YOMEDIA
NONE

Bài 1: Những vấn đề chung về các chế độ tiền tệ


Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thòng tiền tệ của một quốc gia, được quy định băng luật pháp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Những vấn đề chung về các chế độ tiền tệ sau đây để tìm hiểu về các nhân tố của chế độ tiền tệ, chế độ lưu thông tiền kim loại, chế độ bản vị vàng thỏi, chế độ bản vị vàng hối đoái,...

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Các nhân tố của chế độ tiền tệ

Chế độ tiền tệ có ba nhân tố:

Nhân tố thứ nhất:

  • Bản vị tiền tệ: Là cơ sở định giá đồng tiền quốc gia. Là tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn làm cơ sở cho chê độ tiền tệ.
  • Tiêu chuẩn chung mà lịch sử loài người chọn làm cơ sở cho tiền tệ của các quốc gia là hàng hóa, tiếp đến là kim loại đủ giá: bạc, vàng; tiếp đến là ngoại tệ. Hiện nay hầu hết các nước đều sử dụng bản vị tiền tệ là sức mua hàng hóa dịch vụ (có nghĩa là tiêu chuẩn chung làm cơ sở định giá đồng tiền quốc gia là sức mua hàng hóa dịch vụ của đồng tiền).
  • Bản vị tiền tệ là nhân tố quan trọng hàng đầu vì nó là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ.

Nhân tố thứ hai:

  • Đơn vị tiền tệ: Mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng và được quy định băng pháp luật.
  • Đơn vị tiền tệ gồm các yếu tố sau:
  • Tên gọi và ký hiệu: mỗi nước (hoặc một số nước) đặt tên riêng cho đồng tiền nước họ (hoặc đồng tiền chung của một số nước)
  • Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc tế là “VND”;
  • Đơn vị tiền tệ của Mỹ là “Dollar”, ký hiệu quốc tế “USD” (United States Dollar)
  • Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là “Yen”, ký hiệu quốc tế là “JPY” (Japan Yen)
  • Đơn vị tiền tệ của khối cộng đồng chung Châu Âu là EURO, ký hiệu quốc tế là EUR...
  • Việc ký hiệu đồng tiền thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ cho phép tiết kiệm thông tin trong các giao dịch hối đoái giữa các nước.
  • Về tiêu chuẩn đo lường (tiêu chuẩn giá cả) các nước đều quy định đơn vị tiền tệ và tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Có nước quy định hàm lượng vàng, có nước quy định gián tiếp thông qua tỷ giá hối đoái với một đồng tiền hoặc một nhóm các đồng tiền, có nước thì lấy “sức mua” của hàng hóa dịch vụ.

Nhân tô thứ ha:

  • Công cụ trao đổi: Tức là những công cụ được sử dụng để thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ như tiền giấy, tiền kim loại, tiền ghi sổ, tiền điện tử...
  • Nói chung, trong chế độ tiền tệ, yếu tố thường thay đối là bản vị tiền tệ. Lịch sử phát triển tiền tệ cho thấy rằng, bản vị tiền tệ của các nước do điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi thời kỳ quyết định. Cho đến nay, các chế độ bản vị tiền tệ sau đây đã được sử dụng.

Hình 2.1: Tiền Việt Nam qua các thời kỳ trước đây

Tiền thời Hồ Quý Ly

Đơn vị: Thông bảo hội sao

Mặt trước của đồng 5 Đông Dương (5 piastre)

Tiền Ngụy

2. Chế độ lưu thông tiền kim loại

2.1 Chế độ bản vị bạc

Là đồng tiền của một nước được đảm bảo băng một trọng lượng bạc nhất định theo pháp luật của nước đó, theo đó Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền bạc, tiền giấy Quốc gia được Nhà nước xác định một trọng lượng bạc nhất định, được tự do chuyển đổi ra bạc theo tỷ lệ quy định và được lưu thông không hạn chế, chế độ bản vị bạc được lưu hành phổ biến vào đầu thế kỷ XIX trở về trước.

2.2 Chế độ song bản vị

Dưới chế độ song bản vị, đồng tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại, thường là vàng và bạc. Ví dụ, năm 1792 ở Mỹ 1 đôla vàng = 1,603 gam vàng ròng, 1 đôla bạc = 24,06 gam bạc ròng. Tức trọng lượng 1 đôla bạc nặng gấp 15 lần trọng lượng 1 đô la vàng.

Giả sử rằng, Nhà nước ấn định tỷ lệ đúc tiền chính thức của hai kim loại bạc và vàng là 15/1, điều đó có nghĩa là trọng lượng 1 đơn vị tiền tệ bằng bạc gấp 15 lần trọng lượng tiền tệ bằng vàng. Do đó, bất cứ sự thay đổi nào trong giá trị thị trường của một kim loại so với kim loại khác, có thể làm cho thứ kim loại có giá trị cao hơn biến khỏi lưu thông. Bởi vì kim loại rẻ hơn trên thị trường sẽ được đúc thành tiền, kim loại đắt tiền hơn trên thị trường sẽ được đưa ra khỏi lưu thông để cất trữ hay đúc thành thỏi để bán. Nói cách khác, một tỷ lệ đúc tiền cố định và một tỷ lệ thị trường thay đổi, cho phép người ta giữ lại đồng tiền có giá trị cao hơn và cho lưu thông đồng tiền có giá trị kém hơn.

2.3 Chế độ bản vị tiền vàng

Chế độ bản vị tiền vàng là chế độ bản vị mà đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật.

  • Những yếu tố cần thiết của bản vị tiền vàng gồm:
  • Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.
  • Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định, và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã quy định.
  • Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.

3. Chế độ bản vị vàng thỏi

Chế độ bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền.

Trong chế độ bản vị vàng thỏi, vàng không lưu thông trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định, nhưng phải một số lượng tiền giấy nhất định, ít nhất phải tương đương một thỏi vàng.

Chế độ bản vị vàng thỏi được áp dụng ở Anh năm 1925 và quy định muôn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất là 1500 bảng Anh, áp dụng ồ Pháp năm 1928 với số tiền giấy phải đổi ít nhất là 225.000 Francs...

4. Chế độ bản vị vàng hối đoái

Chế độ bản vị vàng hối đoái là chê độ bản vị trong dó tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng, như đôla Mỹ, bảng Anh...

Chế độ bản vị hối đoái vàng được áp dụng tại Ấn Độ năm 1898, Đức 1924, Hà Lan 1928...

5 Chế độ bản vị ngoại tệ

  • Chế độ bản vị ngoại tệ là chế độ tiền tệ mà đơn vị tiền tệ quốc gia dược xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại tệ mạnh và dược tự do chuyển đổi trên thị trường.
  • Chế độ bản vị này được sử dụng phô biến đối với các nước thiếu vàng hoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác (các nước trong khối cộng đồng Anh sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất).
  • Để khuyên khích thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế một cách có trật tự, chế độ bản vị ngoại tệ này được hình thành ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chế độ bản vị này được thịnh hành từ'năm 1944 đến năm 1971 và có hai sự kiện nổi bật:
  • Vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chiếm hữu phần lớn vàng của thế giới. Do đó, Bộ Tài chính Mỹ, theo hiệp định quốc tế dã quy định vàng và đôla Mỹ có thể chuyển đổi được lẫn nhau, theo tỷ lệ 35 đôla cho một ounces vàng. Do vậy, theo hiệp định quốc tế, Ngân hàng trung ương các nước đã tham gia hiệp định duy trì một tỷ giá cô định đồng tiền của họ so với đồng đôla Mỹ.
  • Chế độ bản vị ngoại tệ này đã hoàn thành sứ mệnh của nó là khuyến khích thương mại quốc tế và khôi phục kinh tế sau chiến tranh Thế Giới Thứ II. Nhưng từ những năm 1960 chế độ này bắt đầu sụp đổ, bởi đồng đôla Mỹ lạm phát và dự trữ vàng của Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Chế độ bản vị ngoại tệ này đã kết thúc khi tổng thống Mỹ - Nixon tuyên bố không đổi đôla giấy ra vàng ngày 15/08/1971.

6. Chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàng có bản vị là sức mua hàng hóa dịch vụ

  • Là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một nước không thể tự do chuyển đổi ra kim loại quý, mà giá trị thực tế của đồng tiền các nước phụ thuộc vào sức mua của nó, tức là sô lượng hàng hóa hay dịch vụ mà có thể mua được.
  • Đầu những năm 1930 chế độ bản vị này đã trở thành phổ biến. Vàng chỉ được dùng để thanh toán các khoản nợ quốc tế, nó bị rút kbỏi lưu thông trong nước vì không dùng làm tiền tệ và không được đổi tiền giấy ra vàng.
  • Giá trị của một đơn vị tiền tệ được xác định bằng sức mua của nó, và được đo bằng sô nghịch đảo của mức giá cả chung. Như vậy, mức giá cả chung càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp và ngược lại.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON