Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Ôn tập chủ đề 4: Kĩ thuật điện trong chương trình Công nghệ 8 Cánh diều để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng về bản vẽ kĩ thuật. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu trúc chung của mạch điện
a. Cấu trúc chung của mạch điện
- Sơ đồ cấu trúc của mạch điện gồm: nguồn điện; bộ phận truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện; phụ tải điện.
b. Bộ phận chính của mạch điện
- Nguồn điện
+ Các loại nguồn điện bao gồm: pin, ắc quy, pin mặt trời, máy phát điện.
+ Nguồn điện có chức năng tạo ra điện năng nhờ chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác nhau.
- Bộ phận truyền dẫn, thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ
+ Bộ phận truyền dẫn điện có chức năng dẫn điện từ nguồn điện tới phụ tải điện.
+ Thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện: Sử dụng để đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện khi có sự cố. Có các loại như công tắc, cầu dao điện, rơ le điện, cầu chỉ, aptomat.
- Phụ tải điện
+ Phụ tải điện: Thiết bị sử dụng điện để chuyển đổi thành nhiệt năng, quang năng, Điện năng trong sản xuất và đời sống.
+ Các phụ tải biển điện năng thành cơ năng như: quạt điện, máy bơm nước, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện....
1.2. Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến
a. Mạch điện điều khiển
- Sơ đồ khối mạch điện điều khiển: Mạch điện điều khiển đơn giản là điều khiển thiết bị đóng, cắt để cung cấp nguồn điện cho phụ tải điện.
- Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến: cảm biến, mạch điện tử và tiếp điểm đóng, cắt.
b. Một số mô đun cảm biến trong mạch điện điều khiển
- Phân loại mô đun cảm biến
+ Theo tín hiệu đầu vào: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, hồng ngoại
+ Theo nguyên lí làm việc: quang dẫn, nhiệt điện trở
+ Theo tính năng và ứng dụng: báo cháy, độc hại, chuyển động
c. Một số mô đun cảm biến trong mạch điện điều khiển
- Mô đun cảm biến trong mạch điện điều khiển:
- Các mô đun cảm biến phổ biến: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, hồng ngoại.
1.3. Truyền và biến đổi chuyển động
a. Mạch điện điều khiển mô đun cảm biến ánh sáng
Mạch điều khiển tự động bật, tắt đèn chiếu sáng trong khuôn viên nhà sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng Cas 12V DC. Chức năng của mạch là tự động bật đèn khi trời tối và tắt đèn khi trời sáng.
b. Mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ
- Ví dụ: Mô hình điều khiển nhiệt độ tự động lò ấp trứng sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ. Đối tượng điều khiển của mô hình là đèn gia nhiệt halogen 12 V, 50 W.
- Chức năng mạch điều khiển: tự động tăng nhiệt cho lò ấp trứng khi nhiệt độ thấp hơn 37°C và ngừng cấp nhiệt khi nhiệt độ cao hơn 38,5°C.
- Loại mô đun cảm biến: mô đun cảm biến nhiệt độ loại diện trở, điện áp một chiều 12 V.
c. Mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm
- Sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm đất cho mô hình tự động tưới nước cho vườn rau gia đình. Đối tượng điều khiển là động cơ bơm nước 12V-100W.
- Chức năng mạch điều khiển: Kích hoạt động cơ bơm nước khi độ ẩm đất thấp và ngưng bơm nước khi độ ẩm đất cao.
- Loại mô đun cảm biến: Mô đun cảm biến độ ẩm đất loại điện trở, điện áp 12V DC.
1.4. Một số ngành nghề kỹ thuật điện phổ biến
a. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện
Các ngành nghề trong kỹ thuật điện liên quan đến ứng dụng công nghệ điện, điện tử, công nghệ thông tin trong nghiên cứu, thiết kế, xây lắp, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống diện, diễn công nghiệp và diện dân dụng.
b. Yêu cầu về ngành nghề kỹ thuật điện
- Yêu cầu về phẩm chất:
+ Năng động, nhanh nhẹn.
+ Niềm đam mê khám phá kỹ thuật điện.
+ Kiên trì, tỉ mỉ.
- Yêu cầu về năng lực
+ Nhà kỹ sư điện:
. Tự tìm hiểu, giải quyết bài toán kỹ thuật.
. Tư duy sáng tạo trong thiết kế, tư vấn.
. Sử dụng thành thạo phần mềm chuyên dụng.
+ Thợ lắp ráp và sửa chữa điện:
. Hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị thi công và sửa chửa.
. Phân tích dữ liệu để xác định sự cố, hư hỏng.
. Môi trường làm việc và đào tạo tương ứng với từng nhóm nghề.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Các bước cứu người bị tai nạn điện là?
Hướng dẫn giải
Các bước cứu người bị tai nạn điện là: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Ví dụ 2: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện gồm
A. Kĩ sư điện
B. Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện
C. Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện gồm
- Kĩ sư điện
- Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện
- Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện
Đáp án D
Luyện tập Ôn tập chủ đề 4 Công nghệ 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Trình bày nguyên nhân, biện pháp, quy trình cứu người bị tai nạn điện.
- Cấu trúc chung và các bộ phận chính của mạch điện.
- Sơ đồ khối, mô đun cảm biến, quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển.
- Đặc điểm cơ bản và yêu cầu của một số ngành nghề phổ biến.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 4 Công nghệ 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Cánh diều Ôn tập chủ đề 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 4 Công nghệ 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Cánh diều Ôn tập chủ đề 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 4 Công nghệ 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!