YOMEDIA
NONE

Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập chương 4: Kĩ thuật điện


Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức về mạch điện, cảm biến và mô đun cảm biến, mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến, các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện qua nội dung của bài Ôn tập chương 4: Kĩ thuật điện trong chương trình SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về mạch điện

a. Mạch điện 

Mạch điện là một tập hợp các phần tử như nguồn điện; phụ tải; thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ được nối với nhau bằng dây dẫn để thực hiện chức năng nhất định. 

- Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc của mạch điện gồm 3 khối:

 

Hình . Sơ đồ cấu trúc của mạch điện

- Trong đó:

+ Nguồn điện cung cấp năng lượng điện cho mạch điện hoạt động. Nguồn điện có thể lấy từ pin, acquy, lưới điện,...

+ Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ dùng để truyền tải, đóng cắt nguồn điện, bảo vệ mạch điện khỏi bị quá tải, chập cháy. Ví dụ: dây dẫn, công tắc, cầu chì, ap to mát, cầu dao,...

+ Phụ tải là phần tử sử dụng năng lượng điện như: đèn điện, quạt điện,....

- Trên các sơ đồ mạch điện, người ta sử dụng các kí hiệu quy ước để biểu thị các phần tử trong mạch điện để giúp cho việc thông tin dễ dàng hơn

b. Mạch điện điều khiển

Mạch điện điều khiển là mạch điện được sử dụng để thực hiện chức năng điều khiển. Mạch điện điều khiển thường có sơ đồ khối.

 

Hình. Sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản

Mạch điện điều khiển đơn giản thường gồm: nguồn điện; cảm biến, bộ phận xử lí và điều khiển; đối tượng điều khiển.

- Nguồn điện: cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động.

- Cảm biến, bộ phận xử lí và điều khiển:

+ Cảm biến: có nhiệm vụ cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hoá học, sinh học cần đo thành tín hiệu điện.

+ Bộ phận xử lí và điều khiển: tiếp nhận và xử lí tín hiệu điện từ cảm biến thành tín hiệu điều khiển tới đối tượng điều khiển.

- Đối tượng điều khiển: là các đối tượng được điều khiển để thực hiện một chức năng nào đó như máy bơm nước (trong mạch tưới nước tự động), bóng đèn (trong mạch chiếu sáng tự động), còi (trong mạch báo cháy)....

1.2. Cảm biến và mô đun cảm biển

a. Cảm biến

- Cảm biến là thiết bị cảm nhận và biến đồi đại lượng vật lí, hoá học, sinh học,... cần đo như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất, nồng độ chất khí.... thành tín hiệu điện.

- Cảm biến được sử dụng phổ biến trong các mạch điện điều khiển. 

- Tên của cảm biến thường được gọi theo đại lượng mà cảm biến đó có thể cảm nhận và biến đổi.

b. Mô đun cảm biến

Mô đun cảm biến là mạch điện bao gồm cảm biến và linh kiện phụ trợ giúp người dùng dễ dàng kết nối và sử dụng cảm biến trong các mạch điện điều khiển. 

Trong một số mô đun cảm biến, linh kiện phụ trợ trong cảm biến có thể bao gồm rơ le hoạt động như một công tắc điện.

Một số mô đun cảm biến thông dụng thường dùng trong các mạch điện điều khiển đơn giản:

- Mô đun cảm biến ánh sáng

- Mô đun cảm biến độ ẩm

- Mô đun cảm biến nhiệt độ

1.3. Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến

a.  Sơ đồ khối mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến 

- Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến thường gồm có một số thành phần chính như mô đun cảm biến, đối tượng điều khiển và nguồn điện .

 Hình. Sơ đồ khối của một mạch đến điều khiển sử dụng mô đun cảm biến

- Khi có nguồn điện cung cấp cho mạch điện, cảm biến trên mô đun thu nhận tín hiệu đầu vào từ môi trường xung quanh và chuyển thành tín hiệu đầu ra điều khiển để đóng hoặc cắt nguồn điện cấp cho đối tượng điều khiển.

b. Lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến

* Các bước tiến hành 

Bảng. Các bước tiến hành lắp ráp mạch đến đều khiến sử dụng mô đun cảm biến

* Tiêu chí đánh giá

Hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến được đánh giá theo các tiêu chỉ sau:

- Tiến hành đúng trình tự.

- Đấu nối đúng, chắc chắn, an toàn.

- Mạch hoạt động đúng chức năng.

1.4. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện

a. Đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện 

b. Một số yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Những người lao động trong ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực như sau:

- Về phẩm chất:

+ Cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm

 +Yêu thích công việc, đam mê kĩ thuật

+ Có tinh thần hợp tác

+ Có ý thức tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động....

- Về năng lực: 

+ Có kiến thức chuyên môn

+ Có sức khoẻ, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu được áp lực và cường độ làm việc cao

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có các kĩ năng như: phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tổ chức quản lí công việc;... 

+ Mỗi ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện sẽ có những yêu cầu riêng về năng lực

c. Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước nào?

A. Tìm hiểu tổng quan và đề xuất giải pháp

B. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí

C. Thử nghiệm, đánh giá

D. Lập hồ sơ kĩ thuật

 

Hướng dẫn giải

Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước : Thử nghiệm, đánh giá

Đáp án C

 

Ví dụ 2:Tại sao lại nói thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển công nghệ?

 

 

Hướng dẫn giải

Thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển công nghệ vì nó tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn.

Luyện tập Ôn tập chương 4 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết: 

- Khái quát về mạch điện.

- Nhận biết cảm biến và mô đun cảm biết.

- Trình bày được mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến .

- Nhận biết được các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 4 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 91 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 91 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 91 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 91 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Ôn tập chương 4 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF