YOMEDIA
NONE

Công nghệ 8 Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước


Trong các tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu được về một số đồ dùng điện như : đồ dùng loại điện quang như bóng đèn điện, đồ dùng loại điện nhiệt như bàn là điện, nồi cơm điện...

Nội dung bài học mới dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm một đồ dùng điện nữa, đó là đồ dùng loại điện cơ. Các em hãy xem nó có điểm gì khác hay giống so với các đồ dùng điện khác nhé. Mời các em cùng theo dõi Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước . Chúc các em học tốt !

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Động cơ điện 1 pha 

1.1.1. Cấu tạo.

  • Gồm 2 bộ phận chính.

    • Rô to và stato.

a) Stato ( Phần đứng yên ).

Cấu tạo stato của động cơ điện một pha

     1. Dây quấn

     2. Lõi thép có cực để đặt dây quấn

  • Gồm lõi thép và dây quấn.

  • Lõi thép làm bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau tạo thành hình trụ rỗng bên trong có các cực hoặc rãnh để quấn dây.

  • Dây quấn làm bằng dây điện từ.

b) Rôto ( Phần quay ).

Cấu tạo rôto của động cơ điện một pha.

1.Lõi thép

2.Thanh dẫn lồng sóc

3.Vòng ngắn mạch

  • Rôto gồm lõi thép và dây quấn, được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện, mặt ngoài có các rãnh của lõi thép.

1.1.2. Nguyên lý làm việc.

Sơ đồ nguyên lí của động cơ điện một pha.

1.Dây quấn stato

2.Thanh dẫn rôto.

  • Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện đã được ứng dụng nam châm điện và các động cơ điện…

  • Ví du: Quạt gió, máy bơm nước, máy sấy tóc, xe máy,…

1.1.3. Các số liệu kỹ thuật.

  • Đối với động cơ một pha sử dụng điện áp định mức: 127V; 220V…

  • Công suất định mức của động cơ điện một pha: Từ 20W- 300W

1.1.4. Sử dụng

  • Cấu tạo đơn giản,sử dụng dễ dàng, ít hỏng.

  • Trong sản xuất: máy tiện, máy khoan, máy nén, máy xay,…

  • Điện áp đưa vào động cơ không đuợc lớn hơn điện áp định mức của động cơ và cũng không được quá thấp.

  • Không để động cơ làm việc quá công suất.

  • Cần kiểm tra và tra dầu, mỡ định kì.

  • Đặt động cơ chắc chắn ở nơi sạch sẽ, ráo, thoáng , khô gió và ít bụi.

  • Động cơ mới mua hay lâu ngày không sử dụng, trước khi dụng phải dùng bút thử điện kiểm tra điện rò ra vỏ.

1.2. Quạt điện 

1.2.1. Cấu tạo.

  • Gồm 2 bộ phận chính.

    • Động cơ điện và cánh quạt

  • Cánh quạt làm bằng nhựa hoặc kim loại được tạo dáng để tạo ra gió.

  • Lưới bảo vệ, nút điều chỉnh tốc độ, hen giờ

Hình 44.4: Cấu tạo của quạt điện( quạt bàn)

1.Động cơ điện
2.Trục động cơ
3.Cánh quạt
4.Công tắc quạt
5.Vỏ quạt 

Hình 44.5: Quạt treo tường.

1.Lưới bảo vệ;

2.Móc treo gắn tường.

3.Các công tắc: đóng điện, cắt điện, điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió, hẹn giờ, chế độ gió thoảng.

4. Cái điều khiển từ xa.

Hình 44.6. Quạt cây

1.Các công tắc: đóng điện, cắt điện,  điều chỉnh tốc độ,thay đổi hướng gió,hẹn giờ.

2.Các đèn báo hiệu chế độ làm việc.

3.Cái điều khiển từ xa.

1.2.2. Nguyên lý làm việc.

  • Khi đóng điện, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát.

1.2.3. Sử dụng

  • Cánh quạt quay nhẹ nhàng không bị dung, bị lắc, bị vướng cánh.

1.3. Máy bơm nước 

1.3.1. Cấu tạo

  • Động cơ điện và phần bơm.

  • Các bộ phận chính của phần bơm: Rôto, buồng bơm,cửa hút, cửa xả nuớc.

1.3.2. Nguyên lí làm việc

  • Khi đóng điện, động cơ quay,cánh bơm lắp trên trục động cơ sẽ quay hút nước vào buồng bơm và đồng thời đẩy nước đến ống thoát đưa đến nơi sử dụng.

 

1.3.3. Sử dụng

  • Chọn vị trí đặt máy bơm nước hợp lí để mồi nước thuận lợi.

  • Ống hút nước: Có lưới lọc, tránh gấp khúc nhiều.

  • Nối đất vỏ máy bơm nước: Đảm bảo an toàn.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Cấu tạo của động cơ điện gồm những bộ phận nào ? 

Hướng dẫn giải

  • Cấu tạo:

    • Dây quấn kiểu lồng sóc (thanh dẫn).

      • Stato (Phần đứng yên)

      • Dây quấn: kiểu lồng sóc gồm các thanh dẫn (nhôm, đồng) đặt trong các rãnh của lõi thép và và nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu

Bài 2:

Động cơ điện được sử dụng để làm gì ? Em hãy nêu các ứng dụng của động cơ điện ? 

Hướng dẫn giải

  • Động cơ điện là động lực của các đồ dùng loại điện- cơ

  • Trong sản xuất được dùng để chạy máy tiện, máy khoan, máy xay

  • Trong gia đình được dùng cho tủ lạnh, máy bơm nước, quạt điện 

  • Động cơ điện một pha có cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng, ít hư hỏng.

Bài 3:

Hãy nêu tên chức năng và các bộ phận chính của quạt điện và máy bơm nước ? 

Hướng dẫn giải

  • Các bộ phận chính của quạt điện :

    • Động cơ điện

    • Trục động cơ

    • Cánh quạt

    • Công tắc quạt

    • Vỏ quạt 

  • Chức năng : 

    • Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát

  • Các bộ phận chính của máy bơm nước :

    • Động cơ điện và phần bơm.

    • Chức năng : Khi đóng điện, động cơ quay,cánh bơm lắp trên trục động cơ sẽ quay hút nước vào buồng bơm và đồng thời đẩy nước đến ống thoát đưa đến nơi sử dụng.

3. Luyện tập Bài 44 Công Nghệ 8 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Hiểu được cấu tạo của quạt điện, động cơ điện, cánh quạt, nguyên lý làm việc và công dụng của động cơ điện một pha
  • Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 44 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 44 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 155 SGK Công nghệ 8

Bài tập 2 trang 155 SGK Công nghệ 8

Bài tập 3 trang 155 SGK Công nghệ 8

4. Hỏi đáp Bài 44 Chương 7 Công Nghệ 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF