Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 372432
Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là
- A. một quốc gia độc lập, có chủ quyền
- B. một vùng tự trị của Trung Hoa
- C. một quốc gia tự do
- D. một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 372442
Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?
- A. Nguyễn Lộ Trạch
- B. Nguyễn Trường Tộ
- C. Bùi Viện
- D. Phạm Phú Thứ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 372444
Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?
- A. Nửa bảo hộ
- B. Bảo hộ
- C. Thuộc địa
- D. Tự trị
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 372448
Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A. Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam
- B. Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
- C. Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á
- D. Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 372450
Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
- B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến
- C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế
- D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 372456
Tại sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?
- A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
- B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
- C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
- D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 372460
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?
- A. Đề Nắm
- B. Đề Thám
- C. Đề Sặt
- D. Đề Nguyên
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 372463
Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp?
- A. Nguyễn Hữu Huân.
- B. Nguyễn Trung Trực.
- C. Trương Định.
- D. Tôn Thất Thuyết.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 372467
Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn năm 1867-1873?
- A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
- B. Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.
- C. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.
- D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 372469
Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (năm 1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- A. Thời gian diễn ra dài nhất
- B. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất
- C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất
- D. Lãnh đạo tiên tiến nhất
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 372471
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
- A. Cuộc sống nhân dân đói khổ.
- B. Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.
- C. Các đề nghị cải cách được triển khai.
- D. Giặc cướp nổi lên khắp nơi.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 372472
Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?
- A. hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.
- B. đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
- C. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.
- D. một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 372474
Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ
- A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
- B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
- C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
- D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 372475
Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?
- A. Toàn quyền người Pháp
- B. Khâm sứ người Pháp
- C. Thống sứ người Pháp
- D. Thống đốc người Pháp
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 372476
Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào
- A. Nga
- B. Nhật Bản
- C. Pháp
- D. Mĩ
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 372477
Đâu không phải nguyên nhân một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách?
- A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó
- B. Do ảnh hưởng yếu tố quê hương
- C. Do thất bại của phong trào Đông Du
- D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 372478
Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập
- C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ
- D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 372479
Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) không bao gồm nội dung nào sau đây?
- A. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì.
- B. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô.
- C. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kì.
- D. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 372480
Cho biết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?
- A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo
- B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh
- C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam
- D. Thiếu sự đoàn kết quốc tế
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 372483
Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B. Hiệp ước Giáp Tuất.
- C. Hiệp ước Hác măng.
- D. Hiệp ước Patơnốt.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 372485
Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”
- B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh
- C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào
- D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 372487
Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?
- A. Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
- B. Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp
- C. Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược
- D. Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 372489
Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?
- A. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ
- B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- C. Nguồn than đá dồi dào
- D. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 372491
Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?
- A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
- B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
- D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 372493
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
- A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia
- B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh
- C. hình thức, phương pháp đấu tranh
- D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 372495
Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?
- A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
- B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển
- C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại
- D. Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 372497
Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?
- A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng
- B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
- C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến
- D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 372499
Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?
- A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
- B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo
- C. Vấn đề đoàn kết quốc tế
- D. Phương thức tác chiến
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 372500
Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
- A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương
- B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi
- C. Phương thức tác chiến linh hoạt
- D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 372502
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
- A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
- C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
- D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 372505
Người trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
- A. Xta-lin.
- B. Khơ-ru-xốp.
- C. Lê-nin.
- D. Đi-mi-tơ-rốp.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 372507
Từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), kết luận quan trọng nhất nhân loại rút ra cho mình là gì?
- A. Coi chiến tranh là mục tiêu của sự phát triển.
- B. Cần khắc phục hậu quả chiến tranh.
- C. Chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn.
- D. Chiến tranh chỉ đem lại chết chóc và đau thương.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 372508
Ở Việt Nam, cuối thế kỉ XIX là thời gian tồn tại của triều đình phong kiến nào?
- A. Nhà Trần.
- B. Nhà Hồ.
- C. Nhà Tây Sơn.
- D. Nhà Nguyễn.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 372509
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, mở đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển
- A. Huế.
- B. Đà Nẵng.
- C. Sài Gòn.
- D. Hà Nội.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 372512
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết nười Nam đánh Tây”. Câu nói đó của ai?
- A. Trương Định.
- B. Nguyễn Đình Chiểu.
- C. Phan Tôn.
- D. Nguyễn Trung Trực.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 372520
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 – 1874) tại Phong Doanh – Ý Yên – Nam Định, có căn cứ kháng chiến của
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Phạm Văn Nghị.
- C. Phan Đình Phùng.
- D. Cao Thắng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 372524
Trong quá trình thực dân Pháp đánh chiếm ra Bắc Kì cuối thế kỉ XIX, quân dân ta hai lần giành thắng lợi vang dội, khiến thực dân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi. Đó là chiến thắng ở
- A. Cửa Ô Thanh Hà.
- B. Thành Hà Nội.
- C. Sơn Tây.
- D. Cầu Giấy.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 372525
Lí do chủ yếu khiến triều đình Huế liên tiếp kí với thực dân Pháp các Hiệp ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Patơnốt (1884) là gì?
- A. Cả dân tộc ta không còn sức để chiến đấu.
- B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ Nguyễn.
- C. Thực dân Pháp là đối thủ quá mạnh, triều đình nhà Nguyễn không đủ sức đương đầu.
- D. Nhân dân ta đã hạ vũ khí đầu hàng thực dân Pháp.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 372527
Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- B. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- C. Hiệp ước Hác-măng.
- D. Hiệp ước Giáp Tuất.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 372529
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895) là ai?
- A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
- B. Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật.
- C. Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám.
- D. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.