YOMEDIA
NONE

Bài 1: Văn minh thế giới nữa đầu thế kỉ XX


Trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, trong thế kỉ XIX các phát minh kĩ thuật nối tiếp nhau ra đời, các ngành khoa học tự nhiên cũng phát triển mạnh mẽ, cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Văn minh thế giới nữa đầu thế kỉ XX để tìm hiểu chi tiết về các thành tựu văn minh này nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Tiến bộ của khoa học - kĩ thuật

Trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, trong thế kỉ XIX các phát minh kĩ thuật nối tiếp nhau ra đời như: tàu hỏa, tàu thủy, xe hơi, tàu ngầm v.v... Các ngành khoa học tự nhiên như: vật lí, hóa học, sinh học, y học, toán học... phát triển mạnh mẽ. Vật lí học ở thế kỉ này đã phát triển với đầy đủ các bộ môn như: quang học, âm học, điện học, nhiệt động học, lí thuyết phân tử và nguyên tử.

  • Bước sang thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật vẫn tiếp tục vươn lên mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian "giao thừa" của 2 thế kỉ, một cuộc cách mạng thật sự đã diễn ra trong lĩnh vực vật lí học với 3 phát minh vĩ đại: điện tử (1896), tính phóng xạ (1898) và lí thuyết tương đối. Những phát minh trên đây đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong khoa học. Nếu như nguyên tử nhỏ nhất giống như một hòn bi đặc mà các nhà khoa học ở cuối thế kỉ XIX khẳng định, thì tia X (do nhà bác học người Đức Rơnghen phát hiện) và tia phóng xạ (do nhà bác học người Pháp Hăngri Béccơren phát hiện) ở đâu mà ra?

Cuộc khủng hoảng đã được khắc phục bằng sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại mà trung tâm chú ý của các nhà khoa học là nguyên tử và cấu tạo bên trong (hạt nhân) của nó. Những thí nghiệm bắn phá nguyên tử của nhà bác học người Anh E.Rơdơphơ tiến hành năm 1911 chứng tỏ nguyên tử không phải đặc mà rất rỗng. Dựa trên thí nghiệm đó, học trò của ông là Ninxơ Bo đề xướng lí thuyết mẫu hành tinh về cấu tạo nguyên tử. Nguyên tử ở giữa có một hạt nhân, chung quanh có các điện tử chạy trẽn những quỹ đạo nhất định giống như các hành tinh chạy chung quanh mặt trời.

  • Tiếp đó, năm 1932 phát hiện hạt nhân nguyên tử bao gồm 2 loại hạt: prôtôn và nơtrôn. Năm 1934, Phêđêríc và Iren Quyri, con rể và con gái của Pie và Mari Quyri phát hiện ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo, chế tạo ra chất đồng vị phóng xạ. Năm 1938 - 1939 các nhà bác học Ổttôhan, Linda Métne (Đức), Enricô Phécmi (Italia) và Giôliô Quyri (Pháp) phát hiện ra hiện tượng phản ứng dây chuyền phá vỡ hạt nhân urani. Năm 1942, Enricô Phécmi đã xây dựng lò phản ứng nguyên tử đầu tiên trên thế giới dưới khán đài sân vận động trường Đại học Chicagô, lần đầu tiên giải phóng năng lượng trong lòng hạt nhân nguyên tử.

Cùng với lí thuyết nguyên tử hiện đại là sự ra đời Lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức Anbe Anhxtanh. Lúc đầu, lí thuyết của Anhxtanh bị phản đối khá nhiều, nhưng dần dần qua nhiều sự kiện thực nghiệm đã chứng minh Lí thuyết tương đối của Anhxtanh không những là hoàn toàn đúng đắn mà còn là một công cụ không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật (như kĩ thuật máy gia tốc, vật lí hạt nhân năng lượng cao, vật lí thiên văn và thiên văn học hiện đại). Có thể nói rằng, hầu hết các phát minh lớn về vật lí học của thế kỉ XX đều có liên quan đến tên tuổi của Anhxtanh, từ năng lượng nguyên tử cho đến lade, bán dẫn.

  • Trong các lĩnh vực khác như: hóa học, sinh học, các khoa học về Trái Đất, hải dương học, khí tượng học... đều đạt được những thành tựu lớn.
  • Trong sản xuất, việc áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn hóa và hợp lí hóa tổ chức lao động đã mở ra những khả năng áp dụng rộng rãi việc sản xuất theo dây chuyền và sản xuất hàng loạt nhằm nâng cao nàng suất lao động, tiết kiệm thời gian và vật liệu...

Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng trong thời kỳ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới như: điện tín, điện thoại, rada, hàng không dân dụng, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu được phát triển rộng rãi...

Bước ngoặt có tính cách mạng trong khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng to lớn đối với triết học và các ngành khoa học xã hội, nhất là trong nhận thức luận và các vấn đề phương pháp luận của các ngành khoa học này.

2. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga và công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

  • Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một kỉ nguyên mới đối với nước Nga và có ảnh hưởng to lớn, tác động mạnh mẽ tới cục diện thế giới và tiến trình lịch sử của thế kỉ XX.

Một chế độ xã hội mới đã xuất hiện - Chế độ Cộng hòa Xô Viết. Ngay từ những năm tháng đầu tiên, chính quyền Xô Viết đã ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng nhằm xóa bỏ chế độ cũ và xây dựng những thể chế của chế độ xã hội mới. Đó là sắc lệnh xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt dân tộc và mọi tước vị phong kiến, tất cả mọi người đều chung một danh hiệu là công dân của nước Cộng hòa Xô Viết Nga; tuyên bố sự bình đẳng giữa nam - nữ, quyền tự do tín ngưỡng, nhà thờ tách khỏi Nhà nước và trường học. Nhà nước công bố các văn kiện: "Tuyên ngôn về quyển của các dân tộc nước Nga", "Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột"... mà sau này trở thành cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên (1918) của nước Nga Xô Viết. Ngày 30-12-1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) được thành lập.

  • Với mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ to lớn và nặng nề đặt ra trước nhân dân Xô Viết là phải tiến hành xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trên cơ sở công nghiệp hóa đất nước. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải đi theo con đường công nghiệp hóa đất nước. Liên Xô mặc dù thiết lập chế độ chính trị xã hội khác biệt, vẫn phải xây dựng đất nước theo chiều hướng công nghiệp hóa để thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Nhiệm vụ này rất khó khăn vì lúc bấy giờ Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp, lạc hậu so với các nước tư bản Âu Mĩ, lại nằm trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Liên Xô chỉ có thể dựa vào sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

Bằng "Chính sách kinh tế mới" của V.I.Lênin thực hiện trong thời gian 1921-1925, Liên Xô đã khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá nặng nề. về cơ bản, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

Từ năm 1926, Liên Xô bắt tay vào công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ biến Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp, có thể tự sản xuất được những thiết bị cần thiết đủ sức cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả nông nghiệp. Phương châm là công nghiệp hóa với tốc độ nhanh chóng để trong một thời gian ngắn nhất, Liên Xô thực hiện được những mục tiêu đề ra.

  • Với những cố gắng phi thường, sau 2 kế hoạch 5 năm (1928-1932, 1933 - 1937), Liên Xô từ một nước nông nghiệp đã trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản xuất công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm của nền kinh tế quốc dân, đứng đầu Châu Âu và thứ hai trên thế giới (sau Mĩ) về tổng sản lượng công nghiệp. Đồng thời, trong nông nghiệp, tiến hành tập thế hóa, đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc. về mặt xã hội, các giai cấp bóc lột tư sản, địa chủ đã bị xóa bỏ, tới đây chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù có sai lầm và thiếu sót, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có thể xem như bước nhảy vọt về kinh tế mà dư luận phương Tây cũng đã thừa nhận.

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong những thập nhiên 1950 và 1960, nền kinh tế Xô Viết phục hồi, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiếp tục tăng trương, thu nhiều thành tựu quan trọng.

Cùng với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước Xô Viết hết sức coi trọng công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới mà Lênin gọi đó là "Cuộc cách mạng văn hóa" như một nhiệm vụ tất yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từng bước khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, đất nước Xô Viết không ngừng nỗ lực xây dựng nền văn hóa mối trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại. Công cuộc xây dựng ấy được thể hiện trong sự nghiệp phát triển khoa học - kĩ thuật; thanh toán nạn mù chữ; phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm giáo dục phổ thông trung học, dạy nghề, giáo dục cao đẳng và đại học; coi trọng sự nghiệp thư viện và công tác xuất bản, ấn loát; tiến hành giáo dục tư tưởng - chính trị và đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ; phát triển văn học nghệ thuật.

Một đội ngũ trí thức đông đảo, có trình độ chuyên môn cao được đào tạo, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tô quốc. Viện hàn lâm khoa học của nước Nga đã được thành lập từ năm 1724. Trong những năm đầu tiên của chính quyền Xô Viết, các nhà khoa học Liên Xô đã tham gia tích cực vào việc vạch ra kê hoạch điện khí hóa nước Nga (GOELRO), điều tra tài nguyên, lập kế hoạch cải tổ công nghiệp và hoạch định phương hướng phát triển kinh tế của đất nước. Trong các kế hoạch 5 năm đầu tiên cũng như trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941 - 1945), các nhà khoa học Xô Viết đã giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng kinh tế - văn hóa cũng như bảo vệ tổ quốc.

Sau chiến tranh, nền khoa học Xô Viết đã triển khai trên quy mô lớn các công trình nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng, coi trọng việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Với những cơ sở nghiên cứu khoa học rộng lớn và một đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, nên khoa học - kĩ thuật Xô Viết đã đạt được những thành tựu rực rỡ, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học thế giới và đóng góp tích cực vào sự phát triển của văn minh nhân loại.

3. Chiến tranh thế giới và tác hại đối với văn minh nhân loại

Theo tính toán bằng máy tính điện tử của nhà khoa học người Thuỵ Điển Giănggiắc Baben, trong 5.550 năm, trên hành tinh chúng ta đã xảy ra tới 14.513 cuộc chiến tranh với số người chết là 3,6 tỉ người. Đó là những con số khủng khiếp.

Sang thế kỉ XX, sự thiệt hại ấy lại tăng lên gấp bội do quy mô chiến tranh mở rộng hơn bao giờ hết, chiến trường diễn ra cùng lúc trên lãnh thổ các quốc gia thuộc nhiều lục địa khác nhau, sự tàn phá và sức hủy diệt của các loại vũ khí, bom đạn tới mức khó lường được hết.

Chiến tranh là một hiện tượng phức tạp, là sự tiếp tục cuộc dấu tranh chính trị của các quốc gia, dân tộc và giai cấp bằng bạo lực quân sự. Thực tế lịch sử cho thấy, cần phân biệt 2 loại chiến tranh: chính nghĩa và phi nghĩa.

Những cuộc chiến tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc, chống sự cai trị của ngoại bang là chiến tranh chính nghĩa được nhân dân thế giới ủng hộ. Dù đất nước có bị tàn phá, nhân dân phải chịu đựng hi sinh nhưng nhiều dân tộc vẫn đương đầu với chủ nghĩa đế quốc để giành độc lập và tự do. Cuộc kháng chiến 30 năm của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) được coi là cuộc chiến tranh thần thánh, đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, những cuộc chiến tranh xâm chiếm và giành giật thuộc địa giữa các đế quốc, nhằm giữ ngôi bá chủ thế giới, nhằm bành trương lãnh thổ, xâm phạm chủ quyên nước khác... mang tính phi nghĩa và hết sức tàn bạo.

Thế kỉ XX đã xảy ra 2 lần chiến tranh thế giới vào các năm 1914 - 1918 và 1939 - 1945.

  • Tháng 8 - 1914, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là hậu quả của những mâu thuẫn về quyền lợi và sự giành giật thuộc địa không thể điều hòa được giữa hai tập đoàn đế quốc: khối "Liên minh" gồm Đức, Áo - Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và khối "Hiệp ước" gồm Anh, Pháp, Nga...
  • Hai mươi năm sau, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) lại diễn ra với quy mô và cường độ ác liệt chưa từng thấy. Nhưng khác với đại chiến thế giới năm 1914 - 1918, chiến tranh thế giới thứ hai phức tạp hơn về nội dung chính trị, tính chất giai cấp và dẫn tới những thay đổi căn bản. Chiến tranh nổ ra là do những mâu thuẫn đôi kháng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, đồng thời do những mâu thuẫn gay gắt trong thế giới tư bản chủ nghĩa: cuộc chiến đã bắt đầu giữa hai tập đoàn đế quốc, giữa các nước phát xít Đức, Ý, Nhật và các nước đế quốc Anh, Pháp rồi thêm Mĩ và nhiều nước khác. Nhưng dưới tác động của cuộc đấu tranh chông phát xít ngày càng mở rộng ở nhiều nước, nó đã trở thành cuộc chiến tranh giải phóng của các dân tộc chống ách phát xít chiếm đóng và nô dịch. Việc Liên Xô tham chiến (1941), nhất là sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít (1942) đã làm thay đổi tính chất của chiến tranh.

Chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là những cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử loài người. Có thể thấy rõ quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới qua những số liệu sau:

 

Chiến tranh thế giới 1

Chiến tranh thế giới II

- Số quốc gia tham chiến

33

72

- Số người bị động viên vào quân đội (triệu người)

74

110

- Những chi phí quân sự trực tiếp (tỉ đôla)

208

1384

 Với quy mô như thế, sự tàn phá và tổn thất lại càng nặng nề hơn. Nền văn minh của loài người bị phá hoại nghiêm trọng. Chiến tranh và những hậu quả của nó như một nghịch lí lớn trong lịch sử tiến hóa nhân loại. Hầu như những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới nhất, hiện đại nhất đều dùng cho các mục đích quân sự - chính trị. Nói cách khác, chiến tranh đã thu hút, tập trung cao nhất những nỗ lực sức người, sức của, những phương tiện và thành tựu khoa học - kĩ thuật. Theo đó, sự tàn phá của chiến tranh ngày càng mang tính tàn sát và hủy diệt.

Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), lần đầu tiên đã xuất hiện xe tăng và máy bay. Các vũ khí và phương tiện quân sự được cải tiến không ngừng. Đôn Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã ra đời các loại xe tăng thiết giáp nặng hơn nhưng cơ động hơn, các loại máy bay bay cao hơn, xa hơn và mang được nhiều bom hơn, lần đầu tiên xuất hiện rađa, tên lửa và nhất là vào giai đoạn cuối của cuộc chiến đã dùng đển bom nguyên tử.

Thế giới đã bị tàn phá nghiêm trọng.

  • Trước hết là về sinh mạng con người. Theo Pôn Kennơđi trong cuốn "Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc", chỉ trong cuộc chiến tranh "tổng lực 1914 - 1918" khoảng 8 triệu người đã chết trong các trận chiến, 7 triệu người nữa bị tàn phê lâu dài và 15 triệu người bị thương nặng, đại đa số những người này đang ở độ tuổi thanh xuân. Ngoài ra, Châu Âu (không kể Nga) có hơn 5 triệu người đã chịu hậu quả chiến tranh như bệnh tật, nạn đói và thiếu thốn. Còn hàng triệu người bị thương trong các cuộc đụng độ ở biên giới và dịch bệnh sau chiến tranh. Tổng số thương vong lên đến 60 triệu người, gần một nửa số đó ở Nga, còn Pháp, Đức và Ý cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong thảm họa đó, cái không thể đo được là nỗi thông khổ và sự xao động về tâm lí con người, tác động mạnh mẽ vào đời sống gia đình và xã hội.
  • Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, con số thương vong tăng gấp bội. Chỉ riêng số người chết đã lên tới hơn 50 triệu người, trong đó nhiều dân tộc phải gánh chịu những tổn thất cực kì nặng nề.
  • Riêng Liên Xô, hơn 27 triệu người chết (gần đây một số tài liệu đã đưa ra những sô liệu mới là 30 triệu người, thậm chí 40 triệu người chết). ở Trung Quốc đã mất đi 10 triệu người, Ba Lan - trên 6 triệu người (chiếm 20% dân số), Nam Tư - 1,702 triệu người. Người Nhật là những nạn nhân đầu tiên của thảm họa bom nguyên tử. Chỉ trong khoảnh khắc, hơn 270 nghìn người dân đã thiệt mạng và 2 thành phố Hirosima và Nagadaki bị sập đổ hoang tàn.
  • Hai cuộc chiến tranh thế giới còn gây ra những thiệt hại khổng lồ về của cải vật chất và tài sản văn hóa không sao kể xiết. Thành phố làng mạc, đường sá, cầu công, nhà máy, xí nghiệp cùng bao công trình lịch sử và văn hóa của các dân tộc bị phá hủy.
  • Những giá trị văn minh của loài người bị chà đạp thô bạo. Đó là những tội ác của bọn phát xít, chúng không chỉ chiếm đóng lãnh thổ, cướp đoạt tài nguyên mà còn chà đạp lên những quyền cơ bản, những giá trị thiêng liêng của các dân tộc và nhân phẩm, danh dự của con người.
  • Bọn Quốc xã đã tàn sát hơn 6 triệu người Do thái và kêu gào tiêu diệt người Xlavơ: "Nếu chúng ta muốn thành lập Đế chế Đức vĩ đại, trước hết phải đuổi và tiêu diệt sạch các dân tộc Xlavơ: người Nga, Ba Lan, Séc, Xlôvaki, Bungari, Ucraina, Bêlarut. Không có lí do gì để không làm việc đó". Hơn 6 triệu người Ba Lan - tức 1/5 dân số nước này, đã bị tàn sát bơi những lời kêu gào đó của Hítle. Chúng còn lập ra các nhà tù, các trại tập trung và các lò thiêu người bằng hơi ngạt như ở Bunkhenvan, Đachau, Biếccơno, Ausơvít... để đày đọa con người theo lối trung cổ và tàn sát họ bằng những kĩ thuật hiện đại...
  • Ở Châu Á, bọn phát xít còn tàn sát và gây ra nạn đói khủng khiếp với bao cái chết thê thảm. Chỉ trong 1 tháng, hơn 30 vạn dân lành tay không tấc sắt đã bị giết ở Nam Kinh (Trung Quốc). Hai triệu người Việt Nam bị chết đói dưới ách thống trị của Nhật - Pháp trong những năm chiến tranh. Tội ác của chúng đã vượt xa các thế lực xâm lược trước đây trong lịch sử.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON