Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 454068
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?
- A. Ngoài việc học, bạn A luôn cố gắng học để phụ bố mẹ.
- B. Bạn B học nghề làm mộc của bố để phát triển cao hơn.
- C. Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình.
- D. A, B đúng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 454069
Một trong những tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là gì?
- A. Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
- B. Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- C. Nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
- D. Tất cả ý trên đều đúng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 454070
Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ?
- A. A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp.
- B. Q luôn giúp đỡ mọi người và cố gắng học tập tốt.
- C. H cố gắng học để kế thừa nghề truyền thống của gia đình.
- D. B luôn giúp đỡ ba mẹ trong tất cả mọi việc trong gia đình.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 454072
Gia đình bạn B luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của các thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
- C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
- D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 454074
“Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở nước ta?
- A. Bắc bộ.
- B. Tây Nguyên.
- C. Nam Bộ.
- D. Tây Bắc.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 454077
Hãy chọn đáp án thể hiện truyền thống của dân tộc ta?
- A. Uống nước nhớ nguồn.
- B. Ăn cháo đá bát.
- C. Nối giáo cho giặc.
- D. Lười biếng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 454080
Đâu là biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
- B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
- C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 454082
Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?
- A. Truyền thống yêu nước.
- B. Truyền thống hiếu học.
- C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- D. Truyền thống đoàn kết.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 454085
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.
- B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.
- C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
- D. Con cái phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống gia đình.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 454092
Theo em, H nên làm gì trong tình huống dưới đây?
"Gia đình H có truyền thống làm chong chóng tre. Bà của H được biết đến là người có nhiều kinh nghiệm làm chong chóng tre. Bố mẹ H vẫn ngày đêm làm ra những chiếc chong chóng tre và mong muốn bạn tiếp nối truyền thống đó. Có nhiều người khuyên H không nên theo nghề truyền thống của gia đình vì đồ chơi này giờ không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa".
- A. Cân nhắc đến lời khuyên của mọi người và không theo nghề.
- B. Nói với gia đình rằng nghề này đã lạc hậu và muốn gia đình tìm nghề khác để làm.
- C. Mặc kệ, không quan tâm.
- D. Cố gắng học tập thật tốt, tiếp thu, tìm hiểu những kiến thức để có thể cải tiến để sản phẩm truyền thống của gia đình.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 454093
Tình huống dưới đây thể hiện điều gì?
"Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina".
- A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
- B. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.
- C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
- D. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 454162
Việc làm thể hiện tình cảm lộ liễu nơi công cộng của một số bạn trẻ hiện nay là biểu hiện của điều gì?
- A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc trên thế giới.
- B. Tôn trọng truyền thống dân tộc.
- C. Tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp văn hóa, truyền thống dân tộc.
- D. Yêu mến dân tộc.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 454165
Điền vào chỗ chấm: “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là. . . chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc”.
- A. Xâm lược.
- B. Tôn trọng.
- C. Chê bai.
- D. Khinh thường.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 454173
Theo em, những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- A. Chỉ thích dùng hàng ngoại, chê bai hàng của Việt Nam.
- B. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
- C. Sử dụng tiếng Việt cách tân theo tiếng nước ngoài.
- D. Bắt chước cách ăn mặc hở hang của một số số nước ở nơi công cộng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 454177
Việc luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác là biểu hiện của hành vi nào sau đây?
- A. sính ngoại.
- B. học hỏi lẫn nhau.
- C. ham học hỏi.
- D. học hỏi các dân tộc khác.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 454180
Trước thông tin về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, em có suy nghĩ gì về việc tôn trọng và học hỏi văn hóa các dân tộc khác của Trung Quốc?
- A. Trung Quốc đang tôn tông chủ quyền các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- B. Trung Quốc không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- C. Việt Nam không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- D. Cả 3 đáp án đề sai.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 454183
Những điều cần tránh khi tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì?
- A. Học hỏi một cách tập khuôn máy móc.
- B. Tự hòa dân tộc chính đáng.
- C. Tiếp thu có chọn lọc.
- D. Tìm hiểu khả năng phù hợp truyền thống dân tộc.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 454188
Vì sao mỗi chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- A. Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nghệ thuật nên cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc.
- B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta đến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
- C. Cả hai đáp án A và B đều đúng.
- D. Cả hai đáp án A và B đều sai.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 454191
Khi tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần tránh tư tưởng nào?
- A. Học hỏi một cách tập sáng tạo.
- B. Học hỏi một cách mặc cảm, tự ti.
- C. Học hỏi một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc.
- D. Tự hào về đất nước.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 454198
Nhóm ngành nghề nào sau đây cần sự lao động tự giác và sáng tạo?
- A. Sản xuất nông nghiệp.
- B. Sản xuất công nghiệp.
- C. Học tập.
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 454200
Vì sao chúng ta cần phải có sự sáng tạo trong lao động?
- A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển.
- B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào.
- C. Không có ứng dụng nào ra đời.
- D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 454205
Theo em việc làm của bác Nam trong tình huống dưới đây có thể đẫn tới điều gì?
"Bác Nam là một lão nông chuyên cần với đồng ruộng đã gần 4 chục năm, khi tất cả các hộ dân trong làng đã chuyển sang hình thức gieo mạ thành miếng để tiện cho việc cấy bằng máy, thì nhà bác vẫn miệt mài bó mạ cấy tay".
- A. Vụ mùa nhà bác Nam đạt năng suất cao vượt trội so với các hộ trong làng.
- B. Bác Nam phải bỏ nhiều công sức làm việc hơn, năng suất có thể sẽ thấp hơn các hộ trong làng áp dụng máy móc vào sản xuất.
- C. Bác Nam phải tốn công sức chuẩn bị gieo cấy hơn các hộ khác trong vùng.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 454206
Vì sao chúng ta cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong lao động?
- A. Phù hợp với sự phát triển của thời đại.
- B. Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- C. Phù hợp với sự phát triển của công nghệ khoa học.
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 454209
Em hãy chỉ rõ sự khác biệt của lao động sáng tạo và làm liều?
- A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả.
- B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới.
- C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra.
- D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 454213
Em đồng ý với nhận định nào sau đây?
- A. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mới cần tính tự giác và sáng tạo của người lao động.
- B. Tính tự giác và sáng tạo là cần thiết kết trong xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy.
- C. Xã hội Cộng sản chủ nghĩa mới cần tính tự giác và sáng tạo của người lao động.
- D. Cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi có những con người lao động tự giác và sáng tạo.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 454217
"Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế". Điều này thể hiên quyền nào của công dân?
- A. Học tập của công dân.
- B. Sáng tạo của công dân.
- C. Dân chủ của công dân.
- D. Phát triển của công dân.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 454221
Em hãy điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp: "Luôn chủ động, tích cực vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống là biểu hiện của tính ............ trong lao động và học tập".
- A. Chăm chỉ.
- B. Sáng tạo.
- C. Tự giác.
- D. Cần cù.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 454226
Đâu là mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo?
- A. Lao động tự giác là tiền đề của lao động sáng tạo.
- B. Lao động sáng tạo sẽ thúc đẩy lao động tự giác.
- C. Không có quan hệ nào với nhau.
- D. Đáp án A và B đều đúng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 454232
Người tiêu dùng sẽ được hưởng những lợi ích như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?
- A. Giá cả tăng.
- B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng.
- C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
- D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 454244
Theo em, câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm" nói lên điều gì?
- A. Đức tính khiêm tốn.
- B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
- C. Đức tính cần cù.
- D. Đức tính trung thực.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 454248
Những người không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là gì?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Khiêm tốn.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 454254
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của việc không liêm khiết?
- A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
- B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.
- C. Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 454258
Hành vi nào sau đây là biểu hiện của liêm khiết?
- A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
- B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
- C. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.
- D. Cả A ,B, C đều đúng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 454261
Trong tình huống dưới đây, cô V là người như thế nào?
"Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy".
- A. Cô V là người trung thực.
- B. Cô V là người thẳng thắn.
- C. Cô V là người sống trong sạch.
- D. Cô V là người ham tiền của.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 454266
Trong tình huống dưới đây, em nên làm gì?
"A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật".
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
- D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 454270
Tình huống dưới đây nói lên điều gì?
"Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh".
- A. Sống không trong sạch, giả dối.
- B. Sống tiết kiệm.
- C. Sống thực dụng.
- D. Sống vô cảm.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 454275
Câu thành ngữ: "Giấy rách phải giữ lấy lề" nói lên đức tính nào sau đây?
- A. Liêm khiết.
- B. Trung thực.
- C. Cần cù.
- D. Tiết kiệm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 454284
Trong tình huống sau đây, em sẽ làm gì?
"Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay".
- A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
- B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
- C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
- D. Đạp thật nhanh về nhà.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 454290
Nếu là em, em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây?
"Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh".
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Cùng với A đánh B cho vui.
- D. Chạy đi chỗ khác chơi.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 454294
Khi phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
- A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
- B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
- C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
- D. Hô thật to là có trộm.