Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 321460
Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đi chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N. Biéi đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn băng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu ?
- A. 0,5 lần
- B. 0,05 lần
- C. 0,2 lần
- D. 0,03 lần
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 321462
Một ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ôtô là 800N. Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ôtô (bỏ qua lực cản của không khí)
- A. 700N
- B. 800N
- C. 600N
- D. 400N
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 321465
Trường hợp nào lực xuất hiện không phải là lực ma sát ?
- A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
- B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày,
- C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
- D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 321470
Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do đâu?
- A. Ma sát nghỉ
- B. Ma sát trượt.
- C. Ma sát lăn.
- D. Do trọng lực.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 321486
Một chiếc xe có khối lượng 1 tấn chuyển động đều trên đường. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn bằng 0,2 trọng lượng của xe. Độ lớn của lực kéo động cơ xe.
- A. 1000N
- B. 2000N
- C. 100N
- D. 200N
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 321490
Tính độ lớn của lực F. Một khúc gỗ khối lượng m=0,5(kg) đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ một lực F hướng chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc α=300. Khúc gỗ chuyển động đều trên sàn. Biế hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là μt=0,2μ. Lấy g=9,8(m/s2)?
- A. 1,15 N
- B. 1,01N
- C. 2,12N
- D. 1,12 N
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 321494
Tính độ lớn của lực kéo vật. Vật 800g trượt trên sàn nằm ngang với gia tốc 0,4 m/s², Biết hệ số ma sát trượt là 0,5 và lực kéo hợp với phương ngang góc 30o, lấy g = 10m/s2?
- A. 3,57N
- B. 2,57N
- C. 2,87N
- D. 3,87N
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 321497
Hỏi hai xe gặp nhau ở vị trí nào? Hai xe khối lượng m1 = 500kg, m2 = 1000kg khởi hành không vận tốc ban đầu từ A và B cách nhau 1,5km chuyển động đến gặp nhau. Lực kéo của các động cơ xe lần lượt là 600N và 900N. Hệ số ma sát lăn của xe với mặt đường lần lượt là 0,1 và 0,05. Xe 2 khởi hành sau xe 1; 50s.
- A. 1100m
- B. 2000m
- C. 1000m
- D. 1200m
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 321505
Hai xe khối lượng m1 = 500kg, m2 = 1000kg khởi hành không vận tốc ban đầu từ A và B cách nhau 1,5km chuyển động đến gặp nhau. Lực kéo của các động cơ xe lần lượt là 600N và 900N. Hệ số ma sát lăn của xe với mặt đường lần lượt là 0,1 và 0,05. Xe 2 khởi hành sau xe 1; 50s. Hỏi hai xe gặp nhau lúc nào?
- A. 100 s
- B. 150 s
- C. 200 s
- D. 110 s
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 321509
Lò xo nằm ngang độ cứng 20 N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn với vật 800g. Tính độ giãn lớn nhất của lò xo mà tại đó vật vẫn nằm cân bằng, lấy g = 10m/s2 và hệ số ma sát trượt là 1,2.
- A. 0,84 m
- B. 0,48 m
- C. 0,58 m
- D. 0,45 m
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 321512
Tính áp suất của mặt bàn ra đơn vị Pa. Một bình hoa có khối lượng 2kg đặt trên bàn. Biết đáy bình là mặt tròn bán kính 5cm?
- A. 1548 (Pa)
- B. 2548 (Pa)
- C. 3548 (Pa)
- D. 4548 (Pa)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 321513
Một con chim có thể bước đi trên các lá ở trên mặt nước mà không bị chìm. Chọn giải thích phù hợp?
- A. Trọng lượng của con chim nhỏ.
- B. Áp lực do chim gây ra được chia đều ra các ngón chân chim.
- C. Áp lực do chim gây ra được chia đều ra bề mặt của lá cây.
- D. Con chim đi nhẹ nhàng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 321515
Trong hình vẽ là một người cầm chiếc đinh ghim bằng ngón trỏ và ngón cái. Khi tác dụng lực lên đinh ghim thì ngón cái sẽ thấy đau. Lí giải nào phù hợp nhất?
- A. Ngón cái chịu lực lớn hơn.
- B. Ngón chỏ chịu lực nhỏ hơn.
- C. Ngón cái chịu áp suất lơn hơn.
- D. Đầu đinh ghim tạo ra áp suất tác dụng lên ngón cái.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 321518
Tính áp suất của bàn tác dụng lên sàn nhà biết một cái bàn có khối lượng 50 kg, có một chân chính giữa, đặt trên sàn nhà. Biết diện tích bề mặt chân bàn tiếp xúc với sàn nhà có dạng hình tròn bán kính 20 cm.
- A. 3981Pa
- B. 3456Pa
- C. 1236Pa
- D. 4535Pa
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 321521
Tính khối lượng của vật m đã đặt trên bàn? Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân với mặt đất là S = 36 cm2 . Khi đặt bàn lên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 7200N/m2 . Đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng m thì áp suất tác dụng lên mặt đất lúc đó là 10800 N/m2.
- A. 5,184kg
- B. 4,184kg
- C. 6,184kg
- D. 3,184kg
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 321524
Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của bản xích xe lên mặt đất 1,25m2.Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.
- A. 3300N/m2
-
B.
3200N/m2
- C. 3100N/m2
- D. 3600N/m2
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 321526
Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 6cm×7cm×8cm, khối lượng riêng 800kg/m3. Phải đặt vật như thế nào để áp suất do vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất nhỏ nhất này?
- A. 480Pa
- B. 380Pa
- C. 280Pa
- D. 340Pa
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 321532
Một cái bình có khối lượng 450g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc của đáy bình với mặt bàn là 20cm2. Tính áp suất của bình tác dụng lên mặt bàn
- A. 2250Pa
- B. 1220Pa
- C. 2310Pa
- D. 2430Pa
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 321535
Một cái bình có khối lượng 450g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc của đáy bình với mặt bàn là 20cm2 .Tính áp lực của bình tác dụng lên mặt bàn
- A. 4N
- B. 4,5N
- C. 5N
- D. 5,5N
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 321542
Tính khối lượng m của vật đã đặt trên mặt bàn. Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt đất là 36cm2. Khi đặt bàn trên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 8400N/m2. Đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng m thì áp suất tác dụng lên mặt đất lúc đó là 20000N/m2.
- A. 5,84 (kg)
- B. 5,184 (kg)
- C. 4,184 (kg)
- D. 4,84 (kg)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 321553
Một người có khối lượng 50kg đi giày cao gót. Khi đi diện tích tiếp xúc giữa đế giày và mặt đất là 2cm2. Tính áp suất của người này tác dụng lên mặt đất?
- A. 1,5.106N/m2
- B. 2,5.106N/m2
- C. 1,5.104N/m2
- D. 2,5.104N/m2
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 321558
Làm thế nào để tính được độ sâu của tàu ngầm thì người ta dùng áp kế (áp suất). Khi áp kế chỉ 824000N/m2 thì tàu đang ở độ sâu là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10300N/m3
- A. 60m
- B. 70m
- C. 80m
- D. 90m
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 321560
Khi nói về áp suất chất lỏng, kết luận nào không đúng:
- A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau
- B. Trong chất lỏng càng xuống sâu áp suất càng tăng.
- C. Chân đê,chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
- D. Trong chất lỏng càng xuống sâu áp suất càng giảm.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 321563
Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được một hốn hợp rượu và nước có thể tích:
- A. Bằng 100cm3
- B. Nhỏ hơn 100cm3
- C. Lớn hơn 100cm3
- D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 321566
Một thợ lặn lặn ở độ sâu 70m dưới biển. Áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,02m2. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. Cho áp suất khí quyển P0=105N/m2
- A. 16440(N)
- B. 16420(N)
- C. 17420(N)
- D. 16560(N)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 321569
Khi ta thả một khối sắt hình trụ đặc có thể tích 34cm3 vào thủy ngân. Tính thể tích phần nổi của khối sắt? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3
- A. 13,5cm3
- B. 14,5cm3
- C. 15,5cm3
- D. 16,5cm3
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 321571
Một bình hình trụ cao 50cm đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
- A. 2000(Pa)
- B. 3000(Pa)
- C. 1200(Pa)
- D. 3300(Pa)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 321574
Cho một bình chứa rượu có độ sâu 40cm, cho trọng lượng riêng của rượu là 8000N/m3.Tính áp suất của rượu lên điểm A cách đáy bình 15cm
- A. 1200 N/m2
- B. 2000 N/m2
- C. 2200 N/m2
- D. 1800 N/m2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 321578
Tính áp suất của rượu lên đáy bình rượu biết. Bình chứa rượu có độ sâu 40cm, cho trọng lượng riêng của rượu là 8000N/m3.
- A. 4000 N/m2
- B. 3100 N/m2
- C. 3200 N/m2
- D. 3600 N/m2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 321582
Một khối chất lỏng có khối lượng m đựng trong bình chứa có dung tích V, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Đâu là công thức tính áp suất chất lỏng gây ra tại điểm có độ sâu h?
- A. P = m.V
- B. P = d.V
- C. P = d.h
- D. P = h.m
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 321585
Muốn tăng áp suất thì không nên làm theo cách nào sau đây?
- A. Tăng áp lực.
- B. Giảm diện tích bị ép.
- C. Thực hiện đồng thời theo cả A và B.
- D. Tăng diện tích bị ép.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 321588
Khi dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75 cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của không khí không thay đổi và có độ lớn là 12,5 N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
- A. 380,8m
- B. 480,8m
- C. 80,8m
- D. 50,8m
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 321590
Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg. Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.103 N/m3
- A. 103088 Pa.
- B. 10388 Pa.
- C. 10308 Pa.
- D. 1088 Pa.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 321593
Trong thí nghiệm Tô – ri – xe – li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136 000 N/m3 mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là:
- A. 1292 m
- B. 12,92 m
- C. 1,292m
- D. 129,2 m
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 321626
Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3
- A. 92,88kg
- B. 100kg
- C. 90kg
- D. 100,88kg
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 321629
Đường kính piston nhỏ của một kích dùng đầu là 3 cm Hỏi diện tích tối thiểu của pittông lớn là bao nhiêu để tác dụng một lực 100 N đơn viết tông nhỏ có thể nâng được một ô tô khối lượng 2000kg
- A. 0,1413m²
- B. 0,143m²
- C. 0,113m²
- D. 0,413m²
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 321634
Người ta làm thí nghiệm Torixenli để đo áp suất khí quyển tại đỉnh của một ngọn hải đăng. Người ta thấy chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 730mm, biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Áp suất khí quyển tại đó là bao nhiêu ?
- A. 93423N/m2
- B. 92432N/m2
- C. 99280N/m2
- D. 92280N/m2
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 321636
Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg.
- A. 684m
- B. 648m
- C. 642m
- D. 624m
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 321638
Chiều cao của cột thủy ngân trong thí nghiệm là bao nhiêu biết người ta làm thí nghiệm Torixenli để đo áp suất khí quyển tại đỉnh của một ngọn hải đăng. Kết quả xác định được áp suất tại đó là 95200Pa, biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3
- A. 700mm
- B. 750mm
- C. 760mm
- D. 710mm
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 321643
Khi làm thí nghiệm đo áp suất khí quyển tại chân núi thì chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 74cm. Nếu là thí nghiệm tương tự tại đỉnh núi thì:
- A. Chiều cao của cột thủy ngân giảm
- B. Chiều cao của cột thủy ngân tăng
- C. Chiều cao cột thủy ngân không đổi
- D. Chiều cao cột thủy ngân có thể tăng hoặc giảm