YOMEDIA
NONE

Bài 2: Thị trường vốn và đất đai


Bài học có nội dung tập trung nghiên cứu các yếu tố cố định trong ngắn hạn: vốn và đất đai. Mời các bạn tham khảo bài giảng Bài 2: Thị trường vốn và đất đai để tìm hiểu chi tiết về các yếu tố trên.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Trong phần này chúng ta sẽ tập trung vào các yếu tố, khác với yếu tố lao động, chúng cố định trong ngắn hạn: vốn và đất đai. Vì việc điều chỉnh các yếu tố này lâu hơn nhiều so với việc điều chỉnh các yếu tố khác như lao động, nên mọi quyết định về việc sử dụng chúng nhất thiết phải xem xét đến vai trò của thời gian và tương lai trong hành vi kinh tế.

Nội dung được quan tâm trong phần này vượt xa vấn đề lượng cân bằng và giá cân bằng. Chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu là các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.

Khi các doanh nghiệp chi tiêu vốn để mua các nhà máy và thiết bị máy móc mà doanh nghiệp trù tính tồn tại nhiều nám, họ phải so sánh những phí tổn mà họ phải chi hiện nav với lợi nhuận mà số vốn mới sẽ sản sinh trong tương lai.

Để thực hiện việc so sánh này chúng ta phải tính toán giá trị hiện nay của các luồng tiền tương lai. Đó là nền tảng để nghiên cứu các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

1. Một số khái niệm

1.1 Vốn hiện vật

Vốn hiện vật bao gồm các tài sản thực sự cung ứng các dịch vụ có ích cho các doanh nghiệp sản xuất hay các hộ tiêu dùng. Các loại vốn hiện vật chính là nhà máy và máy móc, nhà ở, các vật lâu bền và hàng tồn kho....

Tài sản hữu hình là vốn hiện vật cộng với đất đai.

Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa dã sản xuất, dùng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác.

Trong thực tế, rất khó đo được tổng số vốn một cách chính xác. Theo thời gian vốn hao mòn, kém năng suất và ít giá trị hơn. Để duy trì trữ lượng vốn phải có sự đầu tư, nghĩa là tạo ra các hàng tư liệu lao động mới và cải tiến các loại tư liệu hiện có. Tổng đầu tư nếu vượt quá khoản khấu hao của trữ lượng vốn hiện có thì trữ lượng vốn thực tế tăng.

1.2  Trữ lượng (stocks) và lưu lượng (flows)

Vốn được đo lường như một trữ lượng (hoặc tích lượng), tức là số lượng nhà máy và máy móc mà doanh nghiệp sở hữu. Các đầu vào khác như lao động, nguyên liệu được đo như là các lưu lượng hay luồng, đầu ra cũng là một lưu lượng .

Trữ lượng là số lượng tài sản tại một thời điểm.

Lưu lượng là nguồn hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra trong một đơn vị thời gian.

Ví dụ một doanh nghiệp sở hữu một nhà máy dệt trị gíá 10 tỷ đồng VN, như vậy doanh nghiệp có một trữ lượng vốn 10 tỷ đồng. Hàng năm doanh nghiệp thuê 200.000 giờ lao động và sản xuất ra được 400.000 mét vải các loại, số giờ lao động và số mét vải là các lưu lượng.

Không giống như lao động, các hàng tư liệu có thể được mua và có giá tài sản. Khi mua đứt tài sản đó người mua đã sở hữu tài sản vốn và do đó họ phải tính xem họ phải tốn bao nhiêu trong mỗi năm hay mỗi tháng để sử dụng vốn của họ. Mặt khác họ cũng nhận tiền cho thuê các dịch vụ vốn mang lại.

Để tính giá trị hiện tại của tài sản vốn đó phải tính đến yếu tố thời giantiền trả lãi suất

1.3 Giá trị hiện tại (PV) và giá trị tương lai (FV)

Giá trị hiện tại (PV) biến các khoản thu hoặc các khoản thanh toán trong tương lai thành giá trị hiện tại.

Vì những người cho vay có thể thu được và người đi vay phải trả tiền lãi theo thời gian, nên 1 đồng ngày mai có giá trị nhỏ hơn 1 đồng ngày hôm nay. Nhỏ hơn bao nhiêu là tùy thuộc vào lãi suất (r), lãi suất càng cao thì giá trị hiện tại của các khoản thanh toán càng nhỏ.

  • Giá trị tương lai (FV) là số tiền trong tương lai mà một khoản tiền hiện tại sẽ mang lại ứng với mức lải suất ( r ) cho trước.
  • Giá trị tương lai ở năm thứ n (FVn) từ số tiền hiện tại (PV), với lãi suất hàng năm (r) được tính theo công thức:

FVn = (1 + r)n.PV

  • Giá trị hiện tại (PV) của khoản tiền tương lai ở năm thứ n (FVn) được tính theo công thức:

\(PV = \frac{FVn}{(1+r)^n}\)

Ví dụ: Nếu lãi suất là r =10% một năm, nếu chúng ta cho vay 1 đồng và cho vay tiếp khoản lãi phát sinh hàng năm:

Sau 1 năm ta sẽ có (1 +0,1) đồng. Do đó 1,1 đồng là giá trị tương lai (năm sau) của 1 đồng hiện nay. Như vậy 1 đồng của năm sau chỉ bằng 1/ (1,1) = 0,91 đồng trong hiện tại.

Tương tự:

Sau 2 năm ta sẽ có [1,1 + 1,1x0,1] = (1,1)2 đồng. Do đó 1,12 đồng là giá trị tương lai (2 năm sau) của 1 đồng hiện nay. Như vậy 1 đồng của 2 năm sau chỉ bằng 1/(1,1)2 = 0,83 đồng trong hiện tại.

Tổng quát: PV của 1 đồng được trả sau n năm \(= \frac{1}{(1+r)^n}\)

Xác định giá trị một tài sản

Bạn nên trả giá bao nhiêu cho một cỗ máy dệt mà nhờ nó có thể thu được 20 triệu tiền cho thuê máy trong 2 năm và sau đó có thể bán đi với giá 100 triệu. Giả sử lãi suất là 10% năm:

  • Giá trị hiện tại của 20 triệu đồng của 1 năm sau:
    \(PV_1 = 20 /(1+0,1) = 18,2 \text{ triệu đồng}\)
  • Giá trị hiện tại của (100+20) triệu đồng của 2 năm sau:
    \(PV_2 = 20/(1+0,1)^2 = 99,6 \text{ triệu đồng}\)
  • Giá trị hiện tại của tài sản: PV = 99,6 + 18,2 = 117,8 triệu

1.3.1 Giá trị của một trái phiếu

Trái phiếu là một hợp dồng trong đó người vay thỏa thuận trả cho người có trái phiếu (người cho vay) một khoản lãi không đổi hàng năm (coupon) trong một thời gian nhất định và rồi trả vốn, hoặc là trả mãi mãi khoản lãi hàng năm và không trả lại vốn.

Trái phiếu có thể do công ty hay chính phủ phát hành.

  • Ví dụ một trái phiếu của công ty thỏa thuận trả cho người có trái khoán một khoản lãi không đổi hàng năm là 100 ngàn đồng trong một thời gian nhất định là 10 năm và rồi trả vốn 1 triệu đồng.

Trái phiếu trong trường hợp này đáng giá bao nhiêu?

\(PV = \frac{100}{(1+r)}+\frac{100}{(1+r)^2}\frac{100}{(1+r)^3}+ \cdots+\frac{100}{(1+r)^{10}}+\frac{1.000}{(1+r)^{10}}\)

Như vậy giá trị hiện nay của trái phiếu cũng phụ thuộc lãi suất, lãi suất càng cao giá trị của trái phiếu càng thấp. Với lãi suất 5% trái phiếu đáng giá là 1,386 triệu đồng, nhưng với lại suát 15% giá trị của nó chỉ là 749 ngàn đồng.

  • Cũng ví dụ trên, nhưng nếu trái phiếu có khoản lãi chi trả 100 ngàn đồng hàng năm suốt đời.

Trái phiếu trong trường hợp này đáng giá bao nhiêu?

\(PV = \frac{100}{(1+r)}+\frac{100}{(1+r)^2}\frac{100}{(1+r)^3}+ \cdots = \frac{100}{r}\)

Với lãi suất 5% trái phiếu đáng giá là 2 triệu đồng, nhưng với lãi suất 20% thì giá trị của nó chỉ là 500 ngàn đồng.

1.3.2 Lợi tức thực sự của một trái phiếu

Lợi tức thực sự (hay lãi suất hiệu quả) của một trái phiếu là lãi suất có sức cân bằng giá trị hiện nay của đồng tiền chi trả cho trái phiếu với giá thị trường của trái phiếu. Ở các nước trái phiếu được mua bán sôi nổi trên thị trường và giá của nó thường được đăng hàng ngày trên nhật báo, biết giá trái phiếu thì lợi tức thực sự của trái phiếu chính là giá trị của r cần tìm trong biểu thức.

Với một trái phiếu có khỏan lãi chi trả 100 ngàn đồng hàng năm suốt đời, thì dễ dàng tính lợi tức thực sự khi biết giá thị trường của nó. Giả sử giá thị trường của trái phiếu là 1 triệu đồng thì lợi tức thực sự là:

\(P=\frac{100}{r} \implies r=\frac{100}{P} = \frac{100}{1.000} = 0,1=10\%\)

Tống quát:

\(\text{Tỷ suất lợi tức cần có}= \frac{\text{Khoản trả hàng năm}}{\text{Giá của tài sản}}\)                (*)

Với một trái phiếu có khoản lãi chi trả 100 ngàn đồng hàng năm trong 10 năm, khi biết giá thị trường của nó ta cũng tính được lợi tức thực sự, nhưng việc khá phức tạp vì không có công thức đơn giản.

\(P = \frac{100}{(1+r)}+\frac{100}{(1+r)^2}\frac{100}{(1+r)^3}+ \cdots+\frac{100}{(1+r)^{9}}+\frac{100}{(1+r)^{10}}\)

1.4 Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng để quyết định đầu tư vốn

Một trong những tiêu chuẩn doanh nghiệp phải tính đến, khi quyết định có nên đầu tư vốn hay không, là giá trị hiện tại ròng (NPV): Quyết định đầu tư nếu như giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai dự kiến từ khoản đầu tư đó lớn hơn chi phí đầu tư (NPV > 0).

Ví dụ chi phí đầu tư là C và dự kiến nó sẽ mang lại số lợi nhuận trong mỗi năm sau 10 năm là \(\pi_1\),\(\pi_2\),... ,\(\pi_{10}\). Vậy giá trị hiện tại ròng:

\(NVP = -C + \frac{\pi_1}{(1+r)}+\frac{\pi_2}{(1+r)^2}+\frac{\pi_3}{(1+r)^3}+\cdots+\frac{\pi_{10}}{(1+r)^{10}}\)

Trong đó r là lãi suất chiết khấu, nó có thể là lãi suất trên thị trường hay là một lãi suất nào khác. Việc lựa chọn lãi suất nào tùy thuộc vào những phương cách khác nhau mà doanh nghiệp sẽ sử dụng tiến vốn của mình.

2. Cầu về dịch vụ vốn

Việc phân tích cầu về dịch vụ vốn của một ngành, gần giống như phân tích cầu về lao động. Tương tự như đối với lao động, đường cầu của một doanh nghiệp đối với dịch vụ vốn, phải cho thấy những mức khác nhau của dịch vụ vốn mà doanh nghiệp sẽ thuê ở những mức tiền thuê (R) khác nhau có thể có, trong khi các yếu tố khác không đổi. Dựa trên những hiệu quả mà dịch vụ vốn mang lại cho tổng doanh thu và chi phí phải bỏ ra cho nó, doanh nghiệp sẽ quyết định mức dịch vụ vốn cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận.

2.1 Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thuê thêm một giờ máy doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiến thuê là R, đồng thời sẽ tạo ra thêm một lượng sản phẩm (MPK). Tổng doanh thu tăng thêm của doanh nghiệp trong trường hợp này được gọi là doanh thu sản phẩm biên, ký hiệu là MRPK.

Giống như khi chúng ta phân tích về lao động, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp chỉ thuê thêm giờ máy khi và chỉ khi doanh thu sản phẩm biên (MRPK) còn lớn chi phí thuê thêm một giờ máy (R). Do đó, mức dịch vụ vốn, số giờ máy chẳng hạn, có sức tối đa hóa lợi nhuận khi:

MRPK = R                                 (8.3)

Đường doanh thu sản phẩm biên của dịch vụ vốn (MRPK) cho thấy mức vốn mà doanh nghiệp sẽ thuê tương ứng với các mức tiền thuê trên thị trường, nên nó chính là đường cầu về dịch vụ vốn (DK).

Đường cầu về dịch vụ vốn (DK) dốc xuống về phía phải do qui luật năng suất biên giảm dần.

Đường cầu về vốn có thể dịch chuyển do sự thay đổi của các yếu tố sau:

  • Giá sản phẩm của doanh nghiệp: sự tăng giá sản phẩm của doanh nghiệp làm cho sản phẩm biên của vốn có giá trị cao hơn, đường MRPK dịch chuyển sang phải
  • Mức sử dụng các yếu tố đầu vào khác (chủ yếu là lao động): sự tăng số lượng lao động mà vổn kết hợp để sản xuất ra sản phẩm làm tăng sản phẩm biên của vốn, do đó làm dưừng MRPK dịch chuyển sang phải.
  • Tiến bộ kỹ thuật: tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất của vốn hiện vật đối với bất cứ lượng đầu vào khác cho trước.

2.2 Cầu của ngành về dịch vụ vốn

Đường cầu của ngành về dịch vụ vốn được hình thành tương tự như với lao động, bằng cách cộng theo trục ngang doanh thu sản phẩm biên của các doanh nghiệp như hình 8.4. Khi giá thuê dịch vụ vốn giảm thì lượng dịch vụ vốn được thuê tăng, do đó sản lượng của doanh nghiệp tăng, giá sản phẩm giảm xuống. Điều đó có nghĩa là đường cầu về vốn của ngành, giổng như với lao động, sẽ dốc hơn tổng theo trục ngang các đường MRP của các xí nghiệp. Đường cầu về sản phẩm của ngành càng ít co giãn, thì đường cầu phát sinh về các dịch vụ vốn của ngành cũng càng ít co giãn như vậy.

3. Cung về dịch vụ vốn

Giả định luồng các dịch vụ vốn chủ yếu do quỹ vốn sẵn có quyết định, mặc dù bằng các hoạt động thêm ca doanh nghiệp có thể tăng thêm luồng thực tế của dịch vụ máy. Tuy nhiên, trong thời gian bình thường doanh nghiệp bị hạn chế khả năng thay đổi luồng dịch vụ vốn có thể thu được từ dự trữ vốn đã cho.

3.1 Cung về dịch vụ vốn trong ngắn hạn

Đối với toàn bộ nền kinh tẽ, trong ngắn hạn cung về dịch vụ vốn là cố định, vì cần phải có thời gian mới thay đổi dự trữ vốn. Đường cung là đường thẳng đứng tại số lượng dịch vụ được qui định bởi tài sản vốn hiện có.

Đối với từng ngành riêng biệt:

  • Một số ngành, như ngành điện, ngành luyện kim chẳng hạn, tài sản vốn trong ngắn hạn là cố định. Không thể thay đổi số lượng nhà máy phát điện hay số lượng lò cao trong ngày một ngày hai.
  • Một số ngành có thể tăng cung về dịch vụ vốn về phía ngành mình trong thời gian ngắn. Ví dụ như ngành thương nghiệp bằng cách trả mức tiền thuê cao hơn, họ có thể thu hút phần xe tải mà nền kinh tế hiện có. Đối với những ngành như vậy đường cung về dịch vụ vốn của nó dốc lên.

3.2 Cung về dịch vụ vốn trong dài hạn

Đối với toàn bộ nền kinh tế, trong dài hạn cung về dịch vụ vốn có thể thay đổi, vì trữ lượng vốn thay đổi. Nếu tổng đầu tư nhiều hơn tổng mức hao mòn trong tài sản vốn hiện có, thì trữ lượng vốn tăng, do đó tăng dịch vụ vốn. Ngược lại, nếu không có đầu tư mới hay tổng đầu tư nhỏ so với mức hao mòn trong tài sản vốn hiện có, thì trừ lượng vốn giảm, do đó dịch vụ vốn giảm.

  • Trong dài hạn, một lượng dịch vụ vốn nhất định được cung ứng cho nền kinh tế, chỉ khi nào nền kinh tế thu được giá cho thuê cần có. Nếu mức giá cho thuê cao hơn, người ta sẽ tạo thêm hàng tư liệu mới, nếu thấp hơn hàng tư liệu sẽ bị để hao mòn mà không bổ sung hay tăng cường thêm cái mới.
  • Giá cho thuê vốn cần có là gì? Đó là mức giá cho phép người cung cấp dịch vụ vốn hòa vốn khi quyềt định mua tài sản vốn. Mức giá này phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố là giá của hàng tư liệu, lãi suất thực tế, tỷ lệ khấu hao.

Ví dụ: Giả sử bạn định vay ngân hàng số tiền 100 triệu đồng mua một cỗ máy để cho thuê, với lãi suất thực tế 5%/nảm. Bạn cũng biết rằng theo thời gian thì máy sẽ bị hao mòn và giảm giá, do đó chi phí bão dưỡng và khấu hao hàng năm là 10 triệu đồng. Như vậy giá cho thuê cần có là bao nhiêu?

Chi phí sử dụng vốn hàng năm = 100 X 5% + 10 = 15 triệu.

Do vậy khi vay tiền ngân hàng mua máy, giá cho thuê cần có ít nhất là 15 triệu một năm bạn mới đủ bù đắp mọi chi phí.

Thông thường, giá thuê cần có là một tỷ lệ với giá mua hàng tư liệu. Như vậy, với giả định cỗ máy và khoản vay ngân hàng là vĩnh viễn, chúng ta có thể sử dụng biểu thức (*), với khoản trả hàng năm được thay bằng khoản chi phí hàng năm để tính ra suất lợi tức thật sự cần có, trong ví dụ trên suất này là 15%.

Hình 8.10 cho thấy đường cung dài hạn SK các dịch vụ vốn của nền kinh tế dốc lên, giá cho thuê càng cao thì lượng vốn cung ứng càng lớn.

Bởi vì lượng cung ứng lớn hơn chỉ khi trữ lượng vốn thường xuyên nhiều hơn. Lượng hàng tư liệu lớn hơn chì được cung cấp khi giá hàng tư liệu cao hơn, do vậy với lãi suất thực và tv lệ khấu hao không đổi, giá cho thuê cần có phải tăng lên.

Đường cung dốc lên SK đối với dịch vụ vốn cho một mức nhất định của lãi suất thực. Khi mức lãi suất thực tăng lên với giá mua hàng tư liệu đã cho, điều đó có nghĩa là chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn đã tăng cao, do đó giá thuê cẩn có phải tăng lên, đường cung dịch chuyển sang trái từ SK đến SK':

Đối với từng ngành riêng biệt:

  • Trong dài hạn một ngành rất nhỏ cũng có thể nhận được nhiều vốn như ý muốn với điều kiện nó trả được giá thuê hiện hành, do đó đường cung về dịch vụ vốn nằm ngang, tại giá thuê hiện hành của một đơn vị.
  • Một ngành lớn hơn có thể phải trả giá thuê cao hơn cho mỗi đơn vị vốn, nếu nó muốn thu hút lượng vốn lớn hơn của toàn bộ nền kinh tế. Như vậy đường cung về dịch vụ vốn của một ngành có mức sử dụng lớn so với toàn bộ nền kinh tế sẽ dốc lên.

4. Cân bằng trên thị trường dịch vụ vốn

Trong phần này chúng ta chỉ phân tích trường hợp một ngành nhỏ có đường cung về dịch vụ vốn dài hạn nằm ngang, việc phân tích này dễ dàng mở rộng cho trường hợp đường cung dài hạn dốc lên.

Hình 8.11 điểm cân bằng dài hạn của thị trường dịch vụ vốn tại E giao điểm của đường cung SK và đường cầu DK, lượng dịch vụ vốn được sử dụng là K0 và đơn giá thuê hiện hành là R0


Trong dài hạn toàn bộ các yếu tố sản xuất có thể tự do thay đổi. Một mức tiền công cao hơn có hai tác động thay thế và sản lượng. Với mức tiền công cao hơn, doanh nghiệp sẻ thay thế kỹ thuật sử dụng nhiều vốn hơn để tiết kiệm lao động, cầu về dịch vụ vốn tăng. Mặc khác, sự gia tăng tiền công làm cung sản phẩm giảm và do đó sản lượng của ngành giảm và làm giảm cầu về tất cả các yếu tố sản xuất của ngành trong đó có dịch vụ vốn. Mức giảm sản lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co giãn của cầu sản phẩm, cầu sản phẩm càng có giãn thì mức giảm sản lượng càng nhiều. Như vậy có thể kết luận, sự gia tăng tiền công càng có khả năng làm giảm cầu về dịch vụ vốn nếu cầu về sản phẩm càng co giãn.

Việc phân tích trên chỉ áp dụng đối với dài hạn khi một ngành có thể hoàn toàn tự điều chỉnh theo sự gia tăng tiền công. Bây giờ chúng ta xem xét sự điều chỉnh dài hạn và ngắn hạn theo sự gia tăng tiền công đối với trường hợp trong đó tác động dài hạn là làm cầu về dịch vụ vốn giảm, đường cầu đối với dịch vụ vốn dịch chuyển sang trái (hình 8.12).

Ban đầu ngành này cân bằng tại E. Trong ngắn hạn vốn là một yếu tố cố định và đường cung của ngành về dịch vụ vốn là thẳng đứng tại lượng ban đầu tại K0.

Khi cầu về dịch vụ vốn giảm, doanh nghiệp không thể phản ứng tức thời bằng việc cắt giảm dịch vụ vốn, do đó cân bằng ngắn hạn tại E’, tiền thuê vốn giảm từ R0 đến R1. Ngành nhỏ này có đường cung dài hạn nằm ngang LSK. Cuối cùng nó phải trả giá thuê hiện hành. Tại E’, chủ sở hữu vốn không thu được giá thuê cần có, họ sẽ để cho dự trữ vốn hiện có của họ hao mòn mà không bảo dưỡng chúng. Theo thời gian, dự trữ vốn của ngành và việc cung ứng dịch vụ vốn giảm dần cho tới khi đạt mức cân bằng mới ở E”. Lượng dịch vụ vốn được ngành sử dụng giảm xuống K1, những người sử dụng vốn một lần nữa sẵn sàng trả mức tiến thuê cần có R0.

5. Thị trường đất đai

Đặc điểm của đất đai đối với nền kinh tế là cố định về số lượng, cả trong dài hạn.

Đường cung của nó là đường thẳng đứng.

Đường cầu phát sinh đối với đất đai phản ánh doanh thu sản phẩm biên của đất đai. Việc xây dựng nó cũng tương tự như các đường cầu về lao động và vốn suy ra từ đồ thị MRPL và MRPK.

Cân bằng giữa cung và cầu về đất đai, xác định giá thuê cân bằng P0.

Nếu có sự sụt giảm cầu về đất đai, ví dụ do giá lúa gạo giảm, đường cầu (DA) dịch chuyển đến (D’A), giá thuê cân bằng mới giảm xuống P1. Lượng cung ứng đất đai theo giá vẫn cố định tại A0 (h.8.13)

Như vậy, sự khác nhau giữa ba yếu tố sản xuất: lao động, vốn và đất đai là tốc độ điều chỉnh việc cung cấp chúng. Nếu như mức cung của lao động cho các doanh nghiệp, ngành hoặc cả nền kinh tế thay đổi một cách dễ dàng ngay cả trong ngắn hạn; thì mức cung đối với dịch vụ về vốn đòi hỏi thời gian dài mới có thể điều chỉnh. Và mức cung về đất dai cho toàn bộ nền kinh tế vê cơ bản là cố định, thậm chí cả trong dài hạn. Tốc độ điều chỉnh càng chậm thì các quyết định hiện thời càng phải dựa vào các điều kiện tương lai và các ước tính tỷ suất trong tương lai.

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF