YOMEDIA
NONE

Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu - Ngữ văn 8


Bài giảng Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu giúp các em vận dụng những kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học. Ngoài ra giúp các em viết một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí. Chúc các em có một tiết học vui và đạt hiệu quả cao.

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

Câu 1. Trật tự các từ và các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và những trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trương bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giảithích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Gợi ý:

a) Các việc là những bước, những khâu trong công tác vận động quần chúng (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến) được sắp xếp theo thứ tự trước sau: đầu tiên, phải giải thích cho quần chúng hiểu, tiếp theo, tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tiếp nữa phải tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để quần chúng làm đúng và cuối cùng, tinh thần yêu nước được quần chúng thực hành vào công viậc yêu nước, công việc kháng chiến.

b) Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự việc chính trước, việc phụ sau: đi bán bóng đèn (chính), những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa (phụ).

Câu 2. Vì sao những cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?

a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.

(Nam Cao, Chí Phèo)

b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)

c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

(Em bé thông minh)

d) Một thời đại vừa chẵn mười năm.

Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)

Gợi ý:

a) Ở tù

b) Vốn từ vựng ấy

c) Còn một trâu và một thúng gạo.

d) Trong mười năm ấy.

Trong sự thắng lợi ấy.

→ Các cụm từ này được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ hơn.

Câu 3. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:

a)                         

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

b)                          

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá nguỵ trang reo với gió đèo…

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Gợi ý:

a) Việc đảo trật tự từ trong hai câu ba và bốn của bài thơ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoan sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

b) Việc đảo trật tự từ trong câu thơ này đã làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.

Câu 4. Các câu (a) và (b) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.

a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.

b) Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào.

  • Hai câu khác nhau ở phần bổ ngữ.

Gợi ý:

a) Chủ ngữ đứng đầu câu (kèm theo phần giới thiệu tên nhân vật và phần miêu tả hành động, dáng điệu của nhân vật).

b) Vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, đồng thời tính từ trịnh trọng lại được đặt ngay trước động từ, khiến cho người đọc hình dung được rất rõ cái sự “làm bộ làm tịch” của Bọ Ngựa.

→ Câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b).

Câu 5. Liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ của bộ phận in đậm trong đoạn văn sau. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây.

Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũ nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

  • Có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ khi ta đảo vị trí của các từ in đậm.
  • Tuy nhiên cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn là tối ưu hơn cả vì nó đúc kết những phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự được miêu tả trong bài văn (Kiểm tra lại trong văn bản Cây tre Việt Nam).

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau đây:

a) Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ. 

b) Lợi ích đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết.

  • Đoạn văn: Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế.

Đi bộ ta có dịp tiếp xúc trực tiếp với các sự vật cây cỏ, hoa lá, chim muông, những thứ mà trước đó ta chỉ thấy trong sách báo hoặc bằng những hình ảnh minh họa. Ta có thể tìm hiểu những phong tục tập quán ở các miền quê mà ta đi. Đi bộ gặp những lúc trời nắng như đổ lửa hay cơn mưa rao lạnh giá sẽ giúp ta hiểu hơn sự dãi nắng dầm mưa vất vả của người lao động trong cuộc mưu sinh.

2. Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu

Để có thể vận dụng những kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu.

3. Hỏi đáp Bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON