Nội dung bài giảng Bài 2: Những hình thức cơ bản của tư duy biện chứng (tiếp theo) sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về biện chứng của lập luận và lập luận biện chứng, biện chứng của giả thuyết và giả thuyết biện chứng.
Tóm tắt lý thuyết
3. Biện chứng của lập luận và lập luận biện chứng
- Lập luận bao gồm suy luận và luận chứng, suy luận là quá trình vận động của tư duy rút ra phán đoán mới làm kết luận dựa trên cơ sỏ những phán đoán đã có làm tiền đề. Suy luận có mối liên hệ với khái niệm và phán đoán. Một mặt, phán đoán là sự triển khai mâu thuẫn giữa những khái niệm, và suy luận là sự triển khai mâu thuẫn giữa các phán đoán.
- Trong quá trình suy luận, tính chất biện chứng của khái niệm được triển khai đầy đủ. Mặt khác, cùng với sự triển khai tính chất biện chứng và mâu thuẫn nội tại của khái niệm trong suy luận thì cũng làm phong phú và sâu sắc thêm nội dung của khái niệm và có thể tạo ra khái niệm mới. Do đó khái niệm, phán đoán và suy luận là tiền đề của nhau, là trung gian của nhau và trong điều kiện nhất định thúc đẩy lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau.
- Quá trình suy luận là hình thức tư duy từ tri thức đã biết rút ra được tri thức mới có thể nhận thấy tính sáng tạo của tư duy con người một cách rõ rệt. Con người dùng phương pháp suy luận đổ nhận thức những quá trình hiện thực không thể trực tiếp quan sát được. Chỉ cần có thể chứng thực những khâu quan trọng trong quá trình suy luận phức tạp qua thực tiễn, và tiến hành suy luận một cách hợp lôgic thì những phán đoán mới (kết luận) được rút ra, những khái niệm mới được nêu lên sẽ là đúng đắn, khoa học.
- Hình thức suy luận khoa học không những phát hiện được mối liên hệ tất yếu của đối tượng hiện thực và quan hệ giữa các đối tượng mà còn có thê vạch ra xu thế phát triển tất yếu của sự vật, suy luận có thể nhìn trở lại quá khứ, tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học, cũng có thể dự báo và suy đoán về tương lai.
- Suy luận có tính sáng tạo tích cực như vậy, suy cho cùng, là dựa trên cơ sở tính quy luật của thế giới khách quan và hoạt động thực tiễn của con người. Suy luận khoa học phải xuất phát từ thực tế, dựa vào sự tồn tại của hiện thực, cùng phát triển với hoạt động thực tiễn của con người. Hình thức suy luận phải tuân thủ là những "cách thức" của lôgic, những "cách thức" này cũng được định hình trên cơ sở thực tiễn, là sự định hình tư duy về tính phố biến của bản thân thực tiễn.
- Đồng thời muốn tiến hành suy luận một cách đúng đán cần phải phản ánh mối quan hệ giữa đơn nhất, đặc thù, phố biến của sự vật khách quan. Mâu thuẫn giữa cái chung và cái riêng trong khái niệm và phán đoán cũng vẫn tồn tại trong suy luận và đạt tới hình thức phức tạp hơn về mặt lôgic.
- Trong hai phán đoán làm tiền đề của lập luận ba đoạn có bao hàm một khái niệm chung "khái niệm trung gian-M", suy luận thông qua vai trò môi giới của "khái niệm trung gian" làm cho hai phán đoán khác nhau thống nhất lại mà hình thành một phán đoán mối (kết luận), làm cho cái chung và cái riêng lại một lần nữa kết hợp với nhau thành một thể thống nhất.
Ví dụ: hai phán đoán "quan hệ vật chất là thực tại khách quan không lệ thuộc vào ý thức" và "quan hệ sản xuất là một loại quan hệ vật chất" được liên hệ với nhau bởi từ giữa là "quan hệ vật chất", từ đó suy luận ra một phán đoán mới: "quan hệ sản xuất là thực tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức". Cái riêng (quan hệ sản xuất) và cái chung (thực tại khách quan) kết hợp lại thành một thể thống nhất mới.
- Ở đây sự vận động mâu thuẫn trong tư duy lôgic là từ sự thống nhất cái chung và cái riêng của khái niệm đi đến sự phân tách hai cái đó trong phán đoán rồi lại đi tới khôi phục sự thống nhất cái chung và cái riêng với hình thức cao hơn thông qua sự môi giới.
- Các hình thức suy luận chỉ là sự phản ánh mối quan hệ cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phố biến của hiện thực từ nhũng phương diện khác nhau, do đó hình thức của suy luận không phải là cái vỏ trống rỗng của tư duy mà là sự phản ánh mối hên hệ và quan hệ mâu thuần của sự vật, hiện tượng.
- Lôgic biện chứng nghiên cứu quá trình suy luận là xem xét suy luận trong sự phát triển, biên hóa, trong sự vận động mâu thuẫn của khái niệm và phán đoán, do đó, coi suy luận là quá trình luôn luôn biến đối kết cấu bên trong của tư duy. Lôgic hình thức coi suy luận là sản phẩm của khái niệm vồ phán đoán có sẵn, do đó, không thế vượt qua được khuôn khổ lôgic của khái niệm đã có, không thể phá vờ kết cấu lôgic cũ và hình thành kết cấu lôgic mới. Nếu như sử dụng những khái niệm và phán đoán mà cơ học thế kỷ XVII, XVIII cung cấp làm tiền đổ thì không thể rút ra được lý luận mới về cơ học lượng tử và thuyết tương đối.
- Suy luận lôgic phải bao gồm cả hoạt động thực tiễn, bao gồm cả nhũng khái quát về sự thực và những tài liệu mới mẻ, bao gồm cả nhũng tiền đề của thực tiễn. Tư duy biện chứng yêu cầu toàn bộ tiến trình suy luận lôgic phải nhất trí với quá trình phát triển của thực tại khách quan, lôgic chủ quan phải phù hợp với lôgic khách quan.
- Suy luận là quá trình mâu thuẫn biện chứng. Trước hết và cơ bản là mâu thuẫn trong cấu trúc suy luận. Đó là mâu thuẫn giữa tiền đề và kết luận biểu hiện tập trung trong quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái đặc thù, thông qua đó thể hiện mâu thuẫn của quá trình nhận thức: Giữa trừu tượng hóa và cụ thể hóa, khái quát hóa và chi tiết hóa, phàn tích và tổng hợp, khắng định và phủ định,... và cũng thống qua đó mà phản ánh các mâu thuẫn của thực tại khách quan: giữa số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức, tất yếu và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực, bản chất và hiện tượng...
- Mâu thuẫn biện chứng của suy luận còn bộc lộ giữa hai loại hình suy luận cơ bản. đó là giữa suy diễn và quy nạp. Sự thống nhất của hai quá trình đối lập này tạo thành chu trình suy luận. Trong chu trinh đó. suy dìẽn là một nửa chu trình, nửa kia là quy nạp. Con đường suy diẽn là đi từ tư duy lý luận (hay lý thuyết) đốn tư duy kinh nghiệm (hay quan sát và thực nghiệm), con đương quy nạp thì đi ngược lại.
Lược đồ lôgic của chu trình suy luận hay chu trình quy - suy có dạng như sau:
Chu trình quy nạp - suy diễn này đóng kín cấu trúc lôgic hình thức trong phạm vi lý thuyết và kinh nghiệm cũ, nếu xuất hiện kinh nghiệm (hay thực nghiệm) mới, hoặc xuất hiện giả thuyết mới thì tính đóng kín lôgic hình thức cũ sẽ bị phá vỡ và tư duy lý luận rơi vào tình trạng khủng hoảng cho tới khi xây dựng được lý thuyết mới phù bợp với kinh nghiệm mới.
Quy nạp - giả thuyết và suy diễn - giã thuyết là cặp mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát minh chân lý khách quan mới. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn biện chứng giữa lôgic và trực giác với tư cách là mâu thuẫn cơ bản của tư duy sáng tạo.
Biện chứng của luận chứng biểu hiện tập trung ở sự mâu thuẫn thống nhất giữa suy luận và chứng minh (hay bác bỏ). Đây là hai quá trình trái ngược nhau: suy luận thì đi từ cái đã biết (tiền đề) đến cái chưa biết (kết luận) còn chứng minh thì ngược lại, đi từ cái biết (luận đề) thông qua cái đã biết là luận cứ để đến cái cần biết là luận đề như kết luận chân thực. Sự thống nhất mâu thuẫn này tạo thành chu trình lập luận. Một trong những mô hình của chu trình lập luận có dạng như sau.
Chẳng hạn như mô hình của quá trình nghiên cứu trong sách phương pháp nghiên cứu chính trị học cho thấy rõ sự thống nhất mâu thuẫn giữa suy luận và chứng minh (hay bác bỏ) trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Toàn bộ chu trình lập luận có thể phân ra thành hai nửa chu trình: một nửa chủ yếu là suy diễn, còn nửa kia chủ yếu là quy nạp. Chứng minh (hay bác bỏ) như đã nói ở trên, có thể bằng suy diễn hoặc có thể bằng quy nạp hoặc có thể bằng kết hợp cả hai cùng với loại suy luận khác như loại suy.
4. Biện chứng của giả thuyết và giả thuyết biện chứng
Giả thuyết là bước di cần thiết để dẫn tới lý luận khoa học... Giả thuyết và lý luận khoa học có mối quan hệ biện chứng vớ nhau.
- Một mặt, giả thuyết và lý luận khoa học đều là hệ thống của những khái niệm, phán đoán, lập luận, đó là sự giống nhau của giả thuyết và lý luận khoa học.
- Mặt khác, lý luận khoa học là hệ thống khái niệm phán đoán, lập luận đã được chứng minh là phản ánh đúng đắn hiện thực, còn giả thuyết thì chưa được thực tiễn chứng minh, đó là sự khác nhau giữa lý luận khoa học và giả thuyết. Một hệ thống lý luận nào dù có vẻ rất đúng đắn, nhưng nếu chưa được thực tiễn chứng mmh vẫn chỉ là giả thuyết, chưa phải là lý luận khoa học.
Giả thuyết là hình thức tư duy mà trong quá trình nhận thức con ngưòi phải sử dụng. Con người trong quá trình nhận thức thế giới khách quan bao giờ cũng đi từ nông đến sâu, từ phiến diện đến toàn điện, từ thấp đến cao. Khi mà con người trong quá trình thực tiễn chưa có đủ tài liệu cần thiết để vạch ra bản chất của quá trình và hiện tượng, hoặc là khi con người chưa thể dùng phương tiện thực tiễn để kiểm nghiệm một kiến giải nào đó thì tư duy của con người dựa vào năng lực tưởng tượng của mình mà dự báo về bản chất của sự vật, như vậy là sử dụng hình thức giả thuyết.
- Ăngghen nói: "Hình thức phát triển của khoa học tự nhiên, trong chừng mực mà khoa học này tư duy, là giả thuyết. Sự quan sát khám phá ra một sự việc mới làm cho không thể dùng được cách giải thích trước đây về những sự việc thuộc cùng loại ấy nữa. Thế là xuấi hiện sự cần thiết phải có những cách giai thích mới, lúc đầu chỉ dựa vào một số lượng có hạn sự việc và những điều quan sát được.
- Tài liệu kinh nghiệm sau này sẽ chọn lọc lại những giả thuyết ấy, gạt bỏ những giả thuyết này, sửa đối những giả thuyết khác cho đến lúc, cuối cùng, quy luật được xác định dưới hình thức thuần khiết. Nếu như chúng ta muốn đợi cho dến khi những tài liệu cần thiết cho quy luật trở nên thuần khiết thì như thế có nghĩa là tạm đình chỉ những sự tìm tòi của tư duy cho tới lúc đó, và như thế cũng đủ dể cho chúng ta không bao giò có được quy luật".
- Ở giả thuyết có sự thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và tính giả định, tài liệu và quan điểm. Một mặt, giả thuyết là học thuyết có tính chât giả định trong điều kiện tài liệu không phong phú. Nó phải dùng sự suy đoán và năng lực tưởng tượng để gắn kết các tài liệu đó lại. Không có quá trình tưởng tượng và suy đoán sẽ không tìm ra được bí mật của hiện tượng mới.
- Mặt khác, giả thuyết không phải là sự suy đoán vô căn cứ và củng không phải giả định càng nhiều càng tốt. Nêu ra một giả thuyết có ý nghĩa tích cực không thể mâu thuẫn với những quy luật và lý luận đã được chứng minh và cũng không được mâu thuẫn với những sự thực đã kinh qua kiểm nghiệm. Lấy nhu cầu thực tiễn làm cơ sở, dựa vào tài liệu khoa học nhất định, hạn chế tính phiên diện chủ quan, là thái độ cơ bản và phương pháp cơ bản để nêu ra giả thuyết khoa học. Hơn thế nữa, quá trình suy đoán và tưởng tượng để nêu ra giả thuyết cũng phải phù hợp với những quy luật tư duy lôgic đã được thực tiễn chứng minh. Chỉ có những giả thuyết phù hợp với những điều kiện nêu ở trên mới có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học,
- Sự phân biệt giữa giả thuyết và lý luận khoa học vừa xác định lại vừa không xác định. Giả thuyết chuyến hóa thành lý luận khoa học là một quá trình thống qua thực tiễn đê chứng minh. Xét đoán một giả thuyết có thể trở thành lý luận khoa học phải xem nó có khả năng được chứng thực haỵ không. Quá trình chứng thực này không chỉ là quá trình chứng minh lôgic mà căn bản hơn là quá trình chứng minh bằng thực tiễn. Việc chứng thực giả thuyết đòi hỏi những điều kiện dưới đây:
- Vận dụng giả thuyết vào thực tiễn nếu như nhiều sự thực phù hợp với giả thuyết và không có sự thực đã biết nào mâu thuẫn với nó thì giả thuyết đó phản ánh đúng đắn quy luật khách quan.
- Sự chuyển hóa của giả thuyết thành lý luận khoa học ngoài điều kiện giải thích còn có diêu kiện dự kiên, tức là những dự kiến khoa học, nếu như những dự kiến đó cuối cùng được thực tiễn kiểm nghiệm thì điểu đó xác nhận giả thuyết trở thành lý luận khoa học.
- Giả thuyết trở thành lý luận khoa học là một quá trình biện chứng phức tạp. Phương pháp khoa học dùng để chứng thực giả thuyết đòi hỏi phải sử dụng toàn bộ tài liệu có liên quan và tiến hành thể nghiệm qua thực tiễn. Chỉ dựa vào những ví dụ và những tài liệu cá biệt mà không kháo sát môi liên hệ của những tài liệu đó và những tài liệu khác có liên quan thì không đủ điều kiện chứng thực giả thuyết, Thực tiễn bao giờ cũng là sự chứng thực cuối cùng đối với giả thuyết. Nhưng trong thực tiễn vẫn có khả năng xuất hiện những hiện tượng mới mà giả thuyết không giai thích được.
- Như vậy việc chứng minh giả thuyết gặp rất nhiều khó khăn. Người ta đã có một phương pháp khác bổ sung cho phương pháp chứng thực giả thuyết, đó là phương pháp bác bỏ. Để bác bỏ một giả thuyết cần có một hoặc vài sự thực không phù hợp với giả thuyết là đủ. Tư duy biện chứng coi việc chứng thực giả thuyết và bác bỏ giả thuyết là hai mặt không thể tách rời nhau. Trong quá trình xác nhận giả thuyết, phát hiện giả thuyết không phù hợp với sự thực thì giả thuyết đó đã bị bác bỏ. Do kiểm nghiệm qua thực tiễn là một quá trình lịch sử vừa có tính xác định vừa có tính không xác định nên xác nhận giả thuyết là một quá trình phức tạp. Ngay những giả thuyết đã bị thực tiễn bác bỏ, nhưng không có nghĩa là phủ định những sự Lhực mà giá thuyết đó đã lấy làm căn cứ.
Tính đóng kín tương đối của lập luận chỉ được bảo đảm trong vòng lý thuyết cũ và quan sát quen thuộc. Trường hợp xuất hiện sự kiện (thực nghiệm nói riêng) không quen thuộc có thể dẫn tới mâu thuẫn với lý thuyết cũ. Khi đó cần quy nạp - giả thuyết làm tiền đề cho lý thuyết mới.
Quy nạp - giả thuyết có thể dẫn tới phát minh khoa học khi năng lực trực giác cực mạnh, hay nói theo cách nói của N. Bo phải đủ "điên rồ" để trở thành chân lý mới. Giả thuyết trực giác là xuất phát điểm của giả thuyết - diễn dịch để có được các: kết luận mới. Nếu quan sát (thực nghiệm nói riêng) xác nhận là chân thực thì có căn cứ để tin vào tính chân thực của nguyên lý mới. Sự tin tưởng này không đủ tất suy lôgic vì theo quy tắc modus ponens tình thái:
a → b. b a
Muốn tăng độ tin cậy phải quay vòng nhiều lần theo chu trình lập luận. Thực tiễn càng xác nhận bao nhiêu thì tính chân thực của nguyên lý mới càng cao bấy nhiêu. Luận chứng giả thuyết trở thành luận chứng lý thuyết.
Biện chứng của luận chứng thực chất là quá trình phát triển mâu thuẫn, chuyển hóa từ luận chứng giả thuyết thành luận chứng lý thuyết và từ luận chứng lý thuyết cũ trở thành luận chứng lý thuyết mới. Cứ như thế mãi mãi. Vì bản chất của chân lý khách quan là quá trình mâu thuẫn thống nhất giữa chân thực và giả dối, giữa chân lý và sai lầm.
C.PỐppơ đã phát hiện tính bất đối xứng về nguyền tắc giữa chứng minh và bác bỏ. Chứng minh tính chân thực mãi vẫn không xong: song chỉ cần một phản thí dụ điển hình là đủ đảm bảo bác bỏ sự giả dối. Chẳng hạn, phán đoán (luận đề) "mọi thiên nga lông đều trắng" phải được chứng minh mãi bằng nhiều bằng chứng thực tế. Nhưng chỉ cần một thí dụ điển hình trái ngược: "thiên nga ở Ôxtrâylia có lông màu đen", là đủ để bác bỏ phán đoán toàn thể nêu trên. Từ sau đó. phán đoán (luận đề) "một số thiên nga lông màu trắng" mói là hàng chân thực.
Luận chứng và suy luận (tức là luận kết) thực sự là hai năng lực bổ sung cho nhau, tạo ra năng lực lập luận của tư duy đang nhận thức chân lý khách quan.
Trong quá trình nhận thức của con người chúng ta cần phải nắm được mối quan hệ biện chứng giữa khái niệm, phán đoán, lập luận và giả thuyết. Như vậy mới có điều kiện để vận dụng phương pháp tư duy biện chứng để nhận thức và cải tạo thế giới.