YOMEDIA
NONE

Bài 3: Cân bằng tổng cung tổng cầu và tác động của các chính sách kinh tế


Để tìm hiểu về các mức cân bằng của tổng cung, tổng cầu và tác động của cách chính sách kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Cân bằng tổng cung tổng cầu và tác động của các chính sách kinh tế dưới đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Cân bằng tổng cung tổng cầu trong ngắn hạn

Mọi điểm nằm trên đường tổng cầu \(AD(A_0,\overline{M})\) thể hiện thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ cân bằng.

Mọi điểm nằm trên đường tổng cung ngắn hạn SAS(W0,K0,Tec0) phản ánh các cặp (Y,P) mà các doanh nghiệp luôn tối đa hóa lợi nhuận (hình 7.15)

Vậy ở mức giá và sản lượng nào thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn?

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn khi mức giá và sản lượng được duy trì ở mức mà tại đồ thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ cân bằng, đồng thời các doanh nghiệp đạt mục tiêu tối da hóa lợi nhuận.

Trên đồ thị 7.15, điểm E0(Y0,P0) là điểm cân bằng ngắn hạn, được xác định bởi giao điểm của đường AD và SAS, sản lượng cân bằng ngắn hạn là Y0 và mức giá chung cân bằng P0.

2. Cân bằng tổng cung tổng cầu trong dài hạn

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn khi giá cả và sản lượng được duy trì ở mức mà tại dó thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ và thị trường lao động đều cân bằng; đồng thời các doanh nghiệp cũng đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Điểm cân bằng dài hạn là điểm E0(Y0,P0), được xác định bởi giao điếm của đường LAS và AD. Sản lượng cân bằng dài hạn là sản lượng tiềm năng Yp với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Un (hình 7.16).

3. Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong ngắn hạn

Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng ngắn hạn tại điểm E0(Y0,P0), giao điểm của đường AD và SAS.

Với sản lượng cân bằng Y0 thấp hơn sản lượng tiềm năng Yp, thể hiện trên đồ thị 7.17:

Để đưa sản lượng cân bằng về mức sản lượng tiềm năng, chính phủ có thể lựa chọn các chính sách như: chính sách tài khoá mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng hoặc kết hợp cả hai chính sách này.

Giả sử chính phủ sẽ áp dụng chính sách tài khoá mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách, làm tổng cầu tự định tăng từ A0 lên A1, đồng thời kết hợp chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng lượng cung tiền danh nghĩa từ \(\overline{M}\) lên \(\overline{M_1}\). Kết quả làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải từ AD sang AD1.

Điểm cân bằng ngắn hạn mới là điểm E1(Y1,P1) giao điểm của đường AD1 và SAS.

Tóm lại trong ngắn hạn, khi áp dụng chính sách tài khoá mở rộng và/ hay chính sách tiền tệ mở rộng, sẽ làm dịch chuyển đường AD sang phải. Kết quả mức giá và sản lượng đều tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

4. Tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong dài hạn

Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn tại điểm E0(Yp,P0), giao điểm của đường AD và LAS trên đồ thị 7.18a.

Nếu áp dụng chính sách tài khoá mở rộng và/hay chính sách tiền tệ mở rộng, sẽ làm đường AD dịch chuyển sang phải là AD1. Nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng dài hạn mới ở điểm E1(Yp,P1).

So sánh giá và sản lượng ở hai điểm cân bằng E0 và E1, ta thấy khi AD tăng (giảm) chỉ làm mức giá tăng (giảm), còn sản lượng cân bằng không đổi, vẫn là sản lượng tiềm năng Yp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Un (hình 7.18a)

Quá trình điều chỉnh từ trạng thái cân bằng dài hạn ban đầu đến trạng thái cân bằng dài hạn mới:

Từ trạng thái cân bằng dài hạn ban đầu E0(Yp,P0) chuyển sang trạng thái cân bằng dài hạn sau E1(Yp,P1), là cả một quá trình điều chỉnh liên tục trong ngắn hạn, được mô tả qua đồ thị 7.18b.

  • Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn lẫn cân bằng ngắn hạn tại điểm E0(Yp,P0), giao điểm của ba đường AD, LAS và SAS trên đồ thị 7.18b
  • Nếu áp dụng chính sách tài khoá mở rộng và/hay chính sách tiền tệ mở rộng, sẽ làm đường tống cầu dịch chuyển sang phải từ AD sang AD1, sẽ gây ra tác động ngắn hạn và dài hạn.
    Trong ngắn hạn, để doanh nghiệp tăng sản lượng đáp ứng tổng cầu, thì giá phải tăng từ P0 lên P1, điểm cân bằng ngắn hạn mới E’(Y’,P’) _ giao điểm của đường SAS và AD1.
    Tuy nhiên, khi mức giá tăng lên P’ trong khi tiền lương danh nghĩa vẫn là W0, sẽ làm tiền lương thực Wr giảm thấp hơn mức cân bằng, do đó người lao động đòi hỏi tiền lương danh nghĩa phải tăng tương ứng lên W’ để đạt Wr cân bằng như cũ. Khi tiền lương danh nghĩa tăng từ W0 lên W’ sẽ làm đường SAS dịch chuyển sang trái là SAS’.
    Nhưng tại điểm A(Yp,P’), sản lượng cung ứng Yp lại nhỏ hơn tổng cầu, do đó giá tiếp tục tăng lên đến P”, điểm cân bằng ngắn hạn mới là E”(Y”,P”) _ giao điểm của đường SAS’ và AD1.
  • Khi mức giá tăng lên P”, người lao động một lần nữa lại thấy Wr của mình bị giảm sút, lại đòi tăng lương để bảo đảm bằng Wr cân bằng, đường SAS tiếp tục dịch chuyển sang trái, nền kinh tế lại điều chỉnh đến điểm cân bằng ngắn hạn mới.

Quá trình điều chỉnh giữa giá và tiền lương danh nghĩa cứ tiếp diễn cho đến khi đường SAS dịch chuyển đến vị trí SAS1 với tiền lương danh nghĩa tăng lên W1 và mức giá là P1, lúc ấy tiền lương thực đạt mức cân bằng: W1/P1 = W0/P0. Sản lượng cung ứng Yp đúng bằng tổng cầu, không còn áp lực thay đổi.

  • Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn lẫn cân bằng ngắn hạn tại điểm E1(Yp,P1), giao điểm của ba đường AD1, LAS và SAS1.

Như vậy các chính sách tác động về phía cầu theo Keynes chỉ có tác dụng trong ngắn hạn; nghĩa là khi tổng cầu thay đổi, sẽ làm cho sản lượng thay đổi trong ngắn hạn.

  • Trong dài hạn, nếu khả năng sản xuất của nền kinh tế không đổi (đường LAS cố định), khi tổng cầu thay đổi, thì chỉ có giá cả và tiền lương danh nghĩa thay đổi cùng chiểu; còn sản lượng cân bằng vẫn ở mức sản lượng tiềm năng Yp.

Như vậy các chính sách tác động về phía cầu trong dài hạn hoàn toàn không có tác dụng, không làm thay đổi được sản lượng.

Chính sách tác động về phía cung

Trong dài hạn muốn sản lượng của nền kinh tế tăng lên, phải dùng các chính sách tác động về phía cung nhằm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế như:

  • Chính sách khuyến khích đầu tư, đặc biệt đầu tư vào công nghệ kỹ thuật cao như: giảm thuế, cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi.
  • Chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn lao động như: tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, đầu tư cho các trường dạy nghề chất lượng cao....
  • Chính sách hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển để tìm ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới, công nghệ mới...

Nhờ đó khả năng sản xuất của nền kinh tế sẽ tăng lên, thể hiện đường LAS sẽ dịch chuyển sang phải, kết quả là sản lượng tiềm năng của nền kinh tế sẽ tăng lên trong dài hạn.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON