Để hiểu về nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xan-chô - Pan-xa, Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Đánh nhau với cối xay gió dưới đây. Hi vọng, sau bài học này, các em sẽ nhận thức rõ về hai nhân vật này, và tìm cho mình những nhìn nhận đúng đắn về tính cách của con người. Chúc các em có thêm một bài học hay và ý nghĩa.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Xec-van-tet (1547-1616) nhà văn lỗi lạc của Tây Ban Nha. Ông vốn là binh sĩ, bị thương năm 1571 trong cuộc thủy chiến và bị bắt giam ở An-giê từ năm 1575 đến năm 1580. Trở về Tây Ban Nha, ông sống cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
- Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của lớp bình dân.
b. Tác phẩm
- Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng - làm cho tên tuổi của nhà văn trở nên bất tử.
- Tác phẩm 126 chương.
- Phần1: 52 chương xuất bản năm 1605. Phần 2: 74 chương, ra đời năm 1615.
- Tóm tắt tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” : Tác phẩm kể chuyện Đôn Ki-hô-tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô- xi-nan-tê còn bản thân lão là nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Lão nhớ đến một phụ nữ nông dân lão thầm yêu xưa kia và ban cho chị ta cái tên là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh trên lưng con ngựa còm ra đi làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện. Cùng đi với lão là Xan-chô-pan-xa béo lùn, được lão chọn làm giám mã, cưỡi trên lưng con lừa thấp le tè. Sau nhiều phen thất bại ê chề, cuối cùng ốm nặng, Đôn Ki- hô-tê mới nhận ra, cái tai hại của loại truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và qua đời.
- Văn bản được học: là chương VIII của tác phẩm.
- Bố cục văn bản: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến không phải là bọn khổng lồ: Kể lại sự việc trước khi đánh nhau với cối xay gió.
- Phần 2: Tiếp đến toạc nửa vai: Diễn biến cuộc đánh nhau với cối xay gió.
- Phần 3: Còn lại: Những sự việc sau khi đánh nhau với cối xay gió.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê
- Dáng vẻ: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên một con ngựa còm.
- Là quý tộc nghèo có mơ ước khát vọng tốt đẹp, mong giúp ích cho đời.
- Đầu óc mê muội chẳng còn tỉnh táo.
- Khát vọng tốt đẹp: ra tay trừ giống xấu xa.
- Dũng cảm: một mình một ngựa xông lên.
- Coi khinh cái tầm thường thực dụng: đau không rên, không quan tâm đến chuyện ăn uống
→ Có khát vọng và lí tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng, ngỡ những chiếc cối xay gió là những kẻ thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau với chúng rồi thảm hại
→ Là nhân vật vừa đáng khâm phục, vừa đáng chê cười.
b. Giám mã Xan-chô- Pan-xa
- Ngoại hình: béo, lùn, cưỡi lừa mang theo bầu rượu và túi thức ăn…
- Tính cách:
- Đầu óc tỉnh táo: can ngăn chủ tấn công cối xay gió.
- Ích kỉ, hèn nhát: không theo chủ giao tranh với cối xay gió
- Thực dụng, tầm thường: quá quan tâm đến nhu cầu vật chất.
→ Là nhân vật luôn tỉnh táo,nhưng thực dụng, tầm thường
c. Cặp nhân vật tương phản
Nhân vật | Đôn Ki-hô-tê |
Xan-chô Pan-xa |
Xuất thân | Qúy tộc nghèo | Nông dân |
Bề ngoài | Cao lênh khênh ngồi trên lưng ngựa | béo lun, thấp, cưỡi trên lưng con lừa đeo túi thức ăn |
Mục đích | Làm hiệp sĩ lang thnag trừ gian tà cứu người lương thiện | Làm giám mã theo hầu Đôn-ki-hô-tê mong được hưởng chiến lợi phẩm. |
Tính cách | Dũng mãnh, trọng danh dự nghĩ đến việc chung | Thật thà nghĩ đến cuộc sống của minh |
Suy nghĩ | Aỏ tưởng, hão huyền thiếu thực tế. | Tỉnh táo, rất thực tế. |
⇒ Sự tuơng phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý; Xan chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa ta thấy được những mặt hay và mặt dở trong tính cách con người
- Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki–hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội
-
Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật
- Có giọng điệu phê phán, hài hước
-
Bài tập minh họa
Đề: Dựa vào ý thơ dưới đây và các chương đã học về tác phẩm Đôn-ki-hô- tê, nhà quý tộc tài ba xứ Man-tra của Xéc-van- tét (Văn 8 - tập 1) hãy so sánh hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-trô Panxa để làm sáng tỏ ý bài thơ qua một dàn bài chi tiết.
AI BẢO CHÀNG ĐÔN-KI-HÔ-TÊ CHẾT
Rồi Ai bảo chàng Đôn-ki-hô-tê chết rồi?
Xin các bạn chớ có tin chi hết:
Chàng bất chấp thời gian và cái chết
Chàng còn đang mở và tiếp tục cuộc hành trình
Dầu đời chàng đầy những tai ương
Chàng mang những vết thương như những tấm huân chương
Cố ixay gió dẫu đang còn kẽo kẹt
Xan-trô Panxa dẫu nhìn đời lạnh nhạt
Nhưng riêng chàng: không một chút bó tay
Những vết tím bầm lân tựa mề đay
Chàng rất tiếc: tự các thời xa lắc
Đời vẫn ân tình tìm đến người kì quặc
Chàng biết: trước khi cứu giúp một ai
Phải biết giơ lưng chân mũi dao kẻ cướp...
Chàng biết: một khi rong ruổi đường dài
Thì chẳng an nhàn nhưngồi xó bếp...
Những hiệp sĩ còn mãi mãi ở đất này!
Ai bảo chàng Đôn-ki-hô-tê chết rồi?
Chàng đang mở cuộc hành trình mới
Ai bảo chàng Đôn-ki-hô-tê chết rồi?
Gợi ý làm bài
- Mở bài
- Xéc-van-tét được xem là một nhà văn lớn ở Tây Ban Nha nói riêng và thế giới nói chung, có tác phẩm bất hủ: Đôn-ki-hô-tê, nhà quý tộc tài ba xứ Mantra.
- Ông đã sáng tạo tài tình nên hai nhân vật chủ tớ. Chàng hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và bác giám mã Xan-chô Pan-xa với những tính cách hoàn toàn trái ngược nhau: chủ là một con người có lí tưởng, muốn thực hiện công lí, chính nghĩa, trừ ác phạt gian, nhưng điên rồ hão huyền. Trong khi tớ lại là người thật thà, tỉnh táo nhưng hám lợi.
- Thân bài
- Bài thơ Ai bảo chàng Đôn-ki-hô-tê chết rồi là lời đánh giá đúng đắn về tính cách Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan xa:
- Sự đối lập trong tính cách của chủ tớ: Đôn-ki-hô-tê thì chấp nhận mọi thử thách, ân tình với cuộc đời, có lí tưởng, say mê thực hiện lí tưởng cứu giúp người. Còn Xan-tô Pan-xa thì tỉnh táo đến mức lạnh nhạt với cuộc đời.
- Chính với lí tưởng đẹp đẽ mà Đôn-ki-hô-tê ôm ấp và thực hiện, nói đúng hơn là lí tưởng của chàng, chàng hiệp sĩ vẫn đang sống cùng với cuộc đời, với con người trải qua thời gian. Đúng hơn là Đôn-ki-hô-tê không chết vì "Chàng đang mở cuộc hành trình mới’’
- Trong tác phẩm (phần đã học) sự đối lập trong tính cách của hai nhân vật càng được khắc hoạ đầy đủ, rõ nét.
- Đôn-ki-hô-tê: là một con người có lí tưởng, mang trong lòng một hoài bão tốt đẹp.
- Chàng cho rằng muốn tên tuổi mình được rạng rỡ và bản thân mình giúp ích được cho nước nhà, chàng cần phải làm hiệp sĩ giang hồ, một thân một ngựa chu du thiên hạ, tìm kiếm chuyện phiên lưu, làm được những việc mà các trang hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi gian nguy để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi
- Đôn-ki-hô-tê đã dũng cảm đánh với bọn khổng lồ (tưởng cối xay gió là bọn khổng lồ) để "quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất", đánh bọn phù thuỷ (tưởng hai tên thầy tu là hai tên phù thuỷ) để "giải nguy" cho một nàng công chúa (tưởng một phu nhân là nàng công chúa) đang bị chúng bắt cóc, đánh một vị kị sĩ tỉnh Vi-xcai-a vì vị này xúc phạm đến Đôn-ki-hô-tê.
- Nhưng trong thực tế, những ý nghĩ và hành động đó thật hão huyền và điên rồ. Với vũ khí han rỉ, một con ngựa gầy còm làm sao một mình Đôn-ki-hô- tê có thể thực hiện việc "cứu khốn phò nguy", thực hiện công bằng, lẽ phải, trong một xã hội đầy rẫy bất công: lẽ phải công bằng bị chà đạp, người yếu kém bị đoạ đày.
- Bị mê hoặc bởi truyện kiếm hiệp nên Đôn-ki-hô-tê đã hành động như kẻ loạn trí, đánh cối xay gió, đánh thầy tu, mà tưởng là đánh bọn khổng lồ và bọn phù thuỷ.
- Xan-trô Pan xa đầu óc tỉnh táo, khuyên can chủ đừng hành động điên rồ.
- Chất phác, thật thà: Xan-trô Panxa làm giám mã chỉ vì nghĩ tới cái lợi mà bác ta sẽ thu được. Bác thật thà nói ra ý nghĩ của mình: đau thì kêu lên, phải tự vệ khi bị tấn công và cũng đã thực hiện một cách thực thà: sấn rượu thì uống, sẩn thức ăn thì ăn đêm thì ngủ, chứ không bắt chước nhủ: bị thương không rên, mãi nhớ người yêu nên quên ăn, mất ngủ...
- Hám lợi: tận hưởng thức ăn thức uống của chủ. ("Xan-chô Pan-xa ngồi một cách thoải mái trên lưng lừa, lấy thức ăn ở trong cái túi hai ngăn, vừa đi theo chủ vừa ăn một cách khoái trá, thỉnh thoảng nghiêng bầu rượu tu một hơi ngon lành", "vừa mở mắt, Xan-trô đã với ngay bầu rượu). Khi chủ đánh ngã một thầy tu, bác đã xuống lừa chạy lại chỗ thầy tu nằm dưới đất mà bắt đầu lột quần áo của ông ta, viện lí do rằng: ông chủ của bác thắng trận, nên bác có quyền thu chiến lợi phẩm".)
- Đôn-ki-hô-tê: là một con người có lí tưởng, mang trong lòng một hoài bão tốt đẹp.
- Bài thơ Ai bảo chàng Đôn-ki-hô-tê chết rồi là lời đánh giá đúng đắn về tính cách Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan xa:
- Kết bài
- Sự đối lập giữa tính cách hai con người càng làm nổi rõ hơn tính cách của từng người. Trong khi chàng hiệp sĩ đất Man-tra mơ ước, tưởng tượng hão huyền, hành động điên rồ, thì bác giám mã Panxa lại rất thực tế, tỉnh táo. Trong khi Đôn-ki-hô-tê chỉ nghĩ đến "cứu khốn phò nguy" xả thân vì nghĩa lớn, thì bác nông dân giám mã chỉ nghĩ đến cái lợi riêng của mình thôi.
- Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê tuy có những điều đáng trách, nhưng cũng có lắm chỗ đáng yêu. Gạt bỏ đi nhược điểm ảo tưởng, ngông cuồng, xa rời thực tế, chàng hiệp sĩ đất Man-tra cũng đáng yêu mến, kính phục vì đó là người có lí tưởng, luôn đeo đuổi một khát vọng đẹp đẽ, mãnh liệt, muốn thực hiện những điều công lí, chính nghĩa và trừng phạt kẻ độc ác, xoá bỏ những bất công. Chẳng thế mà hình tượng Đôn-ki-hô-tê, ba bốn trăm năm qua vẫn còn sống mãi trong lòng bạn đọc khắp hành tinh.
3. Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió
Xéc-van-tét là nhà văn Tây Ban Nha, ông sống một cuộc đời âm thầm vất vả cho đến khi ông cho ra đời bộ tiểu thuyết có tên “Đôn ki hô tê”. Văn bản đánh nhau với cối xay gió được trích trong tiểu thuyết này. Qua đoạn trích ta thấy rõ tài năng trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn ki hô tê và Xan-chô Pan–xa tương phản về mọi mặt. Để nắm được những nội dung cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo bài soạn sau: Bài soạn Đánh nhau với cối xay gió.
4. Hỏi đáp Đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu Đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét
Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Mantra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha, Xéc-van-tét sáng tạo ra trong cuốn tiểu thuyết cùng tên. Để thấy được những giá trị về mặt nội dugn và nghệ thuật của tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau:
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247