Trong đời sống, chúng ta thường sử dụng nhiều thiết bị điện: đèn điện, quạt điện, máy vi tính, ti vi, ... Tuy nhiên, các thiết bị này chỉ hoạt động khi chúng được nối với nguồn điện và có dòng điện chạy qua. Ta hãy tìm hiểu dòng điện, nguồn điện là gì và các thiết bị điện được nối với nguồn điện như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 22: Dòng điện - nguồn điện trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dòng điện
- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
- Dòng điện trong dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng.
Hình 22.1. Mô hình chuyển động của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
1.2. Nguồn điện
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực của pin hoặc acquy là cực dương (kí hiệu dấu +) và cực âm (kí hiệu dấu –).
- Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện.
- Một số nguồn điện thông dụng trong đời sống: pin, acquy, tấm pin mặt trời, máy phát điện…
Hình 22.2. Một số nguồn điện trong thực tế
1.3. Vật dẫn điện - vật cách điện
- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua (ví dụ: tấm giấy nhôm, chiếc đinh thép, đoạn dây đồng, ...).
- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua (ví dụ: thước nhựa, thanh gỗ, giày cao su, ...).
Hình 22.3. Một số chất dẫn điện và chất không dẫn điện
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Hãy kể tên năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin.
Hướng dẫn giải
- Các dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin bao gồm:
- Đèn pin, radio, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, đồng hồ điện (điện tử), ô tô đồ chơi chạy điện, bộ phận điều khiển từ xa (tivi, máy lạnh, quạt)....
Ví dụ 2: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đinamo tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn
Hướng dẫn giải
+ Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn ta làm như sau:
- Ta cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tỉ sát vào vành xe đạp của đinamô tiếp xúc với vỏ xe đạp.
- Làm quay bánh xe đạp thì bánh răng của đinamô quay, đồng thời dậy nổi từ đinamô tới đèn không có chỗ hở (có thể vỏ của đinamô là cực âm và chỗ dây điện nối với đinamô lên đèn là cực dương).
Luyện tập Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
– Phân loại được vật dẫn điện, vật cách điện.
– Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.
3.1. Trắc nghiệm Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. notron.
- B. ion âm.
- C. điện tích.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 2:
Nguồn điện là
- A. thiết bị cung cấp dòng điện trong thời gian ngắn.
- B. thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động.
- C. thiết bị cung cấp hiệu điện thế cho các dụng cụ.
- D. Cả A, B và C đều sai.
-
- A. Xe gắn máy.
- B. Đài Rađiô.
- C. Đèn điện để bàn.
- D. Điện thoại để bàn.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!