YOMEDIA
NONE

Bài 1: Điều kiện ra đời của văn minh công nghiệp


Bài giảng Bài 1: Điều kiện ra đời của văn minh công nghiệp có nội dung tringh bày về những hệ quả của công cuộc phát kiến địa lí, thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản và những thành tựu về cải tiến kĩ thuật trong ngành dệt ở Anh. Mời các bạn tham khảo và học tập!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Những hệ quả của công cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV-XVI)

Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, nhiều nhà thám hiểm Au châu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông - nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải.

Có thể kể đến 3 phát kiến địa lí lớn sau đây:

  • Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi Hi Vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyên đi tiếp theo vể phía Đông đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi vào biển Đông, tới các cảng Trung Hoa và Nhật Bản.
  • Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vềxpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mĩ, khi đó được gọi là Tân Thế giới hoặc nhầm lẫn là "Tây Ấn Độ".
  • Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mĩ mà còn vượt qua Thái Rình Dương đế tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là Philippin. Từ đây, đoàn thủy thủ trở về châu Âu theo đường đi của Vaxcô đơ Gama khi trước.

Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo của các nhà hàng hải Âu châu thời đó đã đem lại nhiều hệ quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử loài người.

Những phát kiến địa lí lớn diễn ra vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI đã tìm ra một lục địa mới là châu Mĩ, một đại dương mà người Âu chưa biết, được đặt tên là Thái Bình Dương, mỏ ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và kiếm tìm các vùng đất mới. Nó đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Cuộc hành trình vòng quanh thế giới đã bác bỏ những lí lẽ sai trái của giáo hội đã từng đưa ra trong các vụ xét xử các nhà khoa học như Brunô, Galilê... và khẳng định giả thuyết về trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn. Chân lí khoa học được sáng tỏ, sự kiên trì khám phá bí ẩn của hành tinh và tinh thần sẵn sàng hi sinh của các nhà khoa học để bảo vệ chân lí được loài người ngưỡng mộ.

Các nhà khoa học, các nhà thám hiểm đã có cống hiến lớn cho sự phát triển các ngành địa lí, thiên văn, hàng hải và từ đó mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới trong các ngành khoa học như dân tộc học, nhân học, địa chất học, sinh học...

Tiếp sau những phát kiến địa lí đã diễn ra những cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn. Thương nhân vội vã giành giật thị trường và các nguồn nguvền liệu ở các địa bàn mới. Quân đội và quan chức được phái đi xâm chiếm thuộc địa và thiết lập chế độ cai trị thực dân. Dân di thực kéo nhau đến những vùng mối chinh phục để khai phá, tìm vàng và lập nghiệp. Người da đen bị đưa sang châu Mĩ, biến thành nô lệ trong các đồn điền và hầm mỏ. Các nhà truyền giáo mang Kinh Thánh tới mọi nẻo đế mở rộng phạm vi truyền bá của đạo Kitô.

Như vậy, những cuộc đi lại của các thương nhân, các nhà truyền giáo, dân di thực, quản lính, nô lệ..., đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục. Người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương Đông, người châu Á và châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu. Ở châu Mĩ dần dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố ván hóa của người Âu, người Phi và người bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện ra nền văn minh vốn có từ lâu đời ở châu Mĩ được gọi là văn minh "Tiền Côlông" mà trước đây châu Âu chưa biết đến. Ở đó có 3 tộc người chính là Maya, Aztec và Inca.

  • Người Maya và Aztec là chủ nhân của lãnh thổ Mêhicô ngày nay, có nền văn minh lâu đời ở trình độ cao. Họ đã sớm có nhà nước, xây dựng nhiều thành thị và lâu đài bằng đá, nhiều lễ đường nguy nga. Người dân biết làm ruộng bậc thang với hệ thống tưới nước khá hoàn chỉnh. Họ chế tạo nhiều đồ mĩ nghệ tinh xảo, nhiều đồ thêu, đồ dệt. Họ có nền văn hóa độc đáo, chữ viết riêng và tôn giáo riêng.
  • Người Inca là chủ nhân của lãnh thổ Pêru ngày nay. Kinh tế căn bản là nông nghiệp, tổ chức xã hội thành những công xã nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ, có dáng hình và cấu tạo giống Kim tự tháp Ai Cập. Họ có chữ viết và tôn giáo riêng.

Kết quả tất nhiên của những cuộc di dân là sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa cư dân các châu lục, giữa các dân tộc: trao đổi về giống cây trồng (cacao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây...), kĩ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc...).

Một số ngôn ngữ châu Âu được sử dụng trong các thuộc địa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp...

Các tôn giáo được truyền bá rộng rãi trên nhiều nước, đặc biệt là sự lan truyền của đạo Kitô và Tin lành.

Hoạt động thương mại nhộn nhịp, các thành thị trở nên sầm uất. Việc buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới. Thương nhân châu Âu chuyên chở hàng hóa công nghiệp (len dạ, vải lụa, rượu vang, đồ mĩ phẩm... ) sang bán ở các thị trường châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh và mua từ những nơi đó các loại sản phẩm địa phương (gạo, bông, thuốc lá, hồ tiêu, cacao, cà phê, hương liệu...) chở về châu Âu.

Do những hoạt động trên, dần dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền châu Âu — châu Phi - châu Á, và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Nếu trước đây, hoạt động thương mại chỉ thu hẹp trong từng quốc gia hay từng khu vực thì nay đã mở rộng thành thị trường thế giới. Những hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh. Nhiều công ti thương mại lớn được thành lập (công ti Đông Ân, công ti Tây Ân của Hà Lan, của Anh, của Pháp... ) chẳng những được hưởng độc quyền buôn bán mà còn được cử quân đội và viên chức đổ tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương. Nhiều thành phố và trung tâm thương mại xuất hiện.

Do khai thác, buôn bán và cướp bóc, vàng chảy về châu Âu ngày càng nhiều đã gây nên cuộc "cách mạng giá cả". Vàng bạc được tung ra để mua bán hàng hóa làm cho giá cả tăng nhanh, đem lại nhiều lợi nhuận cho thương nhân và nhà sản xuất, kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản. Nhờ đó, thủ công nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất nhanh, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Công cuộc thám hiểm các vùng đất mối cũng làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo.

Người châu Phi trở thành một món hàng bị đem bán ở châu Mĩ và là nguồn sức lao động quan trọng trong các đồn điển, hầm mỏ và công trường ở châu Mĩ.

Các đoàn thám hiểm biến nơi vừa phát hiện thành thuộc địa để khai thác và bóc lột, thiết lập chế độ thực dân. Bồ Đào Nha chiêm một số vùng ven biển châu Phi, vùng Goa của Ấn Độ và Braxin ở Nam Mĩ; Tây Ban Nha chiếm vùng Trung Nam Mĩ và Philippin. Anh và Pháp xâu xé châu Phi, châu Á và nhiều đảo trên Thái Bình Dương... Đây mới là bước khởi đầu cho quá trình xâm lược và chiêm đóng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây kéo dài hàng trăm năm sau.

Các quốc gia châu Âu thường khoe khoang rằng họ đã tiến hành công cuộc khai hóa văn minh trong những xứ sở lạc hậu. Không phủ nhận những hậu quả khách quan của việc lôi cuốn các vùng xa xôi vào quỹ đạo của kinh tế tư bản, nhiều công trình mới được xây dựng phục vụ hoạt động thương mại nhưng những việc đó không xuất phát từ mục đích phục vụ nhân dân thuộc địa mà chỉ là tạo những phương tiện thuận lợi cho sự bóc lột và cai trị của bọn thực dân. Nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân tạo nên ách áp bức dân tộc rất đã man, được coi như những vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người.

Nhìn chung, các nhà thám hiểm đường biên thế kỉ XV - XVI đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại, mở rộng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trên phạm vi thế giới, tạo tiền đồ cho những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Sự tiếp xúc giữa những nền văn minh của loài người là những thành tựu vĩ đại của trí sáng tạo và tinh thần quả cảm nhưng cũng thấm đầy máu và nước mắt; nó thúc đẩy lịch sử có những bước tiến dài, trước đó không tưởng tượng nổi; song cũng để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều thế hộ sau vẫn không ngừng khắc phục.

2. Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỉ XVI- thế kỉ XVIII)

Sự hình thành thị trường trên quy mô thế giới đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, trước hết là các nước hai bên bờ Đại Tây Dương, dẫn đến phong trào cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ.

  • Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi đầu trong công cuộc phát kiên địa lí, đã có một thời thịnh vượng nhờ mối giao lưu thương mại với phương Đông, chiếm đất khai phá thuộc địa và buôn bán nô lệ ở Trung Nam Mĩ, châu Mĩ và châu Phi. Nhưng chỉ trong vài thế kỉ sau, cả hai nước dần dần phải lùi bước trước sự phát triển nhanh chóng của Hà Lan, Anh và nhiều nước Âu Mĩ khác.
  • Thương nhân Hà Lan với những mặt hàng cổ truyền là len dạ và các sản phẩm chăn nuôi cùng đoàn thương thuyền hùng mạnh đã chiêm được ưu thế trên mặt biển. Nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại đã thúc đẩy tầng lớp thị dân tiến hành cuộc đấu tranh chống ách thống trị của nền quân chủ Tây Ban Nha, thành lập nhà nước cộng hòa độc lập mang tính chất tư sản đầu tiên trong lịch sử (1581).
  • Song sự chuyển biến sâu sắc đã thực sự diễn ra ở nước Anh với cuộc cách mạng tư sản do Ôlivơ Crômoen lãnh đạo giữa thế kỉ XVII. Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa, nước Anh bước vào thời kì tích lũy nguyên thủy với sự hình thành chế độ trang trại với tầng lớp trại chủ sản xuất nông phẩm nhằm cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước và thế giới. Kinh tế trang trại phù hợp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, có nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp, lương thực cho thành phố và nhân công cho nhà máy.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ấy chẳng những làm tăng sản lượng mà còn làm thay đổi tính chất của nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn thành kinh tế hàng hóa, gắn liền với sự biến động của thị trường bên ngoài. Nhưng nó cũng gây nên hậu quả tai hại là đẩy ra khỏi ruộng đất một số đông nông dân, tạo nên một làn sóng di cư ra thành phố, trong đó một bộ phận trở thành công nhân, còn nhiều người phải rời bỏ quê hương đi sang Bắc Mĩ tìm kế sinh nhai.

Việc di dân sang Bắc Mĩ cùng với cuộc chinh phục Ấn Độ và sự phát hiện châu Úc đã mở ra cho nước Anh một địa bàn hoạt động rộng lớn, tạo nên một tiềm năng kinh tế mạnh mẽ, dần dần vượt qua các đối thủ cạnh tranh để vươn lên hàng đầu.

Làn sóng nhập cư của người Anh (và nhiều người Âu khác) vào Bắc Mĩ đã biến vùng lãnh thổ ven bờ Đại Tây Dương thành 13 xứ thuộc địa của nước Anh. Quá trình khai khẩn vùng đất mới của 3 cộng đồng cư dân đến từ châu Âu, châu Phi và thổ dân (thường được gọi là người Indian) trong gần 2 thế kỉ XVII - XVIII đã dần dần tạo thành một dân tộc có lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế", văn hóa và tâm lí chung, muốn tách khỏi hệ thống cai trị của chính phủ Luân Đôn. Cuộc đấu tranh giải phóng khỏi chế độ thực dân Anh giữa thế kỉ XVIII do Oasinhtơn lãnh đạo đã đem lại thắng lơi cho nhân dân Bắc Mĩ: Bản Tuyên ngôn độc lập (1776) lần đầu tiên nêu lên những nguyên tắc cơ bản về quyền con người và quyền công dân. Sự thành lập nhà nước Liên bang Mĩ đã tạo nên một quốc gia tư sản, một thị trường đầy sức hấp dẫn và cũng sẽ là một đối thủ đáng kể trên thương trường quốc tế.

Cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII đã gây nên một chuyển động mạnh mẽ và căn bản chẳng những đối với nước Pháp mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiêu nước châu Âu. Cuộc đấu tranh lật đổ nền quân chủ chuyên chế cùng những biện pháp triệt để xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển nhanh, vươn ra thị trường thế giới, mở rộng phạm vi thuộc địa và trở thành kẻ kình địch hàng đầu của nước Anh.

Như vậy, sự ra đời các quốc gia tư bản chủ nghĩa và cuộc chạy đua giành giật thị trường thế giới đã thúc đẩy việc sản xuất tăng nhanh về năng suất và nâng cao về chất lượng. Thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của công thương nghiệp tạo nên tiên đề về cơ sở vật chất cũng như về môi trường chính trị cho bước chuyển sang một thời kì mới trong lịch sử sản xuất, bước sang một nền văn minh mới của nhân loại.

3. Những thành tựu về cải tiến kĩ thuật trong ngành dệt ở Anh

Trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, các nhà doanh nghiệp ngoài việc tăng cường bóc lột công nhân, đều tìm cách cải tiến kĩ thuật vì đó là phương pháp tăng năng suất lao động một cách cơ bản và có hiệu quả nhất. Quá trình cải tiến này diễn ra trước tiên trong ngành dệt ở nước Anh.

  • Năm 1733, một công nhân người Anh tên là Giôn Cây phát minh ra thoi bay. Trước kia, người thợ dệt phải dùng tay đẩy con thoi chạy giữa các hàng sợi, thì nay họ chỉ dùng sức chân là có thể đẩy con thoi chạy qua chạy lại. Thoi bay làm cho năng suất lao động tăng lên gấp đôi, đòi hỏi phải tăng mức sản xuất sợi. Nhu cầu về sợi được gọi là "nạn đói sợi" lại đòi hỏi phải cải tiến việc kéo sợi.
  • Năm 1764, người thợ dệt Giêm Hacgrivơ phát minh ra máy kéo sợi mang tên con gái ông là máy Jenny, có thể kéo cùng một lúc 16 -18 cọc suốt do một công nhân điều khiển. Lượng sợi tăng lên rất nhanh thúc đẩy việc dệt. Có thể coi việc phát minh máy kéo sợi Jenny là bước khởi đầu của sự phân công giữa việc kéo sợi với việc dệt vải.
  • Năm 1769, máy kéo sợi chạy bằng sức nước của Risơt Accraitơ làm giảm bớt sức lao động của con người. Ông được coi như ông tố của nền công nghiệp dột vải bống trong nhà máy. Nhờ kinh nghiệm của máy Jenny và máy Accraitơ, Xamuen Crơmtơn cải tiến chiếc máy làm cho sợi dệt vừa nhỏ, vừa chắc.
  • Năm 1785, kỹ sư Etmơn Cacraitó sáng chế ra máy dệt đưa năng suất lên gấp 39 lần. Đồng thời, các khâu tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa cũng được cải tiến.

Nhưng những máy chạy bằng sức nước gặp nhiều trỏ ngại vì các công xưởng đều phải đưa ra gần sông và về mùa đông nước đóng băng, nhà máy không hoạt động được.

  • Năm 1769, một thực nghiệm viên của trường đại học ở Luân Đôn là Giêm Oát (James Watt) đã sáng chế ra máy hơi nước, đến năm 1784 thì hoàn thiện trở thành động cơ nhiệt vạn năng chạy bằng than và nước. Việc sử dụng máy hơi nước vào sản xuất gây nên một chuyển biến lớn.

Để tưởng nhớ công lao của Giêm Oát, người ta đã dựng bức tượng kỉ niệm tại Oetxmintơ khi ông qua đời năm 1891, thọ 83 tuổi, với dòng chữ: "Người đã nhàn lên gấp bội sức mạnh của con người".

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON