YOMEDIA
NONE

Bài 4: Vai trò của tiền tệ


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 4: Vai trò của tiền tệ sau đây để tìm hiểu về sự phát triển của vai trò tiền tệ, vai trò của tiền trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Sự phát triển của vai trò tiền tệ

Những học thuyết tiền tệ khác nhau cung cấp những cách nhìn khác nhau về vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế. Tiền tệ có được nhận thức và vai trò như ngày nay đã phải trải qua một lịch sử hoàn thiện rất lâu dài. Chính sự tiến triển không ngừng của hoạt động kinh tế dưới hình thức khác nhau của sản xuâT và trao đổi, đã thúc đẩy sự ra đời phát triển của vai trò tiền tệ.

Vai trò của tiền tệ được thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, và sự phát triển các loại hình tiền tệ được thể hiện qua ba giai đoạn phát triển kinh tế xã hội sau:

Giai đoạn sản xuất trực tiếp:

Trao đối hàng hóa chưa xuất hiện tiền chưa xuất hiện. Tiền chưa xuất hiện và tất nhiên tiền chưa có vai trò.

Giai đoạn sản xuất gián tiếp hàng đổi hàng.

Trao đôi hàng hóa là trao đổi trực tiếp qua hình thức lấy hàng hóa trao đổi hàng hóa lúc đó chưa có tiền tham gia. Cuối thời kỳ này vật thế trung gian trứ thành phương tiện trao đổi hàng hóa. Vật trung gian đó sau này trở thành tiền tệ. Vai trò của tiền xuất hiện và phát huy tác dụng.

Giai đoạn sản xuất gián tiếp sử dụng tiền làm phương tiện trao đối.

Xã hội càng phát triển càng trở nên đa dạng hơn về loại hình. Nhận thức khác nhau về tiền phát sinh. Hoạt động kinh tế kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa ngày càng phong phú phức tạp.

Tiền phát sinh và xuất hiện dưới nhiều hình thức: tiền mặt, Séc, chuyển khoán hối phiếu, chứng khoán, tiền trong nước, ngoại tệ... Phạm vi hoạt động kinh doanh cũng ngày càng mór rộng: buôn bán trong nước, xuất nhập khẩu... Các nghiệp vụ tài chính và tiền tệ ngày càng nhiều và phức tạp, do đó vai trò của tiền nối bật và trở nên cực kỳ quan trọng trong hoạt động sẩn xuất kinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.

Ba giai đoạn phát triển của vai trò tiền tệ.

  • Giai đoạn đầu: (Giai đoạn trung cổ của lịch sử Châu Âu - Thế kỷ V đến thế kỷ XV sau công nguyên)
    • Nhiều nhà kinh tế thuộc trường phái “Trọng Thương” (các đại diện tiêu biểu là Thomas Mun (1571 - 1641), Montchrétien (1575 — 1621)), đồng hóa sự phong phú về tiền với sự giàu có của một nước, và cho rằng cần phải tích lũy quý kim và tiền bạc để làm giàu cho đất nước, vì quý kim (vàng, bạc) có những đặc tính bền vững với thời gian, và là tài sản của mọi thời đại và mọi không gian. Theo họ Nhà nước phải khám phá, khai thác hầm mỏ, quý kim, ngăn chặn không cho quý kim tẩu tán ra nước ngoài, tạo cơ hội thuận tiện cho quý kim vào trong nước...
    • Trước thế kỷ XVII tức là dùng quý kim để làm tiền tệ. Tiền giấy chưa lưu hành rộng rải. Trong thương mại quốc tế người ta dùng quý kim để thanh toán giao dịch. Hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ toàn bộ qua vàng, bạc. Bệnh sùng bái tiền (phái trọng thương) và tích lũy quý kim của các nền kinh tế đã đưa đến nhiều hậu quá xấu trong sản xuất lưu thông. Khiến người ta phải xác định lại nhận thức về vai trò của tiền.
  • Giai đoạn hai: Các nhà kinh tê của Châu Âu xác định tiền không phải là mục tiêu của thương mại. Nó là phương tiện để mọi người trao đối hàng hóa lẫn nhau.
    • A.Smith (1723-1790); D.Ricardo (1772-1824) đều cho rằng tiền tệ hầu như không có tác dụng thực sự đối với đời sống kinh tế. Nó chỉ là một guồng máy chuyển tiếp thụ động.
    • Quan niệm của các nhà kinh tế cổ điển cho tới thế kỷ thứ 19 người ta bắt đầu thấy tác động quan trọng của tiền về cả mặt xấu và mặt tốt. Nhất là giữa thế kỷ 19 trở đi.
  • Giai đoạn ba: (Giữa thế kỷ XIX trở đi) bắt đầu nhận thức vai trò quan trọng của tiền đối với đời sông kinh tế của đất nước, đối với sự cân bằng và mất cân bằng về kinh tế. Thuộc về xu hướng này trước tiên phải kể đến J.M.Keynes. Ồng được cho là người đặt nền tảng cho khoa học kinh tế hiện đại. Tuy nhiên ông vẫn không tin rằng tiền tệ là một phương tiện tự nó đủ sức giải quyết các vấn đề kinh tế, mà phải vận dụng thêm công cụ tài chính.

Về sau thuyết này bị Milton Friedman kịch liệt chỉ trích. Ông là nhân vật hàng đầu của phái “Trọng Tiền” (Monetarism), đưa ra một kiểu mẫu kinh tế trong đó nền kinh tế tự nó điều chỉnh.

2. Vai trò của tiền trong nền kinh tế thị trường hiện đại

2.1 Là công cụ thực hiện yêu cầu hạch toán kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa, các hoạt động kinh tế đó được diễn ra khi Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về mặt kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện quá trình kinh doanh sản xuất ở công ty và doanh nghiệp của họ, cá nhân thực hiện chi tiêu cho sản xuất và đời sống hàng ngày, tất cả đều phải dùng tier tệ để hạch toán hiệu quả chi phí bỏ ra và tiền thu lại. Vì vậy tiền tệ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của Nhà nước, doanh nghiệp và của từng cá nhân trong xã hội.

Tiền là một công cụ được pháp luật quy định dùng để hạch toán giá trị, nộp thuế, phát triển thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế thay thế các công cụ hạch toán khác (hiện vật, thời gian).

2.2 Là công cụ quản lý vi mô

Vai trò này của tiền tệ được thể hiện trong các mặt sau:

  • Trong quá trình Nhà nước hoạch định chính sách, chiến lược và đề ra các giải pháp kinh tế, đều phải tình đến khả năng cung ứng của các nguồn tiền tệ cho các chính sách đó. Để việc hoạch định các chính sách thành công, đồng thời trong các trường hợp mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông tiền tệ, thì Nhà nước phải tính đến khả năng bồi đắp khi bội chi và điều chỉnh khi bị lạm phát và mất giá.
  • Tiền tệ còn đóng vai trò hướng dẫn các hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế hoặc xóa bỏ các hoạt động kinh tế không phù hợp với pháp luật.
  • Tiền tệ còn góp phần điều chỉnh các quan hệ kinh tế, để các quan hệ kinh tế đó thích hợp với những biến động hoặc những thay đổi của môi trường pháp lý, phù hợp với thực tiễn phát triển của quốc gia.

2.3 Công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia

  • Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các quốc gia khác nhau đều có loại tiền riêng và tiền tệ trở thành một công cụ để thể hiện chủ quvền quốc gia. Mỗi quốc gia chỉ có thể nắm được chú quyền kinh tế chính trị nếu nước ấy có thể phát hành một loại tiền riêng.
  • Khi tiền tệ đã gắn với chủ quyền quốc gia, công dụng của nó đã vượt khỏi hai lĩnh vực: trung gian trao đổi và bảo tồn giá trị. Lịch sử phát triển các nền kinh tế trên thế giới cho thấy rằng một khi tiền tệ trở thành công cụ của chính quyền, thì chính quyền có thể dùng công cụ ấy để đạt được nhiều mục tiêu. Chẳng hạn như là mục tiêu tái phân phối lợi tức giữa các tầng lớp xã hội, huy động tài sản của nhân dân, và phần nào trưng dụng tài sản đó để giúp cho sự phát triển của nền kinh tế. Đó là lý do mà mỗi quốc gia có một hệ thống tiền tệ riêng biệt. Và trong suốt quá trình duy trì hệ thông tiền tệ này các quốc gia đã đặt ra những bộ luật, những quy định để chặn đứng không cho tư bản ngoại quốc tự do xâm nhập. Bảo vệ an ninh về tài chính, đảm bảo an toàn cho đồng tiền của họ chống sự xâm nhập của các quốc gia khác (trừ những đồng tiền chung đã được lưu hành ở các hiệp ước).
  • Đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới đã hội nhập và toàn cầu hóa. Đồng tiền chung của một số khu vực đã xuất hiện như đồng Euro (€; mã ISO: EUR) là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu.
  • Tính đến thời điếm tháng 1/2009, đã có 16 nước thuộc EU sử dụng Euro làm đồng tiền chính thức, đó là: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Slovakia, Đảo Chypre và Malta. Một vài quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh Tiền tệ với thành viên trong vùng Euro, và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: Monaco, San Marino và Tòa Thánh Vatican.
  • Bên cạnh các thành viên chính thức, một sô" quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU): Andorra, Kosovo, Montenegro.
  • Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 1 năm 2009) có 11 quốc gia thuộc EU vẫn chưa tham gia vào Liên minh Tiền tệ châu Âu và chưa sử dụng Euro làm đồng tiền chính thức của quốc gia họ, bao gồm: Anh, Ba lan, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Romania, Thụy Điển.
  • Sự ra đời đồng Euro là một minh chứng cho sự bảo vệ an ninh về tài chính và chủ quyền của liên minh Châu Âu, chông lại sự xâm nhập của đồng tiền Đức vào thời kỳ đó.
  • Các đồng tiền kim loại euro cùng một mệnh giá giống nhau ở mặt trước, nhưng có trang trí khác nhau ở mặt sau, đặc trưng cho từng quốc gia phát hành
  • Bước đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong Liên minh châu Âu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1994 bước thứ hai bắt đầu: Viện Tiền tệ châu Âu, tiền thân của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), được thành lập và tình hình ngân sách quốc gia của các nước thành viên bắt đầu được xem xét. Ngoài ra, vào ngày 16 tháng 12 năm 1995 Hội đồng châu Âu tại Madrid (Tây Ban Nha) đã quyết định tên của loại tiền tệ mới: "Euro". Trước ngày này đã có nhiều tôn khác được thảo luận: các "ứng cử viên" quan trọng nhất bao gồm Franc châu Âu, Krone châu Âu và Gulden châu Âu. Việc sử dụng tên một loại tiền tệ quen thuộc là nhằm vào mục đích phát ra tín hiệu của sự liên tục, và củng cố niềm tin tưởng của quần chúng vào loại tiền tệ mới này, ngoài ra một vài thành viên cũng có thể tiếp tục giữ được tên tiền tệ của nước họ. Pháp thích "Eru", tên của loại tiền tệ thanh toán cù. Thế nhưng tất cả các đề nghị này đều thất bại vì một vài nước dè dặt. Đế đốì phó với tình thế này, tên "Euro" được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, Theodor Waigel, đề nghị.
  • Ngày 13 tháng 12 năm 1996 các bộ trưởng Bộ Tài chính của EU đi đến thỏa thuận về Hiệp ước ổn định và Tăng trưởng, nhằm bảo đảm các nước thành viên giữ kỷ luật về ngân sách và qua đó bảo đảm giá trị của tiền tệ chung. Bước thứ ba của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu bắt đầu có hiệu lực, cùng với cuộc họp của Hội đồng châu Âu từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 3 tháng 5 năm 1998, xác định 11 quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ theo các tiêu chuẩn hội tụ được quy định trước. Ngày 19 tháng 6 năm 2000 Hội đồng châu Âu đi đến "nhận định là Hy Lạp đã đạt hội tụ bền vững ở mức độ cao, và trên cơ sở này thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa tiền tệ chung vào sử dụng". Vì thế vào ngày 1 tháng 1 năm 2001 Hy Lạp gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu.
  • Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã quyết định không dùng tiền tệ mới và vẫn giừ tiền tộ chính thức của quôc gia. Ngày 14 tháng 9 năm 2003, qua một cuộc trưng cầu dân ý, Thụy Điển từ chối không tham gia Liên hiệp Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. Theo hiệp định gia nhập vào EU của Thụy Điển, đất nước này phải đưa đồng Euro vào lưu hành như là tiền tệ chính thức, và như thế thật ra không có khả năng lựa chọn. Thụy Điển hiện thời đang ngăn trở việc đưa đồng Euro vào sử dụng bằng cách không hoàn thành việc gia nhập Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Ngược lại Anh và Đan Mạch có quyền dứt khoát không tham gia điều đã được thỏa thuận trong hiệp định.
  • Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Chypres gia nhập EU ngày 1 tháng 1 năm 2004, Bulgaria và Romania mới gia nhập EƯ vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Các quốc gia EU mới này không có khả năng từ chối đồng Euro như Anh và Đan Mạch, nhưng lại chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua hai năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác). Sau khi thỏa mãn các điều kiện, Slovenia là nước đầu tiên được chấp nhận vào khu vực Euro, từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Malta, Cộng hòa Chypres từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, và mới đây nhất là Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  • Chào mừng đồng Euro ra đời trước trụ sở chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999, tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đồi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Ngay ngày hôm sau, ngày 2 tháng 1, các thị trường chứng khoán tại Milano (Ý), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả các chứng khoán bằng Euro. Một thay đôi khác có liên quan với thời điểm đưa đồng Euro vào sử dụng là việc thay thế cách ghi giá cho ngoại tệ. Trước ngày đã định, việc ghi theo phương pháp yết giá trực tiếp (1 USD = XXX DEM) là hình thức thông dụng. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, trong mua bán ngoại tệ tại các nước thành viên, giá trị của ngoại tệ được ghi theo phương pháp yết giá gián tiếp (1 EUR = XXX USD). Thêm vào đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 có thể chuyển khoản bằng Euro (Tại Hy Lạp từ ngày 1 tháng 1 năm 2001). Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002.
  • Trong một thời gian chuyển tiếp nhất định tùy thuộc vào từng quốc gia, kéo dài hoặc là đến hết tháng 2 năm 2002 hay đến hết tháng 6 năm 2002, đồng Euro và tiền quốc gia cũ tồn tại song song như là tiền tệ chính thức. Sau thời gian này các đồng tiền quốc gia cũ không còn là tiền tệ chính thức nữa, nhưng vẫn có thể được đổi lấy đồng Euro tại các ngân hàng quốc gia của các nước, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28 tháng 2 năm 2002 tại Đức, quyền đổi đồng Mark Đức sang Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng trung ương tiểu bang là một điều được pháp luật quy định. Khác với một số nước thành viên khác, yêu cầu này tại Đức không có thời hạn. Mặc dầu có cơ chế đổi tiền không tốn lệ phí và đơn giản, trong tháng 5 năm 2005 vẫn còn lưu hành 3,72 tỷ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỷ Euro. Theo nhận xét của Ngân hàng Liên bang Đức phần lớn số tiền này là tiền đã bị tiêu hủy hay đánh mất.

Vai trò của đồng Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu

  • Tác động kinh tế của tiền tệ ngày nay đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia mà nó đã mang tính chất quốc tế. Thể hiện rõ rất là vai trò của đồng EURO
  • Khi đưa đồng Euro vào lưu hành, người ta hy vọng là thương mại và cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm, vì các rủi ro về tỷ giá hôi đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ (tiếng Anh: currency hedging) của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Người ta cũng đoán rằng việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro, vì trong quá khứ thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh nghiệp, và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ.
  • Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm của một đồng tiền tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như vùng Euro. Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn cho một chính sách tiền tệ thích ứng. về mặt chính trị, vẫn còn câu hỏi là liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Úy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không. Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác nhận nỗi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước Đức: Từ khi đưa đồng Euro vào lưu hành, nước Đức chưa có năm nào đạt được điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% Tổng Sản phẩm Quốc nội). Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt thật ra đã được quy định trước trong Hiệp ước ốn định và Tăng trưởng, đã không được Hội đồng các Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu áp dụng.
  • Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu, tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Dollar Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Dollar Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm, và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính băng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Dollar Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: Floating Rate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỷ dollar trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỷ là đồng Euro, 4.800 tỷ là đồng Dollar Mỹ, 880 tỷ đồng Bảng Anh, 500 tỷ tiền Yen và 200 tỷ là đồng Franc Thụy Sĩ.
  • Tỷ lệ của đồng Dollar Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuổng còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Dollar Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Thêm vào đó, tỷ trọng của đồng Euro trong rổ tiền tệ của Quyền Rút vom Đặc biệt (SDRs - Special Drawing Rights) của IMF cũng chỉ đứng thứ hai sau đồng Dollar Mỹ (USD). Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON