), ICSID (Trung tâm Quốc tế về xử lí tranh chấp đầu tư)...

2. Nội dung cơ bản của luật thương mại quốc tế

2.1 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT 1947). Hiệp định này được xcm là điều ước quốc tế đa biên đầu tiên điều chỉnh hoạt động thương mại giữa các quốc gia kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. GATT yêu cầu các thành viên kí kết phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo mức mà các thành viên này cam kết trong bản cam kết thuế quan (Điều II GATT 1947) và áp dụng mức thuế này một cách không phân biệt đối xử cho tất cả các thành viên khác (Điều I GATT 1947). Trải qua 8 vòng đàm phán với mục đích tự do hoá thương mại, do không thể đáp ứng được vai trò là khuôn khổ pháp lí điều chỉnh mọi hoạt dộng thương mại quốc tế, Hiệp định GATT đã được thay thế bằng các quy dịnh pháp lí của Tổ chức Thương mại Thố giới (WTO).

Chính thức di vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, hai trong số những nguyên tắc cơ bản cùa WTO bao gồm:

Giảm thiều các rào cản thương mại

Quy định của WTO cấm mọi thành viên đặt ra hoặc duy trì những rào cản thương mại phi thuế quan (theo quy định Điều XI. 1 GATT). Nói một cách khác, trên nguyên tắc, các rào cản phi thuế quan bị cấm. Hơn nữa, ngay cả các hàng rào thuế quan cũng phải bị giảm thiều và việc giảm thuế phải được thể hiện bằng các cam kết về mức thuế trần.

Giảm hàng rào thuế quan: Việc giảm thuế được nhắc tới tại Điều II, Điều XXVIII, XXVIII bis - của Hiệp định GATT. Theo đó, các thành viên WTO phải cắt giảm thuế quan và tuân thủ nghiêm túc mức thuế trần. Thuế quan được coi là biện pháp “hợp pháp” duy nhất để các thành viên WTO bảo hệ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên, rào cản thuế quan vẫn gáy trở ngại đáng kổ cho quá trình tự do hoá thương mại. Khi thuế quan được áp dụng ở mức cao, làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu khả năng cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu thì lại làm cản trở thương mại tự do. Nhìn một cách đơn giản, giảm thuế là phương thức hiệu quả nhất để thực hiện tự do hoá thương mại. Thông qua các vòng đàm phán cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ GATT (các thành viên của GATT đã thực hiện 8 vòng đàm phán cắt giảm thuế quan từ năm 1947 đến năm 1994), mức thuế đối với hàng nhập khẩu của các nước đã hạ xuống rát thấp.

Nhằm thực hiện yôu cầu giảm thiều hàng rào thuế quan, các quốc gia thành viên WTO được yêu cáu cam kết mức thuế trần. Mức thuế trần được ghi nhận tại

Biểu nhân nhượng thuế quan của từng thành viên, trong đó ghi rỏ cam kết của từng nước theo danh mục hàng, mã thuế và thuế suất cam kết. Các biều nhân nhượng thuế quan được đính kèm vào hiệp định GATT và có giá trị như các điều luật trong hiệp định GATT.

Xoá bỏ hàng rào phi thuế quan: Các biện pháp phi thuế quan là “các biện pháp không phải là thuế quan có tác động cấm hoặc hạn chế có hiệu quả nhập khẩu hay xuất khẩu các sản phẩm giữa các nước”. Việc sử dụng các rào cản phi thuế quan hiện nay được xem như là một cách thức bảo hệ mới thay thế cho cách thức bảo hệ cũ - chủ yếu là các hàng rào thuế quan cao (đã được giảm đáng kể qua các vòng đàm phán nối tiếp nhau). Một só rào cản phi thuế quan chủ yếu có thể được liệt kê bao gồm: (i) Các biện pháp hạn chế số lượng (hạn ngạch và phân bổ qua hệ thống giấy phép); (ii) Quy định ve’ nguồn gốc hàng hoá; (iii) Các rào cản kĩ thuật: lạm dụng các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm hạn chế hàng nhập khẩu như: các biện pháp xác định giá trị hàng đổ đánh thuế hải quan; các thủ tục đổ xin giáy phép nhập khẩu; các thủ tục kiểm định hàng hoá trước khi xuống tàu; các quy định về vộ sinh và kiểm dịch động, thực vật...

Các rào cản phi thuế quan về nguyên tắc bị cám áp dụng vì chúng được cho là có tác hại lớn hơn nhiều so với các rào cản thuế quan: (i) Trước hết là do chúng ít minh bạch hơn các biện pháp thuế quan; (ii) Việc chống lại các rào cản phi thuế quan khó khăn và lâu dài hơn nhiều so với việc chống lại các rào cản thuế quan;

Nhìn bề ngoài không có vẻ mang tính cách bảo hệ hàng trong nước hoặc phân biệt đối xử, do đó, rất khó để nhận biết và lên án chúng; (iv) Các biện pháp phi thuế quan vô cùng đa dạng...

Không phân biệt đối xử

Không phân biệt đối xử trong thương mại được coi là nguyên tắc cơ bản và nền tảng nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thương mại quốc tế hiện đại. Nguyên tắc này được hiểu một cách cơ bản là: “không một quốc gia nào được có sự phân biệt đổi xử giữa các đổi tác thương mại của mình cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và người nước mình với hàng hoá, dịch vụ và ngươi rníởc ngoài”. Nội dung của nguyên tắc không phân biột đối xử trong thương mại được cáu thành bởi hai chế độ pháp lí:

Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment - MFN, Điều I của GATT, Điều 2 của GATS, Điều 4 của Hiệp định TRIPS): Về nguyên tắc, nguyên tắc này có nội dung: “nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia khác một sự ưu đãi hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại (hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ) thì cũng phải dành cho các quốc gia thành viên còn lại sự ưu đãi và miễn trừ đó”.

Chê độ đãi ngộ quốc gia (Nation Treatment - NT, Điều III của GATT, Điều XVII của GATS, Điều 3 của Hiệp định TRIPS): Nếu đãi ngộ tối huệ quốc ghi nhận nghĩa vụ của quốc gia thành viên dành sự đối xử ưu đãi như nhau cho các đối tác thương mại của mình, thì đối xử quốc gia ghi nhận nghĩa vụ của quốc gia thành viên không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuộ giữa nước mình với hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài.

Chế độ pháp lí đối xử quốc gia được áp dụng cho mọi lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và bảo hệ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng chế độ pháp lí đối xử quốc gia là một nghĩa vụ chung (general obligation); còn đối với dịch vụ, chế độ pháp lí đối xử quốc gia chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể.

Những ngoại lệ chủ yêu của hai nguyên tắc trên

Hai nguyên tắc pháp lí trên có một số ngoại lệ như sau:

Ngoại lệ hên quan đến các hiệp định khu vực, quy định tại Điều XXIV của GATT và Bản ghi nhớ về việc giải thích Điều XXIV (xem Điều XXIV.5). Khi hai hay nhiều thành viên của WTO kí một hiệp định thương mại khu vực với nhau, các quốc gia này có thể dành cho nhau những điều kiện thương mại ưu đãi hơn so với các điều kiện dành cho những thành viên còn lại của WTO. Rõ ràng điều này thể hiện sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm của các nước thành viên và không thành viên của hiệp định khu vực.

Ngoại lệ liên quan đến các nước đang phát triển. Trong khuôn khổ WTO, ở một chừng mực nhất định, các nước đang phát triển được hưởng che độ đối xử ưu đãi hơn so với các nước phát triển. Các quy định về ngoại lệ liên quan tới các nước đang phát triển được nhắc tới rải rác tại nhiều văn bản khác nhau của WTO.

Ngoại lệ liên quan đến các biện pháp chống hành vi thương mại không lành mạnh (Điều VI GATT 1994). Điều VI của Hiệp định GATT ghi nhận việc các quốc gia thành viên có thể áp thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, trợ cấp) nhằm hạn chế, khắc phục thiệt hại gây ra từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này đã được cụ thể hoá trong hiộp định chống bán phá giá (ADA) và hiệp định về trợ cáp và các biện pháp đối kháng (SCMA).

Các ngoại lộ chung được quy định tại Điều XX của GATT 1947 (quy định tại Điều XX GATT). Điều XX của Hiệp định GATT quy định các ngoại lộ chung đối với các quy định của WTO. Theo đó, một sự vi phạm có thể được chấp nhận nếu sự vi phạm đó: (i) Cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng; (ii) Cán thiết để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ; (iii) Liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân; (iv) Áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ; (v) Liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước...

2.2 Hợp đồng thương mại quốc tế

HĐTMQT là sự thoả thuận giữa các chủ the làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại quốc tế. HĐTMQT được xác lập để quy định về những hành vi mua bán trao đồi hàng hoá, cung ứng các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vận chuyển, bảo hiềm, viễn thông, hàng không dân dụng, chuyển giao công nghệ... có yếu tố nước ngoài (mang tính quốc tế). Các HĐTMQT có thể bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế, Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng nhượng quyền thương mại...

Tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế

Khi được xem là một HĐTMQT, hợp đồng có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Cơ sở để xem xét một hợp đồng thương mại là một HĐTMQT là khi hợp đồng thương mại đó đáp ứng một trong ba tiêu chí sau đây: (i) Có ít nhất một bên trong hợp đồng đó là thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài (ii) Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá ở nước ngoài, dịch vụ được cung ứng từ hoặc do thương nhân nước ngoài cung ứng; (iii) Hành vi kí kốt hợp đông xảy ra ở nước ngoài.

Kí kết hợp đồng thương mại quốc tế

Khi kí kết hợp đồng thương mại quốc tế, cần chú ý các nội dung sau:

Chủ thể của hợp đồng: Trong HĐTMQT, yếu tố đầu tiên cần phải xác định rõ là yếu tố liên quan đến chủ thôVcác bên tham gia hợp đồng, chủ thể của HĐTMQT ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác, trong đó có: (i) Luật áp dụng (và theo dó là quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, và có thể cả luật tố tụng áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng); (ii) Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTMQT; (iii) Tư cách chủ thể tham gia quan hệ HĐTMQT (và theo đó là hiệu lực của HĐTMQT); (iv) Quyền của chủ thể trong việc triển khai/thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh cháp phát sinh từ hợp đồng...

Đối tượng của hợp đồng: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đốn hiệu lực của HĐTMQT. Đối tượng của HĐTMQT có đặc trưng là có thể đồng thời hoặc bị điều chỉnh bởi quy định của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Vì thế, về mặt pháp lí phải bảo đảm rằng hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của HĐTMQT phải: (i) Bảo đảm thuộc về quyền sở hữu của bên chuyển giao hoặc sử dụng quyền sở hữu theo quy định pháp luật quốc gia có liên quan; (ii) Bảo đảm được tự do lưu thông/cung ứng theo quy định của pháp luật (các) quốc gia hoặc điều ước quốc tế có liên quan; (iii) Nếu cẩn, có thể quy định trách nhiệm liên quan đến việc một bên không đảm bảo các yếu tố nêu trên.

Hình thức của hợp đồng: Hình thức của hợp đồng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng là sự biều hiện ra bên ngoài của sự thoả thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Đó có thể là văn bản và các hình thức tương đương văn bản, lời nói và hành vi của con người. Mỗi hình thức của hợp đồng có giá trị riêng, nhưng trong HĐTMQT, hợp đồng bằng văn bản có nhiều ưu thế hơn, đặc biệt là về khả năng thể hiện rõ ý chí của các bên, và theo đó là căn cứ thực hiện hợp đồng cũng như giá trị chứng cứ giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên (khi có phát sinh tranh chấp).

Xét về mặt hình thức hợp đồng, pháp luật của các nước khác nhau quy định một các khác nhau. Các nước là thành viên của Công ước Viên quy định không có những hạn chế về hình thức của hợp đồng. Tại Điều 11 Công ước quy định hợp đồng mua bán không cần phải được kí kết hoặc xác nhận bằng văn bản, hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có the được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng. Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam - cụ thể thì BLDS năm 2015 không bắt buộc hình thức văn bản như là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, trừ khi có quy định khác. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được quy định tại khoản 2, Điều 27 LTM năm 2005: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương”. Nội dung “hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương” được pháp luật quy dịnh tại khoản 15, Điều 3 LTM năm 2005: “bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.

Nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng có the phải có các điều khoản cụ thể theo quy định của pháp luật mỗi nước. BLDS Viột Nam 2015 không đưa ra ràng buộc cụ thể mà chỉ khuyến khích các bên thoả thuận về một số điều khoản điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong một hợp đồng (Điếu 398), bao gồm các điều khoản: (i) Đối tượng của hợp đồng; (ii) Số lượng, chất lượng; (iii) Giá, phương thức thanh toán; (iv) Thời hạn, địa diem, phương thức thực hiện hợp đồng; (v) Quyền, nghĩa vụ của các bên; (vi) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (vii) Phương thức giải quyết tranh cháp. Công ước Viên 1980 không quy định điều khoản cơ bản mà chỉ nhắc đến các điều khoản về “hàng hoá”, “số lượng” và “giá cả” như là những quy định quan trọng trong việc hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng.

Soạn thảo nội dung hợp đồng thương mại quốc tế

Đề cập đến nội dung của HĐTMQT là nói đến các điều khoản và điều kiện. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng được xác lập không thể hiện đầy đủ các điều khoản (thông qua thư tín, fax...) nhưng vẫn phải bảo đảm các điều kiện. Điều kiện giữ vai trò quan trọng trong hợp đồng, vì chắp nhận điều kiện đồng nghĩa với chấp nhận nghĩa vụ. Tuỳ theo tính chất, chủng loại mà pháp luật quy định những điều khoản và diều kiện đối với một hợp đồng. Chúng có thể thay đổi ở những loại hợp đồng khác nhau. Pháp luật của các nước khác nhau có quy định một cách khác nhau về tính hợp pháp của HĐTMQT về mặt nội dung. Nhìn chung thông thường một HĐTMQT thường có những phần như sau:

  • Phần mở đầu: thông thường có những nội dung sau: Tiêu đề; Số và kí hiệu của hợp đồng; Địa điểm và ngày tháng kí kết hợp đồng; Các bên kí kết hợp đông; Những giải thích/định nghĩa dùng trong hợp đồng; Cơ sở pháp lí để kí kết hợp đồng.
  • Phần nội dung: thường bao gồm bốn loại điều khoản: Loại điều khoản về hàng hoá (thường bao gồm điều khoản tên hàng; số lượng; chất lượng...); Loại điều khoản tài chính (thường bao gồm điều khoản giá cả và phương thức thanh toán); Loại diều khoản vận tải, giao nhận và bảo hiểm (thường bao gồm điều khoản giao nhận hàng, bảo hiểm...); Loại điều khoản pháp lí (thường bao gồm điều khoản miễn trách nhiệm, luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp, sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng...).
  • Phần kết của hợp đồng: thường bao gốm các nội dung: Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên; Ngôn ngữ của hợp đồng; Thời hạn hiệu lực của hợp đồng; Những quy định liên quan đến bổ sung, sửa đổi hợp đồng; Chữ kí có thẩm quyền của đại diện các bên kí kết.

HĐTMQT là một phương tiện pháp lí rất quan trọng để thực hiện giao lưu thương mại quốc tế, nhờ đó các thương nhân có thể mua bán hàng hoá, CƯDV... với thương nhân nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Hợp đồng cũng là một công cụ quan trọng và hiệu quả để các thương nhân có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON