YOMEDIA
NONE

Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên núi rừng Sa Pa hiện lên bao con người đáng trân quý. Qua nội dung bài giảng Lặng lẽ Sa Pa thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Thành Long

a. Cuộc đời:

- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

- Ông là con một trong gia đình viên chức nhỏ.

- Năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội và có viết cho báo Thanh Nghị (1943).

- Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này.

- Sau 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.

- Có thời gian ông còn tham gia dạy ở trường viết văn Nguyễn Du.

Nhà văn Nguyễn Thành Long

Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925 - 1991)

 

b. Sự nghiệp sáng tác

- Thể loại sáng tác: Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.

- Tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi (tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn, bút ký), gồm các các tập: Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950), Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952), Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956), Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972),....

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa thuộc thể loại truyện ngắn.

 

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.

 

c. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

- Phần 2 (tiếp theo đến “không có vật gì như thế”): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người.

 

d. Tóm tắt tác phẩm:

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa kể về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế bốn năm anh chưa về nhà một lần. Ở đây anh luôn thèm người vì vậy anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong một lần anh làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe trong đó có ông hoa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe một lán trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Nhan đề và tình huống truyện

a. Nhan đề:

- Đảo chữ “lặng lẽ” lên đầu đã nhấn mạnh cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

=> Ý nghĩa: Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

b. Tình huống truyện:

Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện đơn tuyến.

- Cốt truyện đơn giản xoay quanh tình huống truyện gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

1.2.2. Nhân vật anh thanh niên

- Chân dung nhân vật anh thanh niên:

+ Được hiện ra qua cảm nhận, suy nghĩ của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.

+ Hình ảnh nhân vật anh thanh niên đã hiện lên qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác.

=> Vì thế, vẻ đẹp của nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh, nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.

- Chi tiết về độ tuổi và ngoại hình: hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ,...

- Hoàn cảnh sống: sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo; căn nhà ba gian rất gọn gàng, ngăn nắp; có niềm vui đọc sách,...

- Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét:

+ Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

+ Gian khổ nhất là làm việc lúc một giờ sáng: “gió tuyết và lặng im bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”,... 

- Suy nghĩ của anh về công việc: Anh ý thức được công việc của mình, anh có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người; có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được… cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Tuy ở một mình nhưng anh có lối sống khoa học: Tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học ngăn nắp: căn nhà giản dị, đồ đạc sơ sài cuộc đời riêng của anh thu gọn lại một góc trái gian với một chiếc giường con, một chiếc bàn học,  một giá sách, … Tuy công việc đơn điệu nhưng anh không cảm thấy buồn tẻ vì ngoài giờ làm việc chính anh còn trồng hoa, nuôi gà, chăm vườn cây thuốc Nam, tự học và tự đọc sách, …

Vườn hoa do chính tay anh thanh niên chăm sóc

Vườn hoa do chính tay anh thanh niên chăm sóc

- Anh có nhiều nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực.

- Lời nói: lời tâm sự của anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư về công việc của mình; lời giới thiệu những người khác xứng đáng hơn mình để ông hoạ sĩ vẽ chân dung.

- Hành động: lấy khúc cây chắn ngang đường để gặp mọi người, trao bó hoa cho cô kĩ sư trẻ,..

- Quan hệ với các nhân vật khác: Anh gửi bác lái xe củ tam thất vì “bác gái vừa ốm dậy”. Anh trao bó hoa đã cắt cho cô kĩ sư nông nghiệp trong lần đầu gặp gỡ, “ấn cái làn trứng” vào tay ông hoạ sĩ để mọi người ăn trưa.

=> Nhận xét: Dù chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, tình tiết diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm và cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống về ý nghĩa công việc thật đúng đắn sâu sắc, cảm động. Anh thanh niên là một chàng trai có lối sống giản dị, ngăn nắp. Anh yêu công việc và rất có trách nhiệm với những gì mình làm. Tinh tế khi trò chuyện và lắng nghe người khác, có hành động quan tâm tới từng người mà mình có cơ hội gặp gỡ.

1.2.3. Các nhân vật khác

a. Nhân vật ông hoạ sĩ:

- Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghề thuật trong tác phẩm:

+ Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

+ Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài...

=> Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng.

b. Nhân vật cô kĩ sư:

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”.

- Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác .

c. Nhân vật bác lái xe:

- Qua lời kể của nhân vật này, ông hoạ sĩ, cô gái, người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên, cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên.

- Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét).

=> Nhận xét: Thông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.

Bài tập minh họa

Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sapa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.

 

Lời giải chi tiết:

- “Nắng bây giờ bắt đầu lên tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tit trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây từ kinh thỉnh thoảng nhỏ cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị rằng xua, cuộn tròn lại từng cục, lặn trên các vòm là ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe".

=> Nhận xét: Đoạn văn trên cho ta cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên Sa Pa đầy màu sắc và ảnh ảng: màu vàng rực rỡ của nắng, màu xanh của rừng cây mênh mông, lấp lãnh màu bạc của những ngọn thông rung tốt trong nắng, màu tim hoa cà của những cây tử kinh. Thiên nhiên hiện lên sinh động như một bức tranh với vẻ đẹp đặc trưng của nắng. gió, của mây trời giữa vùng núi cao Sa Pa.

Lời kết

Học xong bài Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, các em cần:

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.

- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
  • Soạn bài tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

Hỏi đáp bài Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON